Nhân dân có tội tình gì?

FB Mai Quốc Ấn

30-11-2017

Trạm BOT Cai Lậy mở cửa thu phí trở lại là một sự kiện không thể không quan tâm. Đây là một thước đo giữ “lòng dân”và “ý Đảng”.

Tôi dám nói điều đó vì BOT là một hình thức đầu tư tốt đã “biến dạng” tại Việt Nam.

Tại sao làm đường tên tuyến tránh nhưng thu phí trên Quốc lộ? Tại sao làm đường nơi này lại thu phí nơi khác (làm Đồng Nai, thu Bình Thuận)? Tại sao khi Kiểm toán và Thanh tra của Nhà nước vào cuộc mà không ai bị xử lý và BOT vẫn tiếp tục thu tiền?

Hình ảnh đau lòng nhất chính là những chiến sĩ CSGT, CSCĐ phải giữ gìn an ninh trật tự tại trạm BOT. Xin nhớ cho, BOT không phải là công trình Nhà nước, càng không phải công trình an ninh, quốc phòng. Nó chỉ làm lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu, ngân hàng hay nói dễ hiểu là một nhóm lợi ích.

Không có CSGT và CSCĐ thì sẽ kẹt xe do tài xế trả tiền lẻ/tiền chẵn như một hình thức phản đối. Kẹt xe thì nền kinh tế ngưng trệ. Nhưng xin nhớ cho, chính nhóm lợi ích đã khiến những tài xế thể hiện sự bất tuân dân sự.

Gây ra cảnh này là do ai nếu không phải những cán bộ quyền lực (dĩ nhiên là Đảng viên)- những người có quyền đặt bút ký duyệt cho phép dự án triển khai. Trong khi đó, người dân có thể đi tù vì chặt vài cây tràm, làm mẻ góc bàn hay “táo tợn” đến mức “cướp” một cái mũ.

BOT vẫn nằm sai vị trí, vẫn thu phí và thậm chí dám giữ Chứng minh thư của người dân bất hợp pháp (xem ở comment). Hóa ra BOT Cai Lậy lớn hơn pháp luật và sự kêu gọi sống đúng với tinh thần xã hội pháp quyền là mị dân ư?

Hóa ra họ (những kẻ làm BOT sai trái) thách thức nhân dân nói chung và Chính phủ minh bạch lẫn công cuộc “đốt lò” đấy ư?

Chính phủ có minh bạch hay không thì xem ông Nguyễn Xuân Phúc xử lý sao ở vai trò Thủ tướng!

Công cuộc đốt lò có nghiêm minh hay không thì xem ông Nguyễn Phú Trọng chỉnh đốn Đảng của ông ấy ra sao!

Nhưng dân, thì có tội tình gì?

Chú thích: Ảnh của bạn hữu đường xa miêu tả về lực lượng CSCĐ đông đảo ở trạm Cai Lậy và bắt tài xế vì tội “chống BOT” chăng? Tôi không hiểu thượng tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an sẽ nghĩ gì khi xem những hình ảnh này. Công an Nhân dân là một hình tượng thiêng liêng cơ mà?

Ảnh: Mai Quốc Ấn/ internet
Ảnh: Mai Quốc Ấn/ internet
Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Hóa ra BOT Cai Lậy lớn hơn pháp luật và sự kêu gọi sống đúng với tinh thần xã hội pháp quyền là mị dân ư?”

    Bây giờ tác giả mới nhận ra ?

    “Nhưng dân, thì có tội tình gì?”

    Where do I start? Hằng hà sa số, lấy lời 1 bài hát “nhiều như những gì mình đã mất”.

    “Tôi không hiểu thượng tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an sẽ nghĩ gì khi xem những hình ảnh này”

    Nếu tôi là thượng tướng Tô Lâm, tôi sẽ vui mừng vì các chiến sĩ công an đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao

    “Công an Nhân dân là một hình tượng thiêng liêng cơ mà?”

    Vẫn thiêng . Bố ai dám đụng vào . Chết liền tại chỗ đó!

    “Tại sao khi Kiểm toán và Thanh tra của Nhà nước vào cuộc mà không ai bị xử lý và BOT vẫn tiếp tục thu tiền?”

    Câu trả lời là “Kiểm toán và Thanh tra của Nhà nước vào cuộc nên không ai bị xử lý và BOT vẫn tiếp tục thu tiền”

    “BOT là một hình thức đầu tư tốt đã “biến dạng” tại Việt Nam”

    Vận dụng sáng tạo vô tình hình cụ thể của đất nước . Tư tưởng Hồ Chí Minh đấy .

  2. “BOT” , như được diễn tả qua bài chủ, là một thành quả, một minh chứng không thể chối cãi cho cái gọi là “ chiến thắng 30!tháng 4/1975 “ của đảng cộng sản mao-ít Bắc kỳ “Lao động” phủ lá cờ búa liềm lên Việt Nam phục vụ Trung cộng mở rộng kéo dài địa bàn Bắc thuộc mới từ Hà nội đỏ xuống dưới vĩ tuyến 17

Comments are closed.