31-10-2017
VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI là tập 2 của bộ phim phóng sự tài liệu VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI, do Helena Lee và nghệ sỹ Kim Chi, cùng các cộng sự và một số công chúng ở trong và ngoài nước cùng thực hiện.
VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI mang đến cách nhìn mới cho những người dân trong nước về quyền con người, thông qua đời sống xã hội và chính trị của một nước tư bản và dân chủ – nước Mỹ.
VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI cho bạn thấy được sự trái ngược của hai thể chế, hai đất nước ở hai phía của địa cầu, Mỹ và Việt Nam nơi mà quyền con người được thực hiện theo hai chiều hoàn toàn khác biệt.
VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI cũng chỉ ra những sự đối lập giữa lối suy nghĩ của những người dân tiến bộ so với tư tưởng lối mòn, sáo rỗng và các chính sách đi ngược lại với nhân dân mà chính quyền cộng sản Việt Nam đã ra sức quảng bá và áp đặt trong 80 năm qua.
VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI và sự thay đổi đó cần phải được bắt đầu đến từ sự nhận thức của người dân đối với quyền con người. Đấu tranh cho quyền con người là một phần tất yếu của luật tiến hoá nhân loại.
Tớ đã nói Việt Nam hổng phải thế giới nên những gì đúng với thế giới, vào Việt Nam hoàn toàn vô tích sự, và ngược lại .
Câu trong clip “Paying taxes is not a form of exploitation. Paying taxes is the way that these supportive systems are funded for the good of all citizens”
Tiếng Anh càng làm tớ hổng hiểu . Dịch lại “Thuế không phải là 1 hình thức bóc lột . Đóng thuế là trả tiền cho những hệ thống giúp đỡ/hỗ trợ/nâng đỡ/trụ cột (có thể) làm lợi cho toàn bộ công dân của nó”
Hổng hiểu “supportive” nghĩa ở đây là gì, chưa nói sai hay đúng . Government systems ở bên này, theo tui hiểu, không có nhiệm vụ là “trụ cột” của công dân . Ngược lại, công dân là “trụ cột” của xã hội . Đơn giản vì nếu xem là “trụ cột” có nghĩa nó đúng đắn hoàn toàn, không có cơ hội modify hoặc sửa chữa . Govsys ở bên này flexible -uyển chuyển- hơn . “Hỗ trợ” chỉ là 1 phần, giúp đỡ & nâng đỡ còn nhỏ hơn “hỗ trợ”. Govsys ở bên này có 2 nghĩa . 1- 1 xã hội cần có 1 hệ thống để điều hành, 1 thứ necessary evil. Đóng thuế để hệ thống đó có thể tồn tại & vận hành xã hội . 2- Đóng thuế như là 1 biểu hiện của niềm tin/hỗ trợ hệ thống, rằng hệ thống này lập ra là để thực hiện 1 số chức năng chỉ riêng nó mới có thể thực hiện được . Để loại trừ trường hợp người đóng người không, thuế trở thành luật . Nhưng để bù lại cho những người không tin, luật tranh cử ứng cử tự do cho phép người dân tỏ thái độ bất tín nhiệm tới mức có thể bằng hành động -được bảo vệ bằng luật pháp- mà thay đổi chính phủ . Hay nói thẳng ra, khuyến khích người dân xem hành động đóng thuế là 1 hình thức của bóc lột, và vì vậy, cần giám sát chặt chẽ để sự bóc lột đó tạo nên lợi ích cho xã hội .
OK, vô bài chính .
Việt Nam có cần thay đổi hay không ? Rất cần . Nhưng cho phép tớ không đồng ý với hướng thay đổi .
Theo nguyện vọng của các đảng viên không bạo lực, aka thoái hóa, đã/đang bị khai trừ, tớ muốn Việt Nam thay đổi theo “tư tưởng Hồ Chí Minh”, aka “Đổi Cũ”. Càng cũ càng có giá . Tất nhiên cũ khoảng 45-75 là tốt, cũ hơn nữa thì sẽ bị đào thải .
Tư bẩn đang giãy chết, mình theo chúng làm gì ? Vả lại đúng là lòng dân càng ngày càng xa rời Đảng, nhưng số vẫn tin vào sự lãnh đạo của Đảng vẫn đủ để Đảng vững tin vào con đường & lý tưởng Cộng Sản mà Bác Hồ đã chọn cho đất nước & dân tộc .
Chỉ có điều số người không tin thì đóng thuế, số người tin thì hưởng lợi từ thuế của số người không tin .
Oh well, lại thêm 1 nghịch lý của Việt Nam . Có lẽ đã đến lúc tớ phải thay đổi tư duy, nên xem nghịch lý ở Việt Nam là điều bình thường . Chính logic mới là nghịch lý, là những thứ quái đản ở Việt Nam .