Tạ Duy Anh
20-4-2017
Chị Dậu
Để khất thuế, giọng chị Dậu, con mẹ nhà quê, mới thảm thương, bi thiết làm sao. Có cảm giác bảo chị làm con chó liếm chân cho quan, chắc chắn chị cũng sẽ liếm, chỉ cốt sao chồng chị đang đau ốm không bị bắt, bị trói có thể dẫn đến chết. Mà nếu chẳng may anh Dậu chết vì đòn, thì với cái đám quan lại ngu, đểu và tham còn hơn chó ấy, làm sao vạch được trời mà kêu oan.
– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
– Tha này, tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, rồi lại sấn đến trói anh Dậu.
Hình như tức quá, không thể chịu được, chị Dậu liền cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
Cai lệ tát vào mặt chị cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, chị Dậu nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Sau đó chị Dậu vùng lên, người đàn bà hiền lành, nhân hậu nhất trần gian này trong phút chốc trở thành một con hổ dữ, sẵn sàng nuốt sống kẻ đã bức bách mình quá đáng.
Giờ, sau hơn bảy mươi năm, giả dụ thay chị Dậu vào cụ Kình, anh Dậu thay bằng con trai cụ Kình, thì đoạn đối thoại sau đây và đoạn đối thoại ở trên có khác gì nhau:
Cụ Kình:
– Thưa các quan trên, con nay đã tám mươi, đã sắp xuống lỗ, chả tính làm gì, nhưng van các quan, con cháu chúng con ngày ngày vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, trông lên là trời xanh, trông xuống là vài mảnh ruộng may mà được tổ tiên để lại. Quả là chúng con mà không còn đất thì chẳng biết sống bằng gì? Các quan nhà nào cũng tiền rừng bạc bể, nứt đố nổ vách, con cái đều được ăn học tại những trường tốt nhất, chả thiếu thứ gì, mà các quan vẫn còn phải cắm mặt bòn vét ngày ngày. Vậy mà chúng con trăm khoản đều trông vào tí đất. Mỗi năm các loại thuế phí kín đặc cả mấy trang giấy khổ to. Đói, rét lắm các quan ạ. Xin các quan nới tay mà tha cho bách tính Đồng Tâm chúng con.
Quan trên các loại:
– Tha là tha thế nào? Đất là của Nhà nước. Nay Nhà nước thu hồi. Có giao đất không thì bảo? Lại còn đặt điều vu vạ, y chang luận điệu của thế lực thù địch. Gô cổ thằng già lại!
Cụ Kình bị bẻ tay, vặn cổ áp giải lên xe. Cái thân già da cóc xương khớp đều lỏng lẻo, chả biết có rời ra không. Tận mắt thấy vậy, thằng con trai cụ mới đuổi theo xe, đòi lại bố.
– Thả bố tôi ra! Thả bố tôi ra! Tôi van các ông, bố tôi như chuối chín cây, chạm mạnh là rụng…
Vừa gào thét, van xin, hắn vừa cố bám vào xe, làm huyên náo cả những người đi đường.
– Thả này! Thả này!
Những cú đấm, đạp, vụt tới tấp nện lên toàn thân anh ta. Bấy giờ “Hình như tức quá, không thể chịu được” anh ta mới hét lên”:
– Bố tao già ốm, chúng mày không được phép hành hạ.
Nhưng cụ Kình vẫn bị đưa đi trong bộ dạng của một người tàn tạ, giữa một rừng súng ống. Thằng con cụ xót bố (chỉ những thằng vô loài mới không xót bố trong trường hợp ấy), chỉ tay với theo:
– Chúng mày tống giam ngay bố tao đi, tao cho chúng mày xem!
Thế là anh ta chạy về làng, hô hào anh em con cháu, bà con lối xóm quyết chí vùng lên đòi đất, đòi người, dù biết rõ, y như anh Dậu biết và khuyên vợ “người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội”.
Không phải vô cớ mà người ta gọi những loại như chị Dậu và cụ Kình là dân đen. Vì thời nào họ cũng trần trùi trụi và chỉ biết dựa vào Giời. May mà chưa khi nào Giời quay lưng lại với họ.
Thắng dân là dễ nhất vì họ chẳng có gì trong tay, nhưng từ cổ chí kim, đã có ai thắng được Giời.
Nguồn: Trần Nhương
HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.
Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)
Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
nhân dân đây
cái gốc quốc gia này.
Bán mặt cho đất
bán lưng cho trời
nhân dân mẹ cha
nhân dân ông bà
nhân dân tổ tiên
nhân dân nguồn cội
hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.
Mảnh đất truyền đời
chát mồ hôi
đắng máu
lớp lớp anh hùng áo vải
lớp lớp xác người giữ đất
vẫn nhân dân.
Sao nên nỗi người cày không có ruộng
luật hoang vu hoang hóa nhân tình?
Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
ăn quả trên cành tè axit gốc cây?
Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?
Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?
Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
tự biến thành thù địch trước nhân dân?
Lai tỉnh
hỡi lương tri
lai tỉnh!
(*) Lật thuyền mới biết dân là nước
(Quan hải, Nguyễn Trãi)
Nguồn Mạng
HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.
Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)
Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
nhân dân đây
cái gốc quốc gia này.
Bán mặt cho đất
bán lưng cho trời
nhân dân mẹ cha
nhân dân ông bà
nhân dân tổ tiên
nhân dân nguồn cội
hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.
Mảnh đất truyền đời
chát mồ hôi
đắng máu
lớp lớp anh hùng áo vải
lớp lớp xác người giữ đất
vẫn nhân dân.
Sao nên nỗi người cày không có ruộng
luật hoang vu hoang hóa nhân tình?
Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
ăn quả trên cành tè axit gốc cây?
Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?
Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?
Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
tự biến thành thù địch trước nhân dân?
Lai tỉnh
hỡi lương tri
lai tỉnh!
(*) Lật thuyền mới biết dân là nước
(Quan hải, Nguyễn Trãi)
Nguồn Mạng
Học Giả: Thái Bá Tân
Mục đích của cách mạng
Vô sản và công nông
Là thông qua bạo lực
Biến của tư thành công.
Khi cách mạng thắng lợi,
Nhanh chóng hoặc từ từ,
Các quan chức cộng sản
Biến của công thành tư.
Cộng sản gây đau khổ
Cho hàng triệu, triệu người
Rốt cục để mang lợi
Cho một số ít người.
Một sự thật chua xót –
Các vấn đề của ta,
Cách này hay cách nọ,
Từ cộng sản mà ra.
Nguồn Mạng.
Học Giả Nguyễn Duy
con ơi mẹ dặn câu này
cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
có con dấu đóng đỏ tươi
có còng có súng dùi cui nhà tù
cướp xưa lén lút tù mù
cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
con trời bay lả bay la
cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng
dân oan tuôn lệ ròng ròng
mất nhà mất đất nát lòng miền quê
tiếng than vang động bốn bề
cướp từ thôn xóm tiến về thành đô
ai qua thành phố Bác Hồ
mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
bây giờ mẹ phải dặn thêm
quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.
Nguồn Mạng.
Học giả: Bùi Chí Vịnh.
Tru di ta viết một bài hành
Chuyện truyền đời trang sử máu tanh
Ngày xưa có quân sư Nguyễn Trãi
Giúp nhà Lê mã đáo công thành
Dè đâu lúc lên ngôi cửu ngũ
Diệt trừ ngay cả trẻ sơ sanh
Mượn Lệ Chi Viên làm án ảo
Giết đời cha, con, cháu cho đành
Hỏa mù Thị Lộ thành con rắn
Công thần thua một lũ hư danh
Ải Nam Quan giờ còn chảy máu
Bình Ngô mà khóc Nguyễn Phi Khanh
Tru di ta viết một bài hành
Chuyện xưa giờ tái hiện sử xanh
Đồng Tâm có cụ Kình giữ đất
Chẳng ai ngờ bụng rạch, thây phanh
Hai con án chết đầy oan khốc
Một cháu chung thân xử rành rành
Tam tộc một đời đi theo Đảng
Tưởng thời phong kiến mới lưu manh
Không ngờ thế kỷ 21
Còn cảnh vua quan “chém treo ngành”
Còn cảnh nhổ cỏ nhổ tận gốc
Ba đời máu chảy vẫn còn tanh
Tru di ta viết một bài hành
Quả báo ngày nay đến rất nhan
Nguồn Mạng.
Tác giả đưa hai hình ảnh CHỊ DẬU và CỤ KÌNH để so sánh có lẽ hơi khập khiễng, bởi vị ngày nay đã khác, bọn gian ác thì bản chất không thay đổi, nhưng người dân lương thiện ở nông thôn ngày nay đã biết đứng lên tự bảo vệ mình, chưa nói mạng lưới thông tin đã giúp toàn xã hội nhanh chóng nắm bắt vấn đề để cùng nhau kề vai sát cánh với cha con cụ Kình.
Còn bọn gian ác tham lam?
Chúng đang ngày càng điên loạn túng quẫn.
Chúng sẽ thất bại thảm hại
Quan lại ngày nay đểu cáng hơn quan lại thời xưa.
Cụ Kình bị đánh gãy chân, nhưng cụ vẫn không đau bằng sau đó cụ cùng dân làng bị quan phụ mẫu Tổng đốc Thành Hà Nội lừa bịp. Cú lừa bịp ngoạn mục, vô liêm sỉ – ngoài sức tưởng tượng của các nhà văn thời thực dân phong kiến như Nguyễn Công Hoan.