Các chuyên gia giám sát về nhân quyền của LHQ lên án việc giam cầm blogger nổi tiếng Mẹ Nấm

Cao ủy NQ LHQ

30-6-2017

Dịch giả: Nguyễn Khanh

30-6-2017

Blogger Mẹ Nấm và nỗi lo ngại của các chuyên gia LHQ về tình trạng nhân quyền ở VN

GENEVA (30 Tháng 6 năm 2017) – Việt Nam phải chấm dứt những hình thức nhắm tới các nhà hoạt động bảo vệ môi trường, các chuyên gia về nhân quyền LHQ * đã lên tiếng thúc giục ngay sau khi một blogger nổi tiếng bị bắt.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà hoạt động nhân quyền bảo vệ môi trường, có tên gọi là Mẹ Nấm, đã bị Nhà nước đưa ra tòa với tội danh tuyên truyền chống nhà nước, sau khi bà đã viết các bài trên blog phê phán chính quyền. Bà bị tuyên án tù 10 năm vào ngày 29 tháng 6 sau một phiên tòa kéo dài một ngày, và sau 9 tháng bị giam giữ.

Các chuyên gia cho biết: “Phiên tòa này là một cuộc trình diễn nhỏ, nhằm mục đích đe dọa các nhà hoạt động môi trường khác. Việc giam giữ bà ấy hết sức tùy tiện. Phiên tòa lại không có giá trị chuẩn mực quốc tế. Bà đã bị từ chối được hưởng các quyền cơ bản của mình đối với quy trình tố tụng”, các chuyên gia của LHQ cho biết.

Bà ấy đã không làm gì ngoài việc xiển dương nhân quyền qua phương tiện truyền thông xã hội và bảo vệ môi trường khỏi bị xâm hại. Ở mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, hành động này không thể bị coi là một tội phạm. Mẹ Nấm cần được hủy bỏ tội danh tuyên truyền chống nhà nước và được trả tự do ngay lập tức”.

Bà Quỳnh và một số nhà bảo vệ môi trường khác đã tập trung vào việc nêu bật những thiệt hại bởi chất thải độc hại và không xử lý hợp lý của nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh vào tháng 4 năm 2016. Sự cố đã làm ô nhiễm nguồn nước địa phương, làm cá chết và gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái.

Việc kết án Mẹ Nấm và tấn công các nhà bảo vệ nhân quyền khác dường như là cách chính quyền trả đũa các hoạt động nhân quyền về môi trường hợp pháp của họ sau thảm họa Formosa ở Việt Nam”, các chuyên gia LHQ cho biết.

“Chúng tôi lo ngại rằng việc trả đũa các nhà bảo vệ môi trường thông qua việc bắt bớ, giam cầm và sách nhiễu họ không phải là những sự kiện đơn lẻ, mà đó là một phần của hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền rộng lớn nhằm vào các nhà hoạt động đã tìm cách trợ giúp các nạn nhân của nhà máy Formosa”.

“Chúng tôi e rằng Chính phủ đang ngày càng chĩa mũi dùi đến các blogger và các nhà tổ chức biểu tình ôn hoà nhằm mở rộng việc ngăn chặn các hoạt động chính trị và môi trường hợp pháp”, các chuyên gia nói.

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng những lời kêu gọi trước đó của họ về việc trả tự do cho bà Quỳnh đã không được chính quyền chú ý, bất chấp việc giam giữ kéo dài của bà ta có liên quan đến việc bà thực hiện quyền tự do ngôn luận vì lợi ích công cộng.

Các chuyên gia của LHQ nhấn mạnh rằng, tháng trước, nhóm công tác của LHQ về việc giam cầm tùy tiện phát hiện ra rằng sự bắt giữ cô là tùy tiện, và đã yêu cầu chính quyền phải phóng thích cô ngay và bồi thường cho việc này.

“Bản án này là bước cuối cùng sau 8 năm bà Quỳnh bị sách nhiễu liên tục, bao gồm các lệnh cấm đi lại thường xuyên, đe dọa, tấn công thân thể, hăm dọa và cản trở tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa”, các chuyên gia cho biết.

Được biết các chuyên gia của LHQ cũng đã liên hệ với chính quyền Việt Nam về trường hợp này.

* Ông John H. Knox, Báo cáo viên đặc trách về vấn đề các nghĩa vụ nhân quyền liên quan đến quyền được hưởng thụ một môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững.

* Ông David Kaye, Báo cáo viên đặc trách về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận & bày tỏ quan điểm.

* Ông Michel Forst, Báo cáo viên đặc trách về tình hình các nhà bảo vệ nhân quyền.

* Ông Baskut Tuncak, Báo cáo viên đặc trách về giá trị nhân quyền trong quản lý và xử lý chất thải nguy hại đối với môi trường và các chất độc hại.

* Ông José Guevara, Chủ tịch Báo cáo của Nhóm Công tác về Giam giữ tùy tiện là một phần của Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.

Các Thủ tục đặc biệt, cơ quan chuyên gia độc lập lớn nhất trong Hệ thống Nhân quyền của LHQ, là tên chung của cơ chế tìm kiếm và kiểm soát độc lập của Hội đồng. Các cơ quan có thẩm quyền về Thủ tục đặc biệt là các chuyên gia độc lập về quyền con người được Hội đồng Nhân quyền chỉ định để giải quyết các tình huống cụ thể của quốc gia hoặc các vấn đề theo chủ đề ở tất cả các nơi trên thế giới. Họ không phải là nhân viên của Liên Hợp Quốc và độc lập với bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào. Họ phục vụ trong khả năng cá nhân của họ và không nhận được tiền lương cho công việc của họ.

Bình Luận từ Facebook