Địa ngục xanh Việt Nam – Bối cảnh của cuộc chiến (Phần 1)

Tác giả: Helmut P. Müller

Dịch giả: Phan Ba

6-12-2020

Tác giả, Helmut P. Müller, là phóng viên trưởng (Chefreporter) của báo Westfälische Nachrichten (“Tin tức Westfalen”) ở Đức. Ảnh: internet

Cuộc chiến này ở Việt Nam – cuộc chiến mà không được bất cứ bên nào tuyên bố chính thức – có hàng ngàn gương mặt: những khía cạnh quân sự, chính trị, xã hội, tâm lý và những khía cạnh khác trộn lẫn với nhau thành một tính phức tạp loại trừ mọi sự đơn giản hóa. Tính rắc rối phức tạp của nó rộng lớn cho tới mức cả hai bên đều vướng vào trong đó: Câu hỏi “Tại sao chết cho Việt Nam” được cả hai bên trả lời bằng câu khẳng định “Cho tự do”. Đơn giản như thế đấy – và tuy vậy rất phức tạp.

Cuộc chiến này đã hoành hành từ mười ba năm nay – không khoan nhượng, tàn nhẫn kiểu Á châu và đầy ắp sự căm thù với oán giận. Làm sao mà người ta có thể tìm được một lối đi khi còn chưa có thống nhất về điểm xuất phát của cuộc chiến. Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng nói về việc này: “Đây là một cuộc chiến tranh giải phóng. Chúng tôi tiến hành nó để chống lại những tên cướp Mỹ và những tên đế quốc đã chiếm giữ Việt Nam bằng sự xâm lược hèn hạ.

Chính phủ bù nhìn ở Sài Gòn luôn là một công cụ của những tên đế quốc Mỹ. Nó hoàn toàn không phải là một chính phủ hợp pháp. Chính nó đã bán đứng đất nước của chúng tôi. Ai đã mời quân đội Mỹ đến Nam Việt Nam? Ai đã cho phép Hoa Kỳ thiết lập căn cứ quân sự ở đó? Ai đã yêu cầu Hoa Kỳ sử dụng những loại vũ khí và phương pháp chiến tranh tàn ác? Chính các hiệp định giữa những tên xâm lược và những kẻ phản bội là những cái mà dân tộc Việt Nam cương quyết từ chối.”

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Dean Rusk – khi được hỏi về nguyên nhân của cuộc xung đột – giải thích: “Tại sao chúng tôi lại ở Việt Nam? Chắc chắn không phải vì chúng tôi có quyền lực và thích sử dụng nó. Chúng tôi không nhìn mình như những người cảnh sát của thế giới. Chúng tôi không đi lại khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm một cuộc xung đột mà chúng tôi có thể can thiệp vào. Hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi không phải là kẻ kiến lập thế giới cũng như không phải là tên sen đầm thế giới – chúng tôi tự biết điều đó.

Chúng tôi ở đây dựa trên sự cam kết đa phương trong Hiệp ước SEATO và dựa trên một loạt những cam kết song phương và bảo đảm trực tiếp đối với chính phủ Nam Việt Nam. Chúng tôi đã gửi quân đội Mỹ đến chiến đấu trong rừng rậm của đất nước bị chiến tranh tàn phá đó, vì Nam Việt Nam theo lời của Hiệp ước SEATO đã trở thành ‘nạn nhân của một cuộc xâm lược dưới hình thức tấn công vũ trang’. Cuộc chiến ở Nam Việt Nam là một hành động xâm lược từ bên ngoài, cũng hệt như khi chính quyền Hà Nội gửi một đạo quân vượt qua vĩ tuyến 17, thay vì đưa lực lượng vũ trang lén lút thâm nhập vào – điều đang xảy ra không ngưng nghỉ. Điểm này là quan trọng, vì nó chạm đến cốt lõi của cam kết chúng tôi. Một phần lớn của sự bối rối đang thống trị chính là kết quả của việc không có khả năng hiểu được bản chất của cuộc xung đột.

Vì nếu như cuộc chiến ở Nam Việt Nam chỉ là một cuộc nổi dậy nội bộ – như người cộng sản hay cố gắng diễn đạt, thì Hoa Kỳ đã không có quân đội đóng ở Nam Việt Nam. Nhưng ở đây rõ ràng là nổ lực của một chế độ cộng sản, đang tồn tại ở nửa phần của một đất nước bị chia đôi, cố dùng vũ lực để đặt sự thống trị của nó lên người dân của nửa kia đất nước, đi ngược lại với ý muốn của họ.”

Dù hai bên có đưa ra bất cứ điều gì – nhân chứng không thể mua chuộc được vẫn là thống kê. Những con số của nó cho thấy một bối cảnh của cuộc chiến mà cho tới nay vẫn còn chưa được biết đến trên thế giới: từ 1954 cho tới 1961, du kích Việt Cộng đã giết chết tổng cộng 13.700 thường dân ở Nam Việt Nam – phần lớn là các nhân vật lãnh đạo của đất nước. Trong cùng khoảng thời gian này, hàng ngàn người Nam Việt Nam khác đã bị bắt cóc và kể từ lúc đó được cho là mất tích. Việc tiêu diệt có hệ thống tầng lớp trí thức này đã đẩy đất nước đến bờ vực thẳm – hoàn toàn không phải là “sự can thiệp rộng lớn của Mỹ”, như Hà Nội và Bắc Kinh luôn quả quyết.

Bởi vì từ 1954 cho tới 1961, người Mỹ hầu như không có quân đội đồn trú ở Nam Việt Nam. Sự tham chiến của họ được giới hạn ở mức từ 1954 cho tới ngày 1 tháng 1 năm 1961, họ chỉ có hai người chết ở Nam Việt Nam!

Sự tham chiến của người Mỹ ở Nam Việt Nam không phải mạnh mà ít như thế.

Vì vậy mà người cộng sản chắc hẳn tin rằng với “cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” cuối cùng thì họ cũng đã tìm ra được một phương án để giành lấy quyền lực trong một đất nước khác. Vì có thể thấy rằng hệ thống chặt chẽ của các cán bộ cộng sản, mà các “đội quân giải phóng” nửa xã hội, nửa chính trị của họ đã thâm nhập vào 2561 làng mạc của Nam Việt Nam theo một kế hoạch tổ chức chính xác, đã thắng thế đối với quân đội Nam Việt Nam đã được kiến lập quá nhanh chóng, cũng chỉ vì đội quân như bóng ma này có mọi ưu thế của chiến tranh du kích ở phía họ: Họ chủ động – những người kia phải phản ứng. Việt Cộng là những người quyết định chiến đấu khi nào, ở đâu và như thế nào.

Cách tiến hành cuộc chiến như thế dựa trên ba khả năng chiến lược: Chiến lược ba bậc của Mao Trạch Đông, phương án tổng khởi nghĩa cũng như khả năng thuần túy chính trị của một chính phủ liên minh. Khả năng cuối cùng đó đã bị loại bỏ ra khỏi Nam Việt Nam ngay từ đầu – người cộng sản là một thiểu số quá yếu ớt, cơ hội chính trị của họ bằng con số không. Vì vậy mà người ta hoạt động theo hai thuyết hứa hẹn chiến thắng bằng vũ lực:

Khởi Nghĩa – Phương án tổng khởi nghĩa. Ở đây, tiền đề cho thành công là đánh thức dậy một nhận thức cách mạng ở người dân nông thôn qua khủng bố và hoạt động của các đoàn cán bộ cộng sản, và tăng cường nó cho tới mức “cơn thịnh nộ nhân dân” bùng phát ra thành một cuộc tổng khởi nghĩa dẫn tới việc chiếm lấy quyền lực. Chiến tranh tâm lý, các biện pháp xã hội cũng như khủng bố được kiểm soát một cách tinh vi – được hỗ trợ bằng những chiến dịch du kích nhỏ – phải được tiến hành đồng thời với nhau.

Chiến lược ba cấp của Mao Trạch Đông. Một phương án thuần túy quân sự, hứa hẹn chiến thắng qua ba giai đoạn: Thứ nhất – hoạt động du kích cách mạng, để đẩy tính bất ổn định lên cao – dần dần chuyển tiếp sang một cuộc nội chiến được tiến hành với những tập đoàn quân – bao vây các thành phố lớn và các cuộc phản công quân sự như đã được áp dụng trong cuộc Chiến tranh Đông Dương.

Các phương án này dường như là không thể sai lầm: người Việt – đã kiệt quệ qua sự thống trị thực dân kéo dài một trăm năm và một cuộc chiến chín năm chống người Pháp – trước sau thì cũng đã không có khả năng nói chung là hiểu được những khái niệm như “dân chủ, chủ nghĩa cộng sản” v.v. Ao ước của những con người hoàn toàn phi chính trị và phần lớn là ít học này giới hạn ở một cuộc sống không có chiến tranh và không có áp bức. Câu khẩu hiệu là: trồng lúa, ăn no, có thể sống.

Thêm vào đó, đất nước này bị chia rẽ về nhiều mặt, không chỉ bởi biên giới nhân tạo ở vĩ tuyến 17: thổ dân, người Thượng, người Khmer, người Hoa và người Việt tuy sống chung với nhau, nhưng đặc thù ngôn ngữ, những tập tục khác nhau và tính cách khác nhau đã cản trở một sự đoàn kết dân tộc. Cũng không thể nói về một cộng đồng tôn giáo: các đức tin khác nhau trong đạo Phật (Đại Thừa và Nguyên Thủy), các giáo phái Hòa Hảo, Ấn Quang và Cao Đài, người Ki-tô giáo, tín đồ Vật Linh cũng như những hình thức tín ngưỡng đa dạng của người Hoa – tất cả chúng là vật chứng của một hình thức liên bang nhà nước và tôn giáo chỉ có ở Việt Nam.

Đó không phải là vùng đất lý tưởng để nuôi dưỡng cho thuyết Tổng Khởi nghĩa hay sao? Đó không phải là con đường trực tiếp khiến cho chính phủ ở miền Nam không có khả năng hoạt động và loại trừ mọi ảnh hưởng phi cộng sản hay sao? Thể theo câu “con người là một quả bom nguyên tử tinh thần”, người cộng sản sử dụng các cán bộ đã được đào tạo lâu năm của họ để chiếm đoạt miền Nam. Trong một quyển hướng dẫn cho Việt Cộng có viết rằng: “Không phải sắt thép và vũ khí, mà là lòng dũng cảm của con người sẽ quyết định cuộc chiến. Chiến tranh nhân dân là một vũ khí nhiều công hiệu. Chỉ có quân đội cách mạng sử dụng vũ khí này mới phát huy được hoàn toàn lòng dũng cảm và sức chiến đấu của con người. Hãy sống dũng cảm và chết vinh quang.”

Và tất nhiên là phải gây thiệt hại lớn cho “quân đội bù nhìn” của Diệm. Vì nhóm nhỏ người Mỹ thì không thể kể đến trong những năm này…

Thành công dường như cho thấy rằng người cộng sản đã đúng: “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” – được hỗ trợ bởi Đảng Cộng sản Nam Việt Nam, đảng mà tự nói về mình rằng: “Chúng tôi là động lực của cuộc cách mạng, đạo quân tiên phong và linh hồn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” – dời tổng hành dinh vào trong khu rừng rậm phía tây bắc của Tây Ninh cạnh biên giới với Campuchia và qua đó nối kết trực tiếp với Đường mòn Hồ Chí Minh. Số 6000 người của quân đội nhân dân cộng sản ở lại miền Nam bất hợp pháp sau hiệp định ngưng chiến năm 1954 đã tạo thành đội ngũ cán bộ cơ bản để tiến hành “cuộc chiến tranh du kích cách mạng” đang bắt đầu, cái mà chỉ khác với phương pháp nội chiến cộng sản thông thường ở tính phức tạp của nó: Thay vì tác động tâm lý số đông, song hành cùng với các hoạt động bán quân sự là một sự khủng bố khác mà dân làng – 80 phần trăm dân số sống trong đó – không có gì để chống đỡ lại.

Chiến thắng dường như chỉ còn là một câu hỏi của thời gian.

Người cộng sản có thể đắc thắng. Hiệp định Geneve quy định rằng “một giới tuyến quân sự tạm thời được ấn định tại vĩ tuyến 17 mà lực lượng của hai bên phải tụ hợp về phía của mình sau khi rút quân – lực lượng của quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc và lực lượng của Liên hiệp Pháp ở phía Nam của giới tuyến này.” Đồng thời người ta cũng quy định rằng “giới tuyến quân sự này là tạm thời và hoàn toàn không được cho rằng nó thể hiện một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ”. Thêm vào đó còn ấn định rằng hai năm sau khi Hiệp định được ký kết – tháng 7 năm 1956 – tổng tuyển cử với mục đích thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành.

Nhưng cuộc bầu cử này là điều không tưởng ngay từ trước khi nó nói chung là được bắt đầu: Chính phủ Diệm không chấp nhận cả việc chia đôi đất nước lẫn thời điểm bầu cử cho Nam Việt Nam. Ông Diệm tuyên bố: “Những thỏa thuận giữa các bên Pháp và Việt Minh đã được đưa ra mà không có sự chấp thuận của đại diện Nam Việt Nam và vì vậy mà không có tính ràng buộc.”

Và Diệm là người của Mỹ – “một tên nịnh hót và tay sai của đế quốc, người muốn bán đất nước của chúng ta cho những tên cướp Mỹ”, như người cộng sản quả quyết.

Vì Diệm là người đã gọi người Mỹ. Lật đổ ông ấy là mục tiêu số một. Đuổi người Mỹ ra khỏi nước, mục tiêu số hai. “Thế mạnh của kẻ địch nằm trong khả năng tiến hành chiến tranh và nguồn lực vô cùng to lớn của nó”, như Đài phát thanh Hà Nội giải thích. “Nhưng cả sức mạnh của nó cũng có giới hạn. Vì người Mỹ không thể vượt qua được một cuộc chiến tranh du kích dài lâu và khó khăn trong một đất nước miền nhiệt đới – cách xa quê hương. Thế yếu cơ bản của họ nằm ở đó.”

Người cộng sản tin như vậy – và họ phải tin như vậy. Vì sự tham chiến của người Mỹ thật là nhỏ trong so sánh với mối nguy hiểm đang đe dọa. Cường quốc Hoa Kỳ không thể quyết định một cách cương quyết – môn chẳng ra môn khoai chẳng ra khoai. Và đó là một trong nhiều sai lầm…

Có những sai lầm mà người ta nhận ra ngay – và có những sai lầm mà người ta nhìn nhận muộn màng – thỉnh thoảng là quá muộn. Rồi thường thì người ta phải trả một cái giá cao. Có những chính trị gia nào đó quá hiểu điều này. Người Mỹ thì chắc chắn hiểu…

Hãy nhìn đến cuộc Chiến tranh Đông Dương – cuộc chiến bẩn thỉu và tàn bạo diễn ra trước sự tiến thoái lưỡng nan hiện nay ở Việt Nam, mà trong thời gian vừa qua người ta hay tìm ra những điều tương đồng với nó. Thật là vô lý hết sức: Chiến tranh Đông Dương là một cuộc chiến tranh thực dân của người Pháp, một cuộc chiến hủy diệt làng mạc, tra tấn tù nhân – chỉ để thực thi yêu sách thực dân. Nhưng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ chỉ thực hiện một lời hứa bảo vệ mà họ cảm thấy có trách nhiệm từ Hiệp ước SEATO.

Và tuy vậy, có lẽ người Mỹ đã không vướng vào cuộc chiến kinh khủng này nếu như họ đã phản ứng khác đi vào thời đó trong cuộc Chiến tranh Đông Dương. Chỉ cần một nửa sự trợ giúp được rót vào Nam Việt Nam hiện nay – và lẽ ra là đã không có Điện Biên Phủ với tất cả những hậu quả của nó. Tuy là người Mỹ đã chi tổng cộng một tỉ dollar cho Đông Dương – nhưng đó có là bao nhiêu kia chứ: đối với nước Pháp thì sự việc đó là được tất cả hay mất hết thảy. Nước Pháp không chỉ cần dollar – nước Pháp cần nhiều hơn nữa. Nhưng ở đây thì người Mỹ không muốn nghe – mặc dù vào thời gian này người Pháp đã đi trên con đường từ “chủ nghĩa thực dân” sang Communauté Français [Cộng đồng Pháp]. Và có không ít Việt Minh, những người hủy diệt vinh quang của Pháp ở Đông Dương, bắn với những khẩu súng made in USA.

Ngày nay, người Mỹ ngạc nhiên, khi Tướng de Gaulle chỉ trích họ, nghi ngờ họ và “đâm dao sau lưng chúng ta”. Nhưng trong lúc đó thì họ quên rằng tuy nước Mỹ lúc đó đã trả một tỉ dollar vào trong quỹ tiền của thực dân Pháp – nhưng cũng không tiết kiệm những nghi ngờ và chỉ trích đối với đồng minh Pháp.

(Còn tiếp)

_____

Phan Ba dịch từ nguyên bản tiếng Đức: “Grüne Hölle Vietnam”, nhà xuất bản Osang, Bad Honnef, 1967

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng (The Last Samurai)
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=77&idpoeme=9998
    BẤM VÀO ĐỌC TIẾP

    ♥ ♥ ♥ Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng ♥ ♥ ♥

    Minh Trị Thiên Hoàng khi nhận Gươm:
    «Khanh kể Trẫm nghe «Thầy» (2) thân thương
    Quốc sư chết như thế nào giữa chiến trường ? »
    (Nathan Algren trả lời:)
    «Thưa Ngài ! Không biết nói sao — Người chết như thế nào !
    Nhưng hạ thần mong kể với Ngài vì sao
    Người đã sống như thế nào ! »

    ANH HÙNG LÝ TỐNG : Thần Phong Đại Việt vừa về lại Đền Hùng ! …
    ****************************************************

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11501&fbclid=IwAR1wvI7QXKpOlFbzlwzOEjCMO0s4rZeFm-tgRmyfihVcjCGWsm2qhcIuQXc

    谷村 新司さん

    Giờ triệu triệu Cánh Đào Mai tàn Xuân
    Rơi khắp Quê Mẹ .. .. Anh Hùng lìa trần !
    Đời Lý Tống như Thần Phong Đại Việt
    Hương gió thơm ngát tận đến Muôn Năm
    Về lại Sài Gòn Cánh Tự do tung gió
    Thủ đô Cu Ba in mãi dấu Vĩnh hằng
    Gió Thánh về tăng tốc triệu vó ngựa
    Đánh thức lúa nở đồng xanh đồng bằng
    Thần Phong cùng Hưng Đạo Nguyễn Huệ
    Vào trận Biển Đông lập lại Bạch Đằng
    Đêm Cali Ó Đen hóa thân Câu Trắng
    Tinh Hoa về Đền Hùng lệ huyết Trăng

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Cảm tác xin tiễn đưa Anh Hùng LÝ TỐNG Lê Văn Tống về lại ĐẾN HÙNG cùng Tổ tiên …

    09 giờ 16 phút Tối 5/4/2019, giờ Cali – 06 giờ 16 phút Sáng 6/4, giờ Paris

    https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/o-den-ly-tong-cat-canh-luc-9-gio-16-phut-toi-5-thang-tu/

  2. Nếu ai nhắc câu nói của Phạm văn Đồng trước mặt tôi, tôi sẽ lặp lại câu đó với chú̉t thay đổi về chủ thể. Tôi sẽ thay “Đế quốc Mỹ” bằng “Liên Xô”. Tôi cũng thay “chính phủ bù nhìn Sàigòn” bằng “7 chính phủ bù nhìn: 6 ở Đông Âu và 1 ở Kabul.”

Comments are closed.