Thử tìm hướng đi mới cho vụ “đánh” GS Ngô Bảo Châu

Nguyễn Hoa Lư

29-7-2017

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: internet

Tuần báo Văn Nghệ thành phố HCM ngày 26 tháng 7 vừa qua có bài với có tiêu đề đanh thép như một lời tuyên án “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình”. Ngay lập tức, cả tác giả An Chiến và bổn báo đã hứng chịu một trận cuồng phong của sự giận dữ kinh miệt trong cộng đồng mạng. Một tờ văn chương sang trọng như vậy mà sao lại cho đăng một bài viết đầy những lời lẽ chửi bới, lăng nhục, hằn học, đe dọa theo cách giang hồ như vậy?

Tầm vóc công trình Ngô Bảo Châu về bổ đề cơ bản thế nào, chỉ một số ít nhà toán học hàng đầu thế giới mới đủ thẩm quyền để đưa ra nhận xét. Chỉ biết rằng việc chứng minh bổ đề này là một chặng đường dài, dựa trên nhiều thành tựu quan trọng của Toán học hiện đại. Các chứng minh đó sâu sắc và phức tạp ngay cả với nhiều nhà toán học. Nói vậy vẫn trừu tượng.

Thì đây, mấy con Rồng châu Á, dẫu bay lượn trên khắp các tầng trời, đến nay vẫn chưa một lần chạm đến được chiếc huy chương Fields. Khát vọng về một giải Nobel Toán học vẫn là giấc mơ xa của những dân tộc vĩ đại như Ấn Độ. Ông bạn vàng 1,4 tỷ dân, dẫu không che dấu giấc mộng bá vương thì huy chương Field vẫn là đang là sự thèm muốn cháy bỏng và cay cú. Dân tộc Đức có hàng chục nhà toán học vĩ đại, 200 năm trước đã có ông vua Toán học Gauss là một trong 4 nhà toán học kiệt xuất nhất trong lịch sử Toán học. Vậy mà từ khi có giải Field đến nay (năm 1936) nước Đức vẫn chỉ mới có một người vào lọt vào danh sách những nhà toán học của nhân loại không quá 40 tuổi được vinh dự đeo huy chương Fields trên ngực mình.

Nói qua như vậy để thấy tầm vóc khổng lồ trong trí tuệ của GS Ngô Bảo Châu. Về chính trị, dẫu ông không phát biểu nhiều, nhưng chắc chắn đó là những lời nói có trách nhiệm mà những người tự nhận có chút văn hóa cần suy nghĩ nghiêm túc trước khi lên tiếng.

Theo suy đoán của tôi, có vẻ như tờ Văn Nghệ đã dùng khổ nhục kế, đau đớn chịu sự nguyền rủa của khắp bàn dân thiên hạ chỉ để nhắc lại lời Ngô Bảo Châu trên facebook một năm trước! Bởi lẽ GS Châu chỉ để câu nói vài tiếng đồng hồ trên không gian mạng.

Theo Văn Nghệ thì GS Ngô Bảo Châu phát biểu như sau “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Tuy GS Châu không viết rõ nhưng “ai” là người không nói ra thì ai cũng biết là ai đó. Tác giả An Chiến cũng biết, rằng đó là “Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc VN.”

Tôi đề nghị tờ Văn Nghệ sắp ra chuyên mục “rộng đường dư luận” để mọi người thực hiện quyền ngôn luận của mình một cách điềm tĩnh nhất.

Phát biểu của GS Châu, tôi muốn được gọi là “Bổ đề Ngô Bảo Châu” gồm hai mệnh đề ngắn, có thể viết lại như sau.

Nếu quý mến ai thì:

  • Mong họ thoát khỏi vòng luân hồi.
  • Đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Theo tôi, nếu ai coi HCM là người và tin vào đạo Phật thì nhận mệnh đề 1) là hiển nhiên đúng. Nếu không, chúng ta không nên tranh cãi mà nên tôn trọng nhau theo luật tự do tín ngưỡng.

Mệnh đề 2) nên hiểu thế nào? “Cửa đã mở”, tôi muốn hưởng ứng thịnh tình của Văn Nghệ bằng cách thử đưa vài giải thích thô lậu. Tôi cúi đầu mong các bậc cao minh chỉ giáo thêm.

Khi cha già mất đi, người để lại cho con cháu một gia sản. Theo luật thừa kế, mọi đứa con, nghĩa là 90 triệu dân Việt, đều có quyền lợi như nhau. Gia tài mà cha già để lại gồm:

+Gia tài tinh thần: là tư tưởng, những trước tác, lời căn dặn, di chúc,…

+Gia tài vật chất: là nhà cửa, tiền bạc, thân xác…

Không lý luận dài dòng, tôi xin đưa mệnh đề Ngô Bảo Châu để soi vào hai vấn đề rất cụ thể.

“Không bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” vận vào Giáo dục như thế nào? Đã có hàng chục thế hệ mang khăn quàng đỏ, rưng rưng nước mắt, nghiêm trang đọc 5 điều bác dạy. Thời đại mới bây giờ, nhìn các mầm non đất nước đọc thuộc như cháo 5 điều đó, nhiều người lớn đã khóc cay đắng. Sao không dạy trẻ con yêu cha mẹ, người thân trước đã. Xin đừng nói rằng Tổ quốc trên hết, cũng đừng nói rằng cha mẹ là một phần của nhân dân. Lũ con nít không hiểu những điều trừu tượng như vậy được. Tư duy trong “5 điều” cũng lộn xộn, không nhất quán. Có năm điều, mỗi điều có hai hoặc ba “chủ đề” là “yêu” hoặc “tốt”. Tình yêu lớn như tổ quốc cũng chỉ chiếm một nửa chủ đề. Vậy mà điều 4 thì được đặc ân đứng thành một chủ đề, người lại nhấn mạnh “thật tốt”. Xin đừng nói rằng cha già đã tiên tri thấy con cháu bây giờ bị vây bủa bởi thức ăn bẩn nên hết lời căn dặn “giữ gìn vệ sinh thật tốt”.

“Không bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, vận vào câu hỏi chúng ta còn giữ thi hài người đến bao giờ? Đừng nói đến chữ muôn năm, điều này hoàn toàn trái với học thuyết Max. Con cháu nên thực hiện đúng di chúc mà “cha già căn dặn trước lúc đi xa”. Sao di chúc viết một đằng, con cháu lại làm một nẻo? Nhân gian vẫn coi việc con cái không thực hiện ước nguyện trong di chúc của cha là một tội tày đình, không thể tha thứ đó sao?

Kết luận: Dù chưa hiểu hết nhưng cá nhân tôi coi phát biểu trên của GS Ngô bảo Châu là hết sức sâu sắc, nhân văn và có tầm nhìn rộng.

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ tờ Văn Nghệ với quyết tâm “rộng đường dư luận” trước câu nói của nhà bác học Ngô bảo Châu, tiên phong gợi cảm hứng cho mọi người  cùng bình luận. Trong mắt tôi, tờ Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh rất xứng đáng với danh hiệu cao quý: báo chí cách mạng Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Nếu nhà toán hoc NBC có khả năng nên đem chút thời gian dạy cho toàn dân VN làm bài toán như sau: Chủ quyền thuộc về dân = (ĐỒng Tâm+0)n n = số làng xả VN

  2. Người xưa đã dậy chúng ta:
    “Biết thì thưa thốt
    Không biết thì dựa cột mà nghe”

    Trong lĩnh vực bày tôi sẽ chỉ NGHE
    Không NÓI!

  3. Thưa quý vị,
    Vì đang soạn bài “Bàn thêm” sau bài của anh Hà Sỹ Phu nên chưa đọc kỹ “bản báo”. Tuy nhiên, đề tài “Ngô Bảo Châu” được “bàn lại” nên gửi 1 phần đã soạn về Cụ Hồ.
    Thân mến, BTP

    B. Người ngay, lỡ đọc lưu manh thì buồn
    Nguyên văn, Luật sư Lê Văn Luân dùng chữ “Hãi hùng” (tôi đoán là “hãi lắm”). Vì là 1 phần trong “hãi lắm” nên tôi đọc bài của “nhà báo Nguyễn Kim Khanh”.
    Cần nói/viết ngay rằng tôi hoàn toàn không dễ dàng trong việc đọc: Đọc bài nào tôi cũng tìm biết lai lịch người viết. Cũng may đây là bài do BVN đưa ra cùng lời bình của hai vị đáng kính (NQA, THD) nên đọc tiếp. Cảm giác đã ghi thành phụ đề. Nay thêm chi tiết do “nhà báo” viết: “… riêng mình một con đường khác, đi ngược lại con đường mà Đảng, Bác Hồ cùng nhân dân đã chọn hơn 70 năm qua,…” – Cô / Cậu đừng hấp tấp thế !

    C. Đọc thêm
    Thưa quý Anh,
    Đoạn sau đây tôi đọc và lưu lại, muốn ghi ra không chỉ cho cậu “nhà báo” vừa nói nên làm thành đoạn riêng
    NGUYÊN ỦY VIÊN BCHTƯĐCSVN ĐẶNG QUỐC BẢO: TA ĐỘC TÀI CỘNG SẢN

    Trích dẫn:

    Cũng phải nói đến giới luật, luật gia. Họ là những người hiểu biết, cho nên những tiếng nói phản biện có nhiều từ giới luật gia. Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là sự khởi động. Ở Thành phố Hồ Chí Minh sôi động lắm, không như Hà Nội. Chính giới luật gia có thể trở thành một động lực chính trị. Còn doanh nhân của nước ta đang bắt tay với chính quyền, họ lo kiếm chác, làm giầu, chưa lo cho thời gian lâu dài sau này.
    Bức tranh chung của Việt Nam là như vậy. Chưa thể có gì được từ trên căn bản.
    II. Nói về mảng thứ hai của phát triển
    Xem lại quá khứ: Trước đây tôi có dịp được gần Bác Hồ, được hỏi Bác nhiều điều. Trong đó tôi đưa ra câu hỏi: “Thưa Bác, trong cả đời hoạt động của Bác, có cái gì thành công, có cái gì thất bại, cái gì băn khoăn?” Bác khen câu hỏi của chú hay:
    – Cái thành công của Bác là giải quyết vấn đề dân tộc – giải phóng dân tộc;
    – Cái thất bại của Bác cũng là dân tộc, tức là Bác chưa tìm được con đường phát triển cho dân tộc. Điều này Bác chưa làm được, các chú, con cháu các chú phải làm, phải tìm ra được con đường phát triển cho dân tộc.
    – Bác băn khoăn: Không được tả khuynh (Xô-viết Nghệ Tĩnh, Cải cách Ruộng đất).
    Xem như vậy, tức là Bác Hồ chưa tìm ra con đường phát triển, chưa chỉ ra con đường phát triển. Thế mà cứ nói là đi theo con đường Bác Hồ đã chỉ thì thật là vô lý. Ngày xưa Bác chỉ ra con đường giải phóng dân tộc. Lúc đó ta nói: “Bác bảo đi là đi, Bác bảo thắng là thắng”; Có thể đúng như vậy. Nhưng bây giờ cứ nhai lại rằng đã đi theo con đường Bác đã chỉ thì thấy Bác đã chỉ đâu mà theo! Trong giai đoạn phát triển, chúng ta cần có Nhà nước pháp quyền, phải có pháp trị. Dùng đức trị sẽ không còn quản được quốc gia. Chứ Bác là điển hình của việc không dùng pháp trị. Thời ông Phạm Văn Đồng có sai lầm là đi giải tán trường luật. Chúng ta đã không nhấn mạnh dân chủ và luật pháp.

    (hết trích)

Comments are closed.