Lời nói đầu: Trong những ngày tháng Tám này các phương tiện truyền thông của ĐCSVN lại rùm beng tuyên truyền về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thiết lập nên chính thể cộng hòa đầu tiên ở VN. Nhân dịp này chúng tôi xin gửi đến bạn đọc tư liệu về một cuộc cách mạng mùa Thu diễn ra trong năm 1989 làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
Trong khi cuộc cách mạng này góp phần giúp người dân các nước Đông Âu thoát khỏi vòng kim cô của chế độ cộng sản độc tài thì làn sóng địa chấn của nó đã làm rơi mặt nạ của nhà cầm quyền cộng sản VN, chúng xóa bỏ trong điều lệ đảng và trong hiến pháp việc coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất chuyển sang ký mật ước Thành Đô, coi 16 chữ vàng thiên triều ban tặng là phương châm gìn giữ bang giao cùng với lời bao biện ngu xuẩn của Nguyễn Văn Linh: ”Đi với Trung Quốc thì có thể mất nước, đi với Mỹ thì có thể mất đảng, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng”.
***
Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng chuyển ngữ
18-8-2017
Các cuộc biểu tình nổi tiếng của Leipzig được tiến hành vào các ngày thứ Hai có nguồn gốc từ đầu thập kỷ 80 trong phong trào hòa bình Cộng hòa dân chủ Đức (DDR): từ năm 1981 các buổi cầu nguyện hòa bình được tổ chức tại thành phố hội chợ; từ năm 1982 chúng luôn diễn ra vào các ngày thứ Hai. Ngoài ra nhiều hoạt động khác của phong trào hòa bình tổ chức bên trong và ngoài các nhà thờ khác nhau. Nhân vật chính của sự hình thành và tổ chức các buổi cầu nguyện hòa bình là Christoph Wonneberger.
Vị mục sư, mà từ năm 1985 chuyển từ Dresden về Leipzig đã có sáng kiến từ năm 1982 tại Dresden những buổi cầu nguyện hòa bình đầu tiên. Cũng tại Leipzig Christoph Wonneberger, đồng sáng lập viên nhóm hợp tác lao động quyền con người, tổ chức các buổi cầu nguyện hòa bình chống lại sự ngăn cản của nhà nước và nội bộ nhà thờ. Ngoài ra ý tưởng luân phiên những ngày hội nhà thờ Leipzig được mục sư đề xuất đã được nhiều người tham gia sáng kiến hòa bình thăm viếng.
Qua sự định huớng chính trị mạnh mẽ hơn của các nhóm và qua sự gia tăng của những người tự nguyện xuất cảnh những buổi cầu nguyện hòa bình từ giữa thập niên 80 đã trở thành những hoạt động chính trị phê phán chế độ, những hoạt động này từ nhà thờ đi ra ngoài chạm đến công chúng. Hậu quả: Những bắt bớ và áp lực tăng lên của nhà nước vào ban lãnh đạo nhà thờ. Từ tháng 9 năm 1988 ban lãnh đạo nhà thờ Leipzig gây áp lực và ngăn cấm các nhóm độc lập tổ chức các hình thức mang nội dung của các buổi cầu nguyện hòa bình.
Đó là những ngày thứ Hai, chúng đã viết nên lịch sử tại DDR
Quy định này dẫn đến các tình trạng hỗn loạn luôn tái lập trong các buổi thánh lễ trong các tuần tiếp theo, cho tới khi nó tiếp tục bị bãi bỏ vào đầu năm 1989. Các nhóm Leipzig như Nhóm sáng kiến cuộc sống, Giới lao động công bằng, Nhóm công việc bảo vệ môi trường và Giới công việc nhà thờ đoàn kết viết thư ngỏ đến đức giám mục tin lành vùng Sachsen Johanes Hempel (*), trong thư họ chống lại mưu toan phi chính trị hóa các buổi cầu nguyện hòa bình. Trong ảnh 1 Reiner Müller và Uwe Schwabe với biểu ngữ phản đối việc cấm đàm luận.
Đặc điểm phê phán chính trị của các buổi cầu nguyện hòa bình do nhiều người tham dự trẻ tuổi của các nhóm Leipzig đề xuất. Họ là những người dẫn đầu các cuộc biểu tình vào các ngày thứ Hai đầu tiên với số lượng người tham gia còn ít ỏi.
Ngay sau sự gian lận bầu cử chính quyền địa phương ngày 07.05.1989 các nhóm Leipzig đã tổ chức một cuộc biểu tình với khoảng 600 người tham dự. Vào ngày hôm sau trong khi buổi cầu nguyện hòa bình diễn ra trong nhà thờ Nikolai lần đầu tiên một vòng vây cảnh sát được thiết lập bao quanh nhà thờ.
Giám mục Johanes Hempel lần nữa yêu cầu giới hạn các buổi cầu nguyện hòa bình, nhưng áp lực của các nhà thờ giáo xứ và của các mục sư mạnh đến nỗi vị giám mục không thể thắng thế ngay trong phạm vi mình quản lý.
Bây giờ phương thức hoạt động được định rõ lễ cầu nguyện thực hiện vào các ngày thứ Hai và các cuộc biểu tình nối tiếp là các cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai. Ngay cả sự định hướng chính trị của các buổi cầu nguyện hòa bình cũng làm cho sự sùng mộ của người dân Leipzig thêm đại chúng. Nhanh chóng từ thứ hai này đến thứ hai sau người đến dự lễ đứng chật cứng trong nhà thờ Nikolai. Những phong trào đối lập khác nhau tìm thấy ở đây một không gian chung và một cộng đồng cho dù còn nhỏ bé. Lời kêu gọi của các buổi cầu nguyện hòa bình tại Leipzig nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các buổi cầu nguyện ngày thứ Hai và các cuộc biểu tình ngày thứ Hai đã đưa sự phản kháng ra đường phố và vào trong xã hội một cách rõ rệt. Với điều đó chúng gióng lên hồi chuông kết thúc của DDR.
“Chúng tôi là nhân dân!”, “Chúng tôi là nhân dân!”, “Chúng tôi là nhân dân!”
Cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai đầu tiên, ngày 04.09.1989 được giới truyền thông Tây Đức đồng hành. Sự hiện diện của họ đã ngăn ngừa sự bắt bớ hàng loạt. Tuy nhiên ngay trong tuần sau, ngày 11. 09. 1989, cảnh sát và an ninh nhà nước (Stasi) lại mạnh tay hơn. Trước tiên những người trẻ tuổi xuống đường. Giám mục Johanes Hempel báo cáo trong một hội nghị tôn giáo tại Erfurt ngày 15.09.1989 về cuộc biểu tình này và về những vụ bắt giam và đặt câu hỏi một cách hùng biện: “Cái gì đang diễn ra trong giới trẻ, cái gì đang ở lại trong họ, nếu họ bị đối xử như vậy? Đó là những cái gì dành cho những công dân tương lai? Cũng trong những người cảnh sát cơ động đương nhiên còn rất trẻ, tuy nhiên họ, trong chừng mực mà tôi biết, làm nghĩa vụ quân sự và họ bây giờ đứng giăng hàng tấn công chống lại những người hầu như đồng niên. Cái gì đang diễn ra trong họ?”
Đầu tháng 9 năm 1989 sự hình dung về mục tiêu của các cuộc biểu tình cũng đã thay đổi. Trong khi trước mùa hè còn có nhiều người tự nguyện xuất cảnh cùng lời hô: “Chúng tôi muốn rời khỏi đây!” xuất hiện tại các buổi cầu nguyện hòa bình, thì xuất hiện ngay trong các tuần đầu tháng 9 trước tiên là các thành viên của các nhóm đối lập, những người không còn muốn chạy trốn trước những thực trạng tại DDR. Họ muốn đất nước thay đổi và hô to lúc đó: “Chúng tôi ở lại đây!” làm ban lãnh đạo DDR hoảng sợ.
Lực lượng đối lập của DDR tận dụng phương tiện truyền thông của Tây Đức hoàn toàn có dụng ý nhằm thông báo các phản kháng tại Leipzig. Sự lan truyền những thông tin về Leipzig trong khắp DDR đóng góp trong những tuần tiếp theo một vai trò đặc biệt quan trọng. (Người thanh niên Aram Radomski khi đó 26 tuổi trả lời trong cuộc phỏng vấn, anh ta cùng kết hợp với Siegbert Schefke đã thành công như thế nào với phương thức mạo hiểm quay một cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai bằng máy quay phim mặc dù Stasi theo dõi và đã bán chui băng ghi hình tại Tây Berlin).
Ở những cuộc biểu tình phản đối, mà từ ngày 04 tháng 9 năm 1989 trở đi diễn ra thường xuyên vào các ngày thứ Hai, ngay trong tháng 10 đã có hàng chục nghìn người tham dự. Lời kêu gọi của họ “Chúng tôi là nhân dân!” trở nên tiêu đề của cuộc cách mạng – cho tới tháng 11 năm 1989 sau khi bức tường Berlin bị sụp đổ lời kêu gọi này mới được thay thế qua lời kêu gọi “Chúng ta là một dân tộc!”.
Tài liệu nguồn: www.jugendopposition.de/themen/145465/ montagsdemonstrationen
(*) Từ năm 1972 đến 1994 Johanes Hempel là giám mục giáo hội Tin lành vùng Sachsen bao gồm 3 tỉnh Dresden, Leipzig và Karl Marx Stadt (sau 1990 lấy lại tên cũ là Chemnitz). Sau khi nước Đức thống nhất bang Sachsen bao gồm 3 tỉnh này (Chú thích của người dịch)
Ảnh tư liệu:
Ảnh 1: Ngày 24 tháng 10 năm 1988 các nhóm cơ sở Leipzig phản đối trong nhà thờ Nikolai chống lệnh cấm các buổi cầu nguyện hòa bình tự tổ chức. Phản đối trước nhà thờ từ trái sang phải: Udo Hartmann, Frank Sellentin, Rainer Müller, Anita Unger và Uwe Schnabe.
Ảnh 2: Ngày 9.10.1989 trên 70.000 người biểu tình ôn hòa tại Leipzig chống chế độ nhà nước SED (tên đảng cầm quyền của DDR: đảng xã hội thống nhất Đức) và yêu cầu cải cách. Aram Radomski và Siegbert Schefke bí mật quay phim và chụp ảnh sự kiện này. Ngay sau đó phim, ảnh của họ với sự giúp đỡ của các nhà báo BRD được mang sang tây Berlin bán chui. Những bức ảnh gây ấn tượng này được phát ngay trong chương trình thời sự cùng ngày.
Ảnh 3: Quảng trường Karl Marx trong trung tâm thủ phủ Sachsen là vũ đài của hàng loạt cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai trong thời gian cách mạng ôn hòa tại DDR. Đây là cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai 16.10.1989
Ảnh 4: Cuộc biểu tình ngày thứ Hai ngày 23.10.1989: Tấm biểu ngữ châm biếm (Không thằng ngốc lẫn kẻ ngu nào ngăn cản được nền dân chủ trong hành trình của nó) nêu lên sự biến hóa một lời phát biểu của Erich Honecker (Người đứng đầu đảng và nhà nước DDR): “ Không thằng ngốc lẫn kẻ ngu nào ngăn cản được chủ nghĩa xã hội trong hành trình của nó.”
Ảnh 5: Trong mùa thu 1989 tại nhiều nơi các buổi cầu nguyện hòa bình là các điểm khởi đầu của các cuộc biểu tình. Bức ảnh chụp cuộc biểu tình của dân Leipzig ngày 23.10.1989, tại đây lần đầu tiên những đại diện của tổ chức Diễn đàn mới tiếp xúc với công chúng. Ngày 25 tháng 9 gần 4000 người biểu tình, ngày 2 tháng 10 có 20.000 người, ngày 9 tháng 10 khoảng 70.000 người, ngày 16 tháng 10 có 150.000 người tham gia và ngày 23 tháng 10 trên 300.000 người tham gia.
Ảnh 6: Đòan biểu tình kéo qua nội đô Leipzig ngày 23.10.1989
Ảnh 7: Trong cuộc biểu tình ngày thứ Hai ngày 30.10.1989 tại Leipzig những người biểu tình đòi cải cách và bầu cử tự do.
Ảnh 8: Biểu tình ngày thứ Hai, ngày 6.10.1989 tại Leipzig. Một tấm biểu ngữ tưởng nhớ đến Praha mùa xuân 1968 đã bị đàn áp đẫm máu.
Ảnh 9: Cuộc biểu tình ngày thứ Hai trước trụ sở cơ quan an ninh nhà nước ngày 6.10.1989 tại Leipzig.
Ảnh 10: Cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai, ngày 13.11.1989 tại Leipzig. Tấm biểu ngữ đầu tiên với khẩu hiệu: “ Nước Đức Tổ quốc thống nhất “ xuất hiện.
Ảnh 11: Trên 100.000 người dân xuất hiện trên quảng trường Karl Marx và vùng phụ cận nhân cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai truyền thống ngày 20.11.1989. Bên cạnh việc yêu cầu tất cả mọi người ở lại đất nước, việc bầu cử tự do và thay đổi điều khoản 1 của hiến pháp, trong đó quyền lãnh đạo của SED được ấn định, được đặt lên trên hết.
Ảnh 12: Sau các buổi cầu nguyện hòa bình trong bảy nhà thờ khoảng 200.000 người tham gia cuộc biểu tình ngày thứ Hai ngày 27.11.1989.
Ảnh 13: Nhà soạn nhạc Wolf Biermann, người bị cấm biểu diễn nhiều năm dài do bị tước quyền công dân bởi chuyến du hành trình diễn tại Tây Đức năm 1976, tái xuất hiện lần đầu tiên tại DDR. Trong nhà triển lãm hội chợ số 2 ông được khoảng 5.000 khán giả nồng nhiệt chào đón.
Ảnh 14: 150.000 người dân Leipzig biểu tình ngày 04.12.1989 trên quảng trường Karl Marx
Ảnh 15: Một sự kết thúc yên tĩnh của những cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai của năm 1989, ngày 18 tháng 12. Với nến cầm trên tay 100.000 người biểu tình tưởng nhớ đến các nạn nhân của bạo lực và trấn áp tinh thần tại DDR.
Ảnh 16: Biểu tình ngày thứ Hai ngày 18.12.1989 (Quốc huy của DDR trên lá cờ đã bị cắt bỏ)
Ảnh 17, 18: Cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai tại Leipzig ngày 15.01.1990. Hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường. Số đông đều thống nhất hô: “Nước Đức tổ quốc thống nhất” và “Đả đảo SED”.
Ảnh 19: Cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai tại Leipzig ngày 15.01.1990. Hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường. Số đông cùng hô: “Nước Đức Tổ quốc thống nhất” và “Đả đảo SED”. Hòa trong những người biểu tình là thành viên của đảng cực tả Republikaner đang tự tuyên truyền.
Ảnh 20: Cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai tại Leipzig ngày 15.01.1990. Hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường. Số đông cùng hô: “Nước Đức Tổ quốc thống nhất” , “Đả đảo SED” và “ Không cho bọn phát xít cơ hội”.