12-2-2021
Báo Tuổi trẻ độp thẳng vào chương trình Táo Quân, chê những màn diễn “vui vẻ tầm phào”. Tôi xem giữa chừng rồi bỏ, vì thú thực chẳng có gì “vui vẻ”. Còn cái sự “tầm phào” thì thua xa các trang mạng trẻ trâu của đám Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng…
Ông bạn hàng xóm hỏi tôi: “Theo ông giáo, truyền hình quốc gia mang Ngọc Hoàng và Táo Quân trong tín ngưỡng của đa số người Việt ra làm trò cười, liệu có báng bổ tín ngưỡng của dân tộc không?”
Tôi chẳng bao giờ suy ngẫm sau khi xem chương trình Táo Quân vì nó nhạt nhẽo, vô vị. Nhưng câu hỏi của ông hàng xóm thì đáng giật mình suy ngẫm.
Tôi trả lời: “Vì người Việt thờ cúng loạn xạ từ thần thánh đến ma quỷ, từ người hùng cho đến động vật miễn là cầu lợi trước mắt, hậu quả, thứ tín ngưỡng thực dụng ấy chẳng có gì thiêng liêng. Cho nên chẳng ai cảm thấy niềm tin của mình bị báng bổ. Nếu là một tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo… ai dám đem Đấng Tối cao của người ta ra giễu cợt, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng. Các tín đồ sẽ nổi loạn, thậm chí gây chiến tranh hoặc khủng bố…”
Ông hàng xóm gật gù: “Ông giáo nói cũng phải. Đúng là không ai thấy thần tượng của mình bị báng bổ, mặc dù trước khi xem mấy anh hề Táo Quân diễn trò, nhà nào cũng đang thành kính, trang nghiêm sắm sửa lễ rước Ông Táo.”
Tôi hỏi: “Xem Chương trình Táo Quân vừa rồi, ông có ấn tượng gì không và ấn tượng nhất cảnh nào?”
Ông hàng xóm nói: “Ấn tượng nhất ở màn tranh ghế và cái gọi là “rót mật vào tai”. Thánh thần gì mà mua quan bán tước và nịnh hót đến phát tởm!”
Tôi cười: “Tôi cũng có xem cảnh ấy nhưng không cười được. Hình như tác giả kịch bản không phải giễu cợt mà phô trương để ngợi ca một cách trịnh trọng. Có lẽ đó cũng là lý do các tín đồ của thứ tín ngưỡng này không thấy nhột. Mà như vậy thì… Nếu có nhột thì giới chính trị phải thấy nhột hơn chứ nhỉ? Nhưng có lẽ cũng không có gì nhột, vì biết đâu họ lại thấy tự hào được trở về truyền thống? Chất liệu của kịch bản là hiện thực thời nay, thời dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà quan hệ tôn ti đặc sệt phong kiến, ca ngợi Ngọc Hoàng vạn tuế, các Táo lại thi nhau nịnh nọt không biết thối mồm. Nếu biết nhục thì có lẽ người ta đã không trình diễn như vậy trong thời khắc giao thừa thiêng liêng…”
Ông hàng xóm há hốc mồm ra và không dám hỏi gì thêm. Còn tôi thì lần đầu tiên suy ngẫm nhiều về cái chương trình mà lâu nay tôi bỏ ngoài trí não.
Từ sau 1975 đến nay chưa bao giờ tôi xem táo quân trên TV và gần như hiếm khi xem TV vì sợ nhiễm thói nói dóc. Sau khi PV Hoàng Khương của TT bị bắt tôi không còn đọc TT nữa.
Chương trình Táo này nó là một sự hiện thực hóa tín niệm Táo chầu Trời của dân gian, lồng ghép tâm tình con người Việt vào đó, phản ánh những sự kiện tâm tư trong năm sắp qua.
Các bậc giáo chủ các tôn giáo là hiện thân của đạo đức và quyền lực thần thánh, nhằm dẫn dắt con người đi trong bể khổ nhân sinh, do đó không thể báng bổ. Còn Táo và Ngọc Hoàng là niềm tin tinh thần, cầu lấy may của người Việt, chẳng ai coi đó là một việc cúng bái bắt buộc và hiệu quả thực sự, mà là thuộc về phạm trù truyền thống và lễ hội.
Nếu không có Táo Quân, ắt hẳn niềm tin cúng cá chép ngày 23 sẽ chỉ là những tín niệm mơ hồ nhạt nhòa, được nhớ đến theo mỗi cái lệ cúng cá chép bởi các thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng chương trình Táo Quân đã thổi hồn vào nó trong một dạng hài, thân thuộc vui vẻ và sôi động với mọi người dân Việt trong những đêm 30. Như vậy làm sao có thể có người hỏi rằng ” báng bổ tín ngưỡng tin thần của người Việt ” ??
Chính vì đó làm nổi bật lên khoảnh khắc Táo lên chầu Trời tấu những sự việc trong năm, mà đã đánh dâu sự chuyển tiếp rõ ràng trong năm âm lịch giữa năm cũ và năm mới, mà không chỉ là đơn thuẩn nhảy cái kim đồng hồ qua 12h đêm là xong chuyện. Năm không có Táo Quân , Tết nó quả thật nhạt nhẽo.
Mấy ông ngồi ở Ba Đình hiểu rõ mình đang diễn trò hề lãnh đạo trong mắt người dân, thế nên họ siêng năng cho phép những trò hề hành hạ ḿăt của người dân, đặng lấp liếm sự thấp kém nghệ thuật diễn tuồng trên sân khấu Ba Đình.
Táo quân của Đảng, văn hóa Đảng. Càng nhảm nhí càng chà đạp văn hóa, càng tốt càng đúng ý của Đảng. Nhìn cái đám ” khán giả bên dưới” ngoác mồm cười mới thấy chán đời làm sao.
Trước có ông “thạch rau câu” quảng cáo trên VTV, Ngọc Đế còn “chờ ăn thạch” rồi mới mở buổi chầu. Lại có ông “sữa trẻ em” cũng quảng cáo trên VTV, có “ông trẻ con cưỡi ngựa nhổ tre đánh giặc” là nhờ ăn sữa của các ông ấy. Lâu nay không thấy mấy cái quảng cáo này.
Lại nữa, giờ, không thấy ông nào khoe “thành tích” phá đền, chùa, miếu mạo của ông cha thuở “còn thơ dại”. Hỏi ai phá? Ấy, đình làng tôi bị “bom nó bỏ” ….!
Đại khái, lô hương ở đảo Song Tử Tây là đúng chỗ, còn ở Công trường Mê Linh là “chưa đúng” phép tắc thờ cúng! Cái lý có chân nó là như vậy.
Nếu chết ngay như chị phó chủ tịch thành phố nào đó, mấy anh hề có dám láo nháo không. Nhưng cứ theo dõi xem, liệu đời họ có “trôi” được không.
Thú thật rằng, từ trước tới nay, tôi chưa hề xem bất cứ một chương trình Táo quân nào.