Quỳnh Trần
10-3-2021
Phần một: Sự thăng tiến liên tục của Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua các suy nghĩ thông thường và trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất như thế nào.
Khi năm 2021 bắt đầu, các nhà quan sát chính trị Việt Nam vẫn còn tự hỏi ứng cử viên nào có thể phù hợp để kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông hoàn thành nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai của ĐCSVN.
Theo điều lệ Đảng, Tổng Bí thư giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, ít ai hình dung rằng ngày 31/1, trong Đại hội đại biểu toàn quốc 5 năm một lần của Đảng, ông Trọng lại đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba hiếm hoi trên cương vị chính trị quyền lực nhất đất nước. Đảng đã dành cho ông trường hợp ngoại lệ trong khi theo quy định của Đảng, lãnh đạo chủ chốt tái cử thường không quá 65 tuổi.
Tại một cuộc họp báo sau đó, ông Trọng cho biết ông không trông mong nhận nhiệm kỳ thứ ba, ông muốn nghỉ hưu vì “cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi”. Nhưng ông tuyên bố rằng đại hội muốn bầu lại ông, và “Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”.
Dù người ta có tin sự khiêm tốn của ông Trọng hay không, nhưng giờ đây ông đã trở thành chính trị gia quyền lực nhất của Việt Nam kể từ thời Lê Duẩn, được củng cố với tiếng tăm là một nhà lãnh đạo liêm khiết, chỉ biết phụng sự quốc gia 98 triệu dân.
Dựa trên thông tin công khai, nghiên cứu của các học giả và các cuộc phỏng vấn cá nhân, tôi đúc kết câu chuyện về việc ông Trọng vươn lên trở thành nhà lãnh đạo quyền lực , uy tín nhất ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào.
Chặng đường dài và quanh co
Là một nhà lý luận mác-xít nổi trội, ông Trọng sinh năm 1944 tại Hà Nội, là sinh viên Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) năm 1967. Ông thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lê-nin, hoàn thành bằng Tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng khi đang học tập tại Liên Xô từ năm 1981 đến 1983.
Sau đó ông Trọng có nhiều năm làm việc tại Tạp chí Cộng sản của đảng, và rồi trở thành Tổng biên tập (1991-1996). Năm 1997, ông Trọng được đề bạt vào Bộ Chính trị và trở thành người đứng đầu quốc hội vào năm 2006 sau đó vươn lên thành Tổng bí thư năm 2011.
Ông Trọng đã vươn lên đỉnh cao của đảng trong bối cảnh kinh tế không ổn định. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Việt Nam bị suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Ngân hàng Thế giới khi đó lưu ý rằng ngành ngân hàng gặp khó khăn, với lợi nhuận trung bình trên tài sản của các ngân hàng đã giảm mạnh kể từ cuộc khủng hoảng (từ 1,8% năm 2007 xuống 0,5% năm 2012).
Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra chu kỳ lạm phát trung bình đến cao, đạt mức đỉnh 28% vào tháng 8 và tháng 9 năm 2008, giảm xuống mức một con số từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010, và sau đó tăng lên mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm 2011. Điển hình cho giọng điệu bi quan trong thời kỳ này, một bài báo của The Wall Street Journal lưu ý rằng kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,03% trong năm 2012, tốc độ chậm nhất trong 13 năm, “do nhu cầu toàn cầu và trong nước yếu và bong bóng bất động sản sụp đổ”.
Bầu không khí khủng hoảng này đã tạo ra bối cảnh cho việc ông Trọng lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSVN. Đảng cảm thấy phải ứng phó với những khó khăn mà đất nước đang gặp phải trong hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính toàn cầu, có nguy cơ làm suy giảm tính chính danh của Đảng đối với người dân Việt Nam.
Quá trình lên đỉnh cao chính trường Việt Nam của ông Trọng là con đường dài và quanh co. Khi được bầu làm tổng bí thư năm 2011, ông Trọng buộc phải làm việc trong hệ thống lãnh đạo tập thể truyền thống được áp dụng từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969. Theo hệ thống này, quá trình ra quyết định trong Đảng và chính phủ không dựa vào một cá nhân nào mà thay vào đó được giao cho “tứ trụ” của đảng: tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội. ĐCSVN điều hành với sự tham vấn của Bộ Chính trị thường bao gồm 17 đến 19 thành viên. Làm việc trong hệ thống này, các nhà lãnh đạo của các phe phái khác nhau sẽ cân bằng lẫn nhau và không tập trung quyền lực vào tay một người.
Sự cạnh tranh giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong 5 năm cầm quyền đầu tiên của ông Trọng đã được nhiều người viết. Được chọn làm thủ tướng vào năm 2006, việc ông Dũng mở cửa đất nước để thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn và theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ đã khiến ông được ca ngợi, mặc dù chính phủ của ông cũng gặp tai tiếng vì nhiều tập đoàn nhà nước đua nhau bành trướng và vì tham nhũng trong khu vực công.
Kể từ khi chính sách cải cách kinh tế – “Đổi mới” – được áp dụng năm 1986, thành tích hoạt động kinh tế xã hội đã trở thành nguồn chính danh cơ bản cho ĐCSVN. Chừng nào tăng trưởng kinh tế của đất nước vẫn vững chắc, tài sản và thu nhập của người dân tiếp tục tăng lên, các vấn đề khác, như tham nhũng, bớt quan trọng. Tuy nhiên, do nợ xấu và tốc độ tăng trưởng chậm lại đe dọa chấm dứt một trong những câu chuyện thành công kinh tế sáng giá nhất châu Á vào cuối thập niên đầu tiên của những năm 2000, việc ông Trọng tăng cường chống tham nhũng trở thành vấn đề cấp bách để tăng cường sự ủng hộ của quần chúng đối với Đảng.
Động thái lớn đầu tiên của ông Trọng là vận động Đảng thông qua Nghị quyết số 12- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, vào đầu năm 2012. Đó là lời kêu gọi về xây dựng đảng, dẫn đến một cuộc vận động tự phê bình và phê bình trong đảng. Ông kêu gọi các quan chức phải làm gương và chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng và lãng phí. Ngay sau đó, Đảng đã rút Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khỏi sự quản lý của Chính phủ mà đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Chính trị. Sáng kiến này có thể được coi là một nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả chống tham nhũng, nhưng nó cũng thu hẹp quyền lực của Thủ tướng Dũng.
Vào tháng 10 năm 2012, các hãng thông tấn đưa tin rằng tương lai chính trị của thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa khi Trung ương Đảng gồm 175 thành viên họp để thảo luận về sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng đối với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và các vấn đề trong hệ thống ngân hàng. Kết thúc cuộc họp, Ban Chấp hành Trung ương không đồng ý việc Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật thủ tướng. Trận chiến đầy cam go vừa là lời cảnh báo đối với ông Dũng, vừa là cơ hội cho ông kiểm soát tham ô và ổn định nền kinh tế đất nước.
Sau đó, hoạt động kinh tế của Việt Nam phục hồi trong ba năm cuối nhiệm kỳ của ông Dũng. Tăng trưởng kinh tế năm 2013 vượt quá kỳ vọng của hầu hết các nhà phân tích. Năm 2014, lần đầu tiên sau ba năm, GDP cả nước vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Mọi thứ thậm chí còn tốt hơn vào năm 2015, khi nền kinh tế tăng trưởng 6,68%, tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm. Bước vào năm 2015, với nền kinh tế hồi phục tốt, ông Dũng khôi phục hình ảnh như một nhà lãnh đạo năng động theo đuổi chương trình nghị sự vì doanh nghiệp – vừa đúng vào thời điểm sắp diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vào đầu năm 2016.
Một bậc thầy về các quy tắc phức tạp
Trong thời kỳ này, ông Trọng cũng tăng cường và củng cố quyền lực của mình trong ĐCSVN. Năm 2014, ông là động lực thúc đẩy cho ra đời Quyết định số 244-QĐ/TW, thiết lập một quy trình chính thức hóa hơn về quy chế bầu cử trong đảng. Quyết định nổi tiếng này đã hạn chế quyền của các đại biểu đảng trong việc lựa chọn các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương mới. Như Giáo sư Carlyle Thayer của Đại học New South Wales đã lưu ý, trong lịch sử, các đại biểu được phép đề xuất với Đại hội Đảng các ứng cử viên khác để lựa chọn vào Trung ương ngoài danh sách chính thức được các lãnh đạo cấp cao của đảng phê chuẩn. Nhưng bây giờ, tất cả các ứng cử viên cho Ban Chấp hành Trung ương mới phải được sự chấp thuận của Ban Chấp hành Trung ương sắp mãn nhiệm trước khi tên của họ được đưa vào lá phiếu.
Đối với cuộc đua vào vị trí cao nhất, Quyết định 244 cấm các ủy viên Bộ Chính trị đề cử các ứng cử viên khác với những người đã được Bộ Chính trị thông qua. Với những quy định này, những người không được ủng hộ của Bộ Chính trị, cơ quan đang ngày càng nằm trong sự kiểm soát của Trọng và các đồng minh của ông, sẽ bị loại khỏi cuộc tranh cử, ngay cả khi họ có được một số ủng hộ trong Trung ương.
Khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện, đất nước này cũng đã thành công trong việc thiết lập và duy trì sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai bên đang trở thành những đối thủ chiến lược ngày càng tăng. Ông Trọng thường được cho là thân thiện hơn với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trọng cũng đã đến thăm Washington và gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2015, trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam thăm Mỹ kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Chính trong bối cảnh đó, câu hỏi về vai trò lãnh đạo tương lai của Việt Nam được đặt ra. Đại hội đảng tiếp theo dự kiến khai mạc vào ngày 20 tháng 1 năm 2016, nhưng không có sự thống nhất về việc ai sẽ lãnh đạo đảng. Như đã đề cập ở trên, các quy định của đảng áp đặt cả giới hạn hai nhiệm kỳ và trần tuổi tác là 65 tuổi. Do đó, cả ông Trọng và ông Dũng đều dường như không đủ điều kiện và sẽ cần sự miễn trừ đặc biệt của Đảng để tiếp tục vị trí lãnh đạ chủ chốt.
Kết quả của cuộc đua chỉ được giải quyết vào cuối năm 2015, năm tuần trước khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khai mạc tại Hà Nội. Bộ Chính trị khuyến nghị trong “tứ trụ” chỉ có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai. Những người còn lại, bao gồm cả ông Dũng, sẽ buộc phải nghỉ hưu. Đề nghị này sau đó đã được Ủy ban Trung ương tán thành.
Tuy nhiên, khi Đại hội Đảng khai mạc vào tháng 1 năm 2016, trong một dấu hiệu cho thấy tầm mức mạng lưới bảo trợ của ông Dũng, tên của thủ tướng đã được các đại biểu giới thiệu vào danh sách đề cử bổ sung. Vào lúc này, các quy tắc thiết lập theo Quyết định 244 đã tỏ rõ hiệu lực. Để có cơ hội, ông Dũng buộc phải từ chối đề cử, sau đó đợi đa số đại hội biểu quyết phản đối việc rút lui. Điều đó sẽ mở đường cho ông ứng cử chức vụ lãnh đạo. Cuối cùng thì ông Dũng không nhận được đủ phiếu trong số 1.500 đại biểu dự Đại hội.s
Khi Đảng công bố danh sách Bộ Chính trị mới với truyền thông vào tháng 1 năm 2016, ông Trọng, 71 tuổi, trong một điềm báo trước về Đại hội năm 2021, đã tự mô tả mình là một nhà lãnh đạo miễn cưỡng. Ông Trọng nói với các phóng viên: “Tôi là người tuổi cao nhất, sức khỏe, trình độ cũng có hạn, xin nghỉ rồi, nhưng trách nhiệm Đảng giao, với tư cách là đảng viên, thì phải thực hiện trách nhiệm của mình.”
“Đốt lò”
Vào giai đoạn đó, hầu hết các nhà quan sát kỳ vọng ông Trọng sẽ hỗ trợ các cải cách kinh tế và việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ với phương Tây, cả hai điều này đã được chứng minh là đúng. Điều mà ít người dự đoán là ông Trọng sẽ sớm phát động một chiến dịch chưa từng có chống lại nạn tham nhũng đang nở rộ ở đỉnh cao của chính trị và kinh doanh Việt Nam.
Trong 4 năm, từ 2017 đến 2020, Bộ Chính trị của ông Trọng đã thi hành kỷ luật đối với 110 đảng viên cao cấp, trong đó có 3 ủy viên Bộ Chính trị, một nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 10 ủy viên Trung ương Đảng và 17 nguyên ủy viên Trung ương Đảng. Ngoài các hình thức kỷ luật nội bộ, từ khiển trách đến khai trừ khỏi Đảng, một số người này còn phải đối mặt với các tội danh hình sự.
Chiến dịch chống tham nhũng đã nóng lên ngay sau khi ông Trọng tái đắc cử năm 2016, dẫn đến một số vụ bắt giữ và truy tố lớn. Vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng vào tháng 12/2017, cựu bí thư thành uy thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu lần đầu tiên sau nhiều thập niên mới có một ủy viên Bộ Chính trị bị khởi tố. Ông Thăng cũng trở thành ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị cách chức vì quản lý kinh tế yếu kém và sau đó bị kết án tổng cộng 30 năm tù. Ông trùm ngân hàng Trầm Bê và Phạm Công Danh bị bỏ tù, trong khi nhiều quan chức cấp cao bị kết án liên quan đến bê bối tại tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam.
Vì dính líu đến vụ lùm xùm mua hãng truyền hình tư nhân AVG, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã bị cách chức vào tháng 7/2018 và bị kết án 14 năm tù. Người tiền nhiệm của ông, Nguyễn Bắc Son, nhận án chung thân vì nhận hối lộ số tiền ước tính 3 triệu USD.
Cuộc chiến chống tham nhũng còn mở rộng sang cả quân đội và công an. Khoảng 38 sĩ quan cấp cao, trong đó có 23 tướng lĩnh, đã bị kỷ luật hoặc truy tố. Điển hình nhất là việc cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị phạt 4 năm tù vì chuyển nhượng trái phép 3 lô đất tại TP.HCM cho tư nhân.
Tháng 9 năm 2018, trong lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng đang đỉnh cao, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, qua đời vì mắc bệnh virus hiếm gặp tại Hà Nội. Sau đó, thay vì đề bạt một người kế nhiệm giữ chức vụ trong nhiệm kỳ còn lại của ông Quang, chức chủ tịch nước được giao cho ông Trọng, khi đó đã 74 tuổi, khiến ông trở thành người đầu tiên ở Việt Nam giữ cả hai chức danh kể từ năm 1986. Vào nửa nhiệm kỳ nắm quyền thứ hai của mình, quyền uy của ông Trọng đối với đảng dường như trở nên an toàn hơn bao giờ hết.
***
Phần hai: Chiến thắng chung cuộc của Nguyễn Phú Trọng
Làm thế nào mà Tổng bí thư ĐCSVN có được nhiệm kỳ thứ ba bất ngờ tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII.
Nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào tháng 9/2018, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên giữ hai trong bốn chức lãnh đạo cấp cao kể từ những năm 1980.
Vào lúc đó, người ta không rõ điều này có báo trước lộ trình của Việt Nam hướng tới mô hình một người cai trị đang diễn ra như ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình hay không. Ít nhất, điều đó phản ánh uy tín ngày càng tăng của ông Trọng trong Đảng. Chắc chắn nó cũng nhờ vào công cuộc chống tham nhũng, một trong những chính sách đáng chú ý nhất trong bảy năm làm tổng bí thư của ông. Trong một ẩn dụ nổi tiếng, ông Trọng đã ví công cuộc chống tham nhũng như “Lò nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy”.
Đại dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát vào đầu năm 2020 cũng không làm giảm hơi nóng của chiến dịch chống tham nhũng. Hai Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm là Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình bị kỷ luật. Nguyên Chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tuyên mức án 5 năm tù về tội ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước’.
Điều thú vị là lập trường bảo thủ của ông Trọng về kiểm soát chính trị được tiến hành song song với các cải cách kinh tế sau năm 2016 của chính phủ. Trong khi sự kiểm soát của nhà nước độc đoán mở rộng, bằng chứng là các cuộc đàn áp bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ngày càng gay gắt, nhà nước lại nới lỏng quyền kiểm soát nền kinh tế Việt Nam. Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó hơn 99% là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài.
Điểm số Môi trường kinh doanh của Việt Nam theo báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới tăng từ 62,6 vào năm 2016 lên 69,8 (trên 100) vào năm 2020. Trong bài phát biểu nhậm chức sau khi được bổ nhiệm vào năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết “nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển”, một chính phủ trong sạch liêm chính, vì dân và vì doanh nghiệp.
Đồng thời, Việt Nam đã có thể duy trì tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định. Từ năm 2015, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 6%. Tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% năm 2018, mức cao nhất kể từ năm 2010, nhờ dòng vốn FDI mạnh và tăng trưởng trong các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, năng suất, tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu.
Vấn đề kế thừa
Với chiến dịch chống tham nhũng thành công và một nền kinh tế năng động đã nâng đỡ cho nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Trọng dường như chiếm ưu thế trong quá trình lựa chọn chuyển đổi lãnh đạo vào tháng 1 năm 2021. Trên thực tế, trước kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ 13 vào tháng Giêng, hầu hết các nhà phân tích dự kiến ông Trọng sẽ nghỉ do giới hạn tuổi và nhiệm kỳ của Đảng. Nhiều người cho rằng ông Trần Quốc Vượng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, đã làm việc với ông Trọng hơn 10 năm, là sự lựa chọn ưu tiên làm người kế nhiệm tổng bí thư của ông Trọng.
Trong khi để mọi người suy đoán về ý định thực của mình, ông Trọng ban hành nhiều quy định tăng cường các cơ chế kỷ luật trong đảng. Nổi bật trong số đó có Quy định 85-QĐ/TW về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ban hành năm 2017, yêu cầu 1.000 cán bộ cấp cao, ủy viên Trung ương, phải kê khai tài sản hàng năm của bản thân và tài sản của vợ hoặc chồng và con cái.
“Sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng đan xen hai khuynh hướng trái ngược nhau,” ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tại Đại học Victoria, Wellington, nói với The Diplomat. “Mặc dù củng cố quyền lực trong tay, ông Trọng cũng đã và đang đặt nền tảng cho một nền chính trị kế nhiệm có quy tắc hơn thông qua chính thức hóa quy trình lựa chọn.”
Ngoài ra, ông Trọng đã ban hành Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh (sau đó được sửa đổi trong Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020), nhằm chính thức hóa các tiêu chí ứng cử cho các vai trò lãnh đạo cấp cao. Để đủ điều kiện đảm nhiệm chức Tổng bí thư ĐCSVN, quy định nêu rõ, ứng viên phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên và “tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng”.
Cụ thể, người đó phải có năng lực “lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, chi tiết này dẫn tới giả thiết cho rằng ứng viên đó phải từng là một trong các “ tứ trụ ”của đảng: tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội. Khi nhìn lại, chi tiết này dường như cho thấy rằng ông Trần Quốc Vượng, người chỉ là Thường trực Ban Bí thư, chưa bao giờ có nhiều cơ hội kế nhiệm ông Trọng.
Ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore – ISEAS Yusof Ishak, nói ông Trọng “được cho là ủng hộ ông Vượng làm người kế nhiệm vì ông Vượng được xem là người trong sạch, là ứng cử viên phù hợp để tiếp tục di sản quan trọng nhất của ông Trọng, đó là cuộc chiến chống tham nhũng”. Tuy nhiên, ông Hiệp cũng nói rằng dù ông Trọng có tán thành, ông Vượng lại là một chính trị gia khá “mờ nhạt”, không có đủ nền tảng ủng hộ bên trong Trung ương Đảng để có thể được đề cử làm Tổng bí thư.
Vào tháng 4 năm 2019, ông Trọng bất ngờ bị đột quỵ trong chuyến thăm tỉnh Kiên Giang. Sau đó ông phải nhập viện và vắng bóng trong vài tuần. Sau đó, ông trở lại làm việc và có vẻ tập trung toàn lực cho việc chuẩn bị quá trình chuyển đổi lãnh đạo. Tuy nhiên, những đồn đoán về tình trạng sức khỏe đã khiến dư luận cho rằng ông Trọng sẽ nghỉ hưu vào năm 2021.
Tuy nhiên, đã có bất ngờ lớn trong cuộc đua vị trí lãnh đạo. Khoảng hai tuần trước lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13, danh sách rò rỉ về các ứng cử viên cho các vị trí “tứ trụ” đã xuất hiện trên mạng xã hội. Trái với hầu hết các dự đoán, danh sách ấy lại ghi rằng ông Trọng sẽ tiếp tục nhiệm kỳ Tổng bí thư thứ ba chưa từng có, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được luân chuyển sang vị trí chủ tịch nước.
Carlyle Thayer, giáo sư danh dự về chính trị học tại Đại học New South Wales, nói với BBC rằng bất ngờ dường như cho thấy ông Trọng đã không thành công trong việc chuẩn bị cho người kế nhiệm, có lẽ do sự phản đối trong Ban chấp hành Trung ương. Giáo sư Thayer nói: “Hoặc là ông ấy được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ ba đủ 5 năm hoặc ông ấy được bầu lại nhưng biết rằng ông ấy sẽ nghỉ trước khi hết nhiệm kỳ.”
Tin này đã gây tranh cãi cho nhiều người Việt Nam. Các tổng bí thư mãn nhiệm trước đây luôn tôn trọng các tiêu chuẩn về giới hạn nhiệm kỳ. Một số e ngại rằng điều này có thể tạo tiền lệ cho các nhà lãnh đạo tương lai, muốn tìm những lỗ hổng cho phép họ có thời gian cầm quyền lâu nhất.
Cũng lại có nhà quan sát khác cho rằng điều đó tốt hơn cho đất nước, vì ông Trọng được nhiều người coi là lãnh đạo liêm khiết nhất ở Việt Nam. Vũ Minh Khương, chuyên gia kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore, nói với BBC rằng ông Trọng đã toàn tâm toàn ý để đưa đất nước tiến lên. “Nhiệm kỳ 5 năm vừa qua thể hiện ông ấy rất xuất sắc. Mặc dù sức khỏe thì có ít nhiều hạn chế nhưng rõ ràng về trí tuệ thì vẫn rất minh mẫn,” ông Khương nói.
Hiểu rõ về khả năng gây tranh cãi quanh việc ông Trọng có nhiệm kỳ ba, ĐCSVN đã cố gắng đảm bảo rằng Đại hội 13 có được kịch bản cẩn thận. Khi xảy ra lỡ lời về chính trị, thì việc khắc phục thiệt hại cũng diễn ra nhanh chóng.
Khi Đại hội khai mạc, ông Hầu A Lềnh nói với báo chí nhà nước rằng ông Trọng được đề cử làm nhiệm kỳ thứ ba. Đại biểu Hầu A Lềnh nói: “Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước là một trong những người quá tuổi được đề cử và là trường hợp đặc biệt”. Các phương tiện truyền thông trực tuyến của nhà nước ban đầu đăng tin lời nói của ông Lềnh nhưng sau đã xóa tất cả các chữ đề cập đến việc đề cử ông Trọng. Có vẻ như Đảng muốn tạo ấn tượng rằng việc ông Trọng tái đắc cử vẫn còn phải được đại hội thảo luận và thông qua.
Sẽ còn rất lâu nữa người ta mới biết ông Trọng đã thuyết phục các đồng chí trong Bộ Chính trị đến mức nào để có thể ngồi lại. Tuy nhiên, việc Đảng dường như thiếu ứng cử viên “hoàn hảo” để thay thế là điều thuận lợi cho ông Trọng. Như ông Nguyễn Khắc Giang đã nhận xét, hầu hết các ứng viên nổi bật đều có những điểm yếu chính, và việc lựa chọn một trong số họ sẽ đòi hỏi phải thay đổi các quy tắc kế thừa chính thức và không chính thức. Cuối cùng, việc cho ông Trọng ở lại nhiệm kỳ thứ ba dường như là lựa chọn ít gây xáo trộn nhất đối với Đảng.
Chủ trì phiên khai mạc của Đại hội 13 vào ngày 26 tháng 1, ông Trọng ca ngợi sự phát triển kinh tế và phòng chống đại dịch COVID-19 là những thành tựu đáng kể. “Đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh; nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc; dân tộc ta ngày càng cường thịnh, trường tồn,” ông nói về thành tựu của đảng từ năm 2016.
Đúng là Việt Nam đã chiến thắng trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Đây cũng là một trong số ít quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng tích cực vào năm 2020, ước đoán 2,9% bất chấp COVID-19. Các dự báo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER), một tổ chức có trụ sở tại Tokyo, đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng cho Việt Nam. Tổ chức này dự đoán Việt Nam sẽ là quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người có thể vượt quá 11.000 đô la vào năm 2035.
Các nhà quan sát đồng ý rằng trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại. Câu hỏi còn để ngỏ là liệu sẽ có những thay đổi nào nữa về chính trị trong nước hay không. “Nếu đảng CSVN không thể thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của một quốc gia với những nghĩa vụ toàn cầu và cấu trúc kinh tế và xã hội ngày càng phức tạp, thì đảng ngày càng có thể được coi là lực cản đối với tăng trưởng,” David Brown, một nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ, nói với BBC.
Vào ngày 31 tháng 1, sau nhiều tin đồn và thảo luận, Đảng Cộng sản long trọng thông báo ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử. Tại buổi họp báo, ông Trọng đã hứa rằng sẽ tiếp tục công chống tham nhũng “không dừng, không nghỉ, không kể đó là ai, không có vùng cấm”.
Một số nhà quan sát nói mặc dù sự kính trọng của người dân đối với ông Trọng là có thực, nhưng cũng có nguy cơ là nhiệm kỳ của ông có thể bắt đầu khơi mào sự sùng bái cá nhân.
Năm 2019, Đảng cho ra mắt cuốn sách tựa đề “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”. Cuốn sách hơn 600 trang gồm 130 bài viết về ông Trọng. Như phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin, các tác giả đều khẳng định ông Trọng là “là một nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược, có tầm nhìn xa và rất công tâm khi nhìn nhận, giải quyết những việc cụ thể với sự bao dung, độ lượng, thấm đẫm tình người”.
Một số nhà phân tích suy đoán rằng ông Trọng, sẽ 81 tuổi vào thời điểm diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ 14 vào năm 2026, có thể sẽ nghỉ sau khi đảm nhiệm một phần nhiệm kỳ thứ ba nếu xác định được một ứng cử viên phù hợp. Người lãnh đạo tiếp theo có thể được chọn giữa thủ tướng mới hoặc chủ tịch quốc hội mới. Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu ở Singapore, có cùng quan điểm, nói với tôi rằng “quyết định để ông Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba dường như là một thỏa thuận tạm thời để giúp duy trì sự thống nhất và ổn định của đảng”.
Ông Hiệp cũng nói rằng quyết định không bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ khỏi điều lệ của đảng là có ý nghĩa. “Ông Trọng có thể chuẩn bị một người kế nhiệm và tìm thời điểm thích hợp để giao lại vị trí của mình trong vài năm tới để chứng tỏ rằng ông đồng ý ở lại để cứu đảng khỏi cuộc khủng hoảng lãnh đạo hơn là bám vào quyền lực vô thời hạn,” ông Hiệp nói thêm.
Là Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997, ông Nguyễn Phú Trọng đã thường vượt qua các suy nghĩ thông thường để tiếp tục trụ lại trong chính trị cấp cao của Việt Nam. Có vẻ quyền lực duy trì và uy tín của ông sẽ tiếp tục cho ông khả năng gây bất ngờ trong mấy năm tới.
Quỳnh Trần là nhà báo của Ban Việt ngữ, BBC World Service, theo dõi chính trị Việt Nam.
_____
Bản dịch loạt bài hai kỳ về con đường chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng, do Anh Khoa và Khánh An dịch cho Việt Nam Thời Báo, đã được một thân hữu của Viet-Studies hiệu đính lại.
Loạt bài gốc đăng ở trang The Diplomat.
1. The Rise and Rise of Nguyen Phu Trong (Diplomat 26-2-21) — Bản PDF
2. The Final Victory of Nguyen Phu Trong (Diplomat 5-3-21) — Bản PDF
Từ thầy Tàu BẮC KINH : “Phải giam quyền lực vào cái lồn…g chế độ … !” đến trò Vệ HÀ L..ỘI bưng bô : ‘Phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế’
****************************
http://1.bp.blogspot.com/-X1x4PVxRQ0c/Tsr3gyDMvMI/AAAAAAAAD8M/wvMGraP5dYQ/s1600/HCM.gif
Nhà lý thuyết Lú Vương Nguyễn Phú Trọng
Đẻ non khái niệm cao vời vợi chuyên + hồng :
Đảng ta phải ‘nhốt quyền lực vào lồng cơ chế’
Té ra Trọng ‘lú’ lại bưng bô Thầy Tập thấy không ?
Vay mượn kinh điển cùng Lời vàng thước ngọc
Như quan đỏ luộc xào lại Luận án Tiến sĩ lông bông !
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
Hồng đế Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hô phong hoán vũ :
“Phải giam quyền lực vào lồng chế độ … thế là xong !”
Vài tháng sau đệ tử ruột Lú Vương luộc xào nấu lại
“Phải nhốt quyền lực vào cái l..ờ cơ chế trong lồn….g !”
Không khéo lỡ lời đêm Tử Cấm Thành Vua Đỏ họ Tập
Tên Cận Bình tại Bắc Kinh hoán vũ hô phong :
“Phải giam quyền lực vào cái l..ờ BÀNH LỆ VIỆN … thế là xong !”
Chắc từ Phủ Chủ tịT, Hà L..ội Vua lú Trọng chắc nhái lại:
“Phải nhốt quyền lực vào cái ‘tày háy’ mụ NGUYỄN THỊ BÌNH ..bồng !”
Đúng là tiểu não loài bò tót nhai đi nhai lại
http://www.hanoiparis.com/zoom.php?rep=img_poeme&image=8351
Năm 1960 về trò Chí Phèo Hồ Chí Meo còn béo tốt về báo cáo với thầy MAO XẾNH XÁNG + nghỉ mát tắm biển tại Bắc Đới Hà (北戴河). Hình chụp tháng 8/1960. Nguồn: Artron.net
BẤM VÀO XEM ảnh mầu bác Hù được tình báo Hoa Nam nuôi béo tốt
Như trò Chí Phèo Hồ Chí Meo với thầy Mao Trạch Đông
Ngày nào bọn siêu vi Vũ Hán, Trung C..uốc còn tồn tại
Ngày ấy Lời nguyền Tây Tạng – Tân Giao chỉ tiêu vong
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
ĐẤT NƯỚC Việt Nam đứng trước CÒN hay MẤT SỐNG hay CHẾT không phải là do TẬP CẬN BÌNH mà chính là cái thành phần của đám gọi là “TINH HOA” hàng giả đồ lậu thiếu KHÍ PHÁCH và ngay cả THỰC TÀI sự chọn lựa của chúng CHÍNH VÌ quyền lợi và danh hão TỰ BIẾN CHÚNG đổi di thể chúng THÀNH những con siêu vi trung c..uốc tự BƯNG BÔ (chính chúng não bộ TOÀN BỰA và BÃ ĐẬU đã thành NGUY HIỂM
Cứ như xứ Tích Lan : chẳng mấy chốc Cờ Máu 1 Sao dz…àng in lên thảm chcho hàng tỉ ả Xẩm chú Thoòng chùi chân lỡ đạp phân !!!!
**************************************
C..uốc kỳ Tích Lan in lên thảm chùi chân
Đáng quá đi lũ N..ãnh đạo cù lần
Tự đưa cổ vào thòng lọng treo cổ Trung C..uốc
Biến thành Con nợ khủng Chúa Chổm nhẹ cân
Hàng triệu dân Sri Lanka thật tâm yêu Nước
Thế hệ sau sẽ nguyền rủa thế hệ nay Tích Lan
Tự dâng hải cảng chiến lược cho Đại Hán
Rồi nợ lút đầu lút cổ trả hàng triệu lần
Bọn con cháu Tần Thuỷ Hoàng + Tần Cối
Thâm nho nham hiểm ịn C..uốc kỳ Tích Lan
Lên hàng tỉ cuộn giấy chùi hậu môn chùi chân
Sri Lanka tự đánh rơi mình vào Quỹ đạo Trung C..uốc Xã
1 Đai 1 Đường 1.000.000 Bẫy xập Búa hàng tỉ cân !!!
Toàn Dân Việt mau mau thức tỉnh mở to mắt
Đồng trụ Mã Viện nay Tuyến tầu cao tốc cù lần
Công nghệ tuyệt chủng Tàu ăn cắp từ Âu-Mỹ
Nhà thầu Trung C..uốc lái thương độc ác gian thâm
Như đống phân ngay giữa lòng ngay Trái tim Hà Nội
Nâng giá hơn cả tỉ đô n…a xương máu Thuế Dân
Chưa kể vì nghe Chí Phèo Hồ Chí Meo dân Xứ Quảng
Nay còng cổ đạp xích lô cho bọn Tàu phù Tàu ô trớ trân
Mèng đéc ơi chẳng théc méc vì sao tại sao như thế vậy ???
Chúng du lịch 0 nhân dân tệ vạn phu xích lô gian truân
Mồ hôi trên mồ hôi dưới đói ăn chảy nhễ nhại
Ai bảo mèng đéc ơi nghe Chí Phèo Hồ Chí Meo ngu đần
Tự tôn bưng bô Mao Xếnh Xáng bậc Tổ sư cách mạng
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-40.jpg
Cứ nhìn thằng Hạ tướng Võ Tiến Trung sống trên máu Dân
Con siêu vi trung c..uốc này đặt tên con Trung-Nam-Hải
Chính hắn đại vịt gian cầu vai lon Thượng tướng quân hàm
Bài học Anh thư Anh hùng Toàn Dân Miến Điện
Vùng dậy bất bạo động chống quân phiệt bán Dân
Bán Nước cho lũ Trung C..uốc xã bành trướng
Nghĩ tủi nhục cho bọn Trẻ Vệ giờ quá hèn ngu đần
Bia ôm ngày đêm xem nóng đá thầy PARK thần tượng
Chắc lời nguyền Tây Tạng lây trùm Việt Nam
Thành Quảng Nam bên Quảng Tây + Quảng Đông cạnh
Cờ Máu 1 Sao dz…àng hoà tan vào Cờ máu Giang
Đặng + Hồ + Tập Cận Bình + Mao Xếnh Xáng
Bọn con cháu Tần Cối + Tần Thuỷ Hoàng
Thâm nho nham hiểm ịn C..uốc kỳ máu Xứ Vệ
Lên hàng tỉ cuộn giấy chùi chim chùi l..ờ chùi chân
TỶ LƯƠNG DÂN
Theo nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) đưa tin, mới đây các quan chức Sri Lanka đã yêu cầu Bắc Kinh xem xét thông tin về những tấm thảm chùi chân do một công ty Trung Quốc sản xuất sử dụng hình ảnh quốc kỳ của nước này và được đăng bán trên nền tảng bán lẻ trực tuyến nổi tiếng Amazon.
Nợ chồng chất, Sri Lanka vẫn quyết vay tiền Trung Quốc Vay tiền tới tấp, Sri Lanka thành con nợ khủng khiếp của Trung Quốc
Thông tin về tấm thảm chùi chân chống trượt hình quốc kỳ Sri Lanka do nhà cung cấp Trung Quốc rao bán trên Amazon với giá giao động từ 10-24 USD đã được cư dân mạng phát hiện và chia sẻ nhanh chóng.
Một người dân Tích Lan dùng Facebook bày tỏ uất hận tủi nhục :
“Đây là cách người Trung Quốc nhìn nhận Sri Lanka sao?”.
Một ý kiến khác cho rằng tấm thảm chùi chân này là lời cảnh báo về mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai, khi Sri Lanka phải tiếp tục gánh khoản nợ khổng lồ vay từ Trung Quốc: “Có thể đó là dấu hiệu báo trước về cách họ sẽ đối xử với Sri Lanka khi chúng tôi không trả được các khoản vay của họ”.
“Nếu chúng ta không trả được nợ, thì có khi họ sẽ in quốc kỳ của chúng ta lên giấy vệ sinh mất”, một người khác bình luận.
Năm 2010, Sri Lanka đã cấm rapper người Mỹ Akon đến thăm đất nước này vì một trong những video âm nhạc của anh ta có hình ảnh những người phụ nữ ăn mặc hở hang nhảy múa trước tượng Đức Phật.
Sri Lanka là một trong những “con nợ” khủng của Trung Quốc, vì phần lớn nợ nước ngoài của Sri Lanka đều là nợ Trung Quốc. Các khoản vay này được Sri Lanka sử dụng để xây dựng các tuyến đường cao tốc và dự án cơ sở hạ tầng, nhưng trong đó có những dự án không hiệu quả khiến quốc gia nhỏ bé này ngày càng lún sâu trong nợ nần.
Năm 2017, Sri Lanka đã cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota, một trong những tuyến vận tải Đông – Tây nhộn nhịp nhất thế giới, trong 99 năm để cấn trừ nợ sau khi không có khả năng chi trả. Đến năm 2020, khi đại dịch COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng, Sri Lanka cũng là một trong những “con nợ” của Trung Quốc đã đề nghị Bắc Kinh tái cấu trúc nợ, giãn nợ, thậm chí là xóa nợ vì những khó khăn do dịch bệnh./.
Cứ như xứ Tích Lan : chẳng mấy chốc Cờ Máu 1 Sao dz…àng in lên thảm chcho hàng tỉ ả Xẩm chú Thoòng chùi chân lỡ đạp phân !!!!
**************************************
C..uốc kỳ Tích Lan in lên thảm chùi chân
Đáng quá đi lũ N..ãnh đạo cù lần
Tự đưa cổ vào thòng lọng treo cổ Trung C..uốc
Biến thành Con nợ khủng Chúa Chổm nhẹ cân
Hàng triệu dân Sri Lanka thật tâm yêu Nước
Thế hệ sau sẽ nguyền rủa thế hệ nay Tích Lan
Tự dâng hải cảng chiến lược cho Đại Hán
Rồi nợ lút đầu lút cổ trả hàng triệu lần
Bọn con cháu Tần Thuỷ Hoàng + Tần Cối
Thâm nho nham hiểm ịn C..uốc kỳ Tích Lan
Lên hàng tỉ cuộn giấy chùi hậu môn chùi chân
Sri Lanka tự đánh rơi mình vào Quỹ đạo Trung C..uốc Xã
1 Đai 1 Đường 1.000.000 Bẫy xập Búa hàng tỉ cân !!!
Toàn Dân Việt mau mau thức tỉnh mở to mắt
Đồng trụ Mã Viện nay Tuyến tầu cao tốc cù lần
Công nghệ tuyệt chủng Tàu ăn cắp từ Âu-Mỹ
Nhà thầu Trung C..uốc lái thương độc ác gian thâm
Như đống phân ngay giữa lòng ngay Trái tim Hà Nội
Nâng giá hơn cả tỉ đô n…a xương máu Thuế Dân
Chưa kể vì nghe Chí Phèo Hồ Chí Meo dân Xứ Quảng
Nay còng cổ đạp xích lô cho bọn Tàu phù Tàu ô trớ trân
Mèng đéc ơi chẳng théc méc vì sao tại sao như thế vậy ???
Chúng du lịch 0 nhân dân tệ vạn phu xích lô gian truân
Mồ hôi trên mồ hôi dưới đói ăn chảy nhễ nhại
Ai bảo mèng đéc ơi nghe Chí Phèo Hồ Chí Meo ngu đần
Tự tôn bưng bô Mao Xếnh Xáng bậc Tổ sư cách mạng
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/03/1-40.jpg
Cứ nhìn thằng Hạ tướng Võ Tiến Trung sống trên máu Dân
Con siêu vi trung c..uốc này đặt tên con Trung-Nam-Hải
Chính hắn đại vịt gian cầu vai lon Thượng tướng quân hàm
Bài học Anh thư Anh hùng Toàn Dân Miến Điện
Vùng dậy bất bạo động chống quân phiệt bán Dân
Bán Nước cho lũ Trung C..uốc xã bành trướng
Nghĩ tủi nhục cho bọn Trẻ Vệ giờ quá hèn ngu đần
Bia ôm ngày đêm xem nóng đá thầy PARK thần tượng
Chắc lời nguyền Tây Tạng lây trùm Việt Nam
Thành Quảng Nam bên Quảng Tây + Quảng Đông cạnh
Cờ Máu 1 Sao dz…àng hoà tan vào Cờ máu Giang
Đặng + Hồ + Tập Cận Bình + Mao Xếnh Xáng
Bọn con cháu Tần Cối + Tần Thuỷ Hoàng
Thâm nho nham hiểm ịn C..uốc kỳ máu Xứ Vệ
Lên hàng tỉ cuộn giấy chùi chim chùi l..ờ chùi chân
TỶ LƯƠNG DÂN
tường đổ rồi,
Bec-lin còn đó
đừng nói với tôi,
về hiểu nhầm tai hại.
Béc-lin đã nhầm về chính Béc-lin
đừng nói với tôi,
về hiểu nhầm tai hại.
hãy nói thật đi,
chúng ta sai.
chúng ta sai.
như lẽ tự nhiên,
như lịch sử ngàn đời có lỗi.
có sao đâu,
đơn giản,
chúng ta sai
quá khứ chấm hết vào hôm nay,
và ai cũng biết mai chưa là tận thế.
vậy nhận đi,
chúng ta sai.
chúng ta sai.
chúng ta làm lại.
cha ông mình chẳng đã làm lại mãi đấy thôi.
nhân loại ngàn đời cũng sai rồi làm lại.
sao phải nặng nề,
bám víu.
chúng ta sai.
độc đảng là sai,
đa nguyên là tiến bộ,
dân chủ tự do là quyền cơ bản Con Người.
phản bội lẽ này,
chúng ta sai.
nhận đi!
đừng nói với tôi,
về Dân Chủ Tự Do.
khi nói thật,
vẫn phải ngoái đầu nhìn lại.
đất nước mình không có Tự Do.
nếu có một bức tường Hà Nội,
như Béc-lin,
ta sẽ xô đổ,
Hà Nội sẽ vẫn còn.
như Béc-lin,
bức tường đã đổ.
họ cũng như mình,
họ cũng đã từng sai.
Trích người thơ Nguyễn Đắc Kiên.
Ít ai ngờ rằng, bước đường công danh của Trọng Lú được lót đầu tiên bằng một ổ trứng gà !
Bà nó ơi đuổi con gà trong sân kìa. Từ ngày tai biến, chân tôi đau không nhác nổi.
Thía mà nó ngồi chồm hổm trên đầu trên cổ 100 triệu dân vưỡn được. Đúng nà một dân tộc ” ôn hòa có học”
nghiemnv 10/03/2021 at 11:42 am
Bà nó ơi đuổi con gà trong sân kìa. Từ ngày tai biến, chân tôi đau không nhác nổi.
Thía mà nó ngồi chồm hổm trên đầu trên cổ 100 triệu dân vưỡn được. Đúng nà một dân tộc ” ôn hòa có học”
Người Ngưỡng Quang mãi mãi vượt trội vượt xa hẳn cái người Hà L..ội hôm nay !!
************************************
Mãi mãi hàng triệu Người Ngưỡng Quang :
Photon Quang tử vượt Không-Thời gian !
Đứng lên xuyên Thế kỷ Hai mươi – mốt
Dân Miến bất bạp động đấu tranh gian nan
Đồng trí đồng tâm vô cùng Vĩ đại !
Tuyến đầu Đông Á phất Cờ đuổi tan
Quân phiệt độc tài thân Đại Hán
Lỡ mang Dòng máu Thăng Long – Hà Nội :
Nỗi buồn Định mệnh uất hận miên man !
Bao Tâm tình bao Tâm trí ru ngủ tha hóa
Tiềm năng + Viễn kiến thôi miên đến điêu tàn
Mãi mãi hàng triệu Người Ngưỡng Quang :
Vượt xa giờ vong thân người Hà L..ội !!
Họ như Quang tử-Photon bay vào Vũ trụ
Sao sánh xe thồ cửu vạn chịu kiếp cơ hàn
Từ ấy bội phản ôi Mùa Thu thắng Tám !!!
Chịu tủi phận dưới gông cùm đỏ tham tàn
Vòng Kim cô Đại Hán cùng Lời nguyền Tây Tạng
Đâu Quốc Hồn Người Thăng Long hiên ngang ?
Thế mới biết cực độc siêu vi Trung C..uốc
Từ Mao lây Hồ nhập cảng giết dần toang hoang
Người Ngưỡng Quang mãi mãi vượt hẳn
Bỏ xa người Hà L..ội nay chịu nhục đốn hèn !!
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Trọng làm cho những nhà tiên tri phá sản, là người VN mặt dày nhất mang hai giòng máu cọng sản, là người dưng vai cascadeur Trần quốc vượng tuyệt hảo đóng thế đến giờ chót, là tay nói láo mạt hạng biến quốc gia nhếch nhác thành Rồng chuẩn bị lộn.
“quyết định để ông Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba dường như là một thỏa thuận tạm thời để giúp duy trì sự thống nhất và ổn định của đảng”. (copy)
Ai quyết định, ai thỏa thuận ở đây? ai trồng khoai đất này. Phải chăng đảng đã đến cực điểm của suy vong trong một suy nghĩ lú lẫn hoang tưởng dẫn dắt một đảng quang vinh muôn năm vĩnh cửu.
Đó là kết cấu của một loạn đảng sẵn sàng bóp chết tất cả mọi sự đối lập.