19-9-2020
I. Dẫn nhập:
Trong suốt 90 năm kể từ khi thành lập đảng CSVN năm 1930, thì tương quan giữa tập thể này và đảng CSTQ là một tương quan có tính chủ tớ, trong đó đảng CSTQ là chủ và đảng CSVN là tớ. Chỉ trừ một giai đoạn trên một thập niên từ năm 1979 (khi CSVN tấn công tiêu diệt đàn em CSTQ là Khmer Đỏ và CSTQ tấn công Việt Nam để dạy một bài học) cho đến năm 1990 (khi CSVN chấp nhận ký Hiệp Ước Thành Đô) tái thiết lập sự lệ thuộc vào TQ truyền thống từ hồi Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên Đại dịch Vũ Hán bắt đầu từ cuối năm 2019 có tiềm năng thay đổi cục diện thế giới kể cả tương quan Hán – Việt này.
Các quốc gia dân chủ và các quốc gia độc tài, vì những điều kiện khách quan, có những phản ứng tuy khác nhau nhưng rất dễ hiểu trong khi đối phó với đại dịch.
Các quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, tuy bề mặt có nhiều quan điểm và tranh cãi khác biệt, nhưng ổn định vì có một khung sườn pháp trị vững chắc và các định chế dân chủ hùng mạnh.
Các chính đảng thay nhau nắm quyền trong những cuộc bầu cử công khai và luật định. Chính vì thế nổ lực của các chính quyền là:
a. Diệt dịch
b. Giảm thiểu thiệt hại kinh tế
c. Ổn định an sinh cho người dân và
d. Kế hoạch phục hồi kinh tế
Trong khi đó, các chế độ độc tài thì bề ngoài phẳng lặng nhưng bao hàm sự bất ổn tiềm tàn. Chính vì thế họ chú trọng vào:
a. Triển khai chiến lược tạo ra những thế lực thù địch, từ nhỏ đến lớn
b. Huy động bộ máy quốc phòng cũng như công an, một mặt kiểm soát nhân dân, viện cớ tiêu diệt mọi mầm móng đối lập. Chính vì thế, chúng ta thấy việc tăng cường đàn áp đối lập trong nước tại Việt Nam, và tại TQ.
c. Gây hấn nặng nề với các quốc gia lân bang, thậm chí đưa đến chiến tranh.
d. Mục đích duy nhất là bảo vệ độc quyền cai trị
II. Hiểm họa chiến tranh với Việt Nam
Đảng CSTQ đã có những gây hấn như sau với các quốc gia lân bang.
Trước hết, tháng 6 vừa qua, CSTQ, tại vùng Ladakh thuộc Hy Mã Lạp Sơn, gây hấn với Ấn Độ là một cường quốc nguyên tử khác.
CSTQ cũng gây hấn và dằn mặt Bhutan một vương quốc nhỏ hiền hòa, nằm giữa Ấn Độ và TQ.
CSTQ cũng tăng cường gây hấn với Nhật Bản tại quần đảo Điếu Ngư.
CSTQ cũng gia tăng đe dọa Đài Loan.
CSTQ cũng khiêu khích đảng CSVN bằng cách xua đuổi và đánh giết các ngư phủ và tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, vùng thềm lục địa Việt Nam, tập trận hoành tráng tại Biển Đông.
TQ cũng cố tình gây hấn ở Biển Đông với 2 quốc gia khác là Mã Lai và Phi Luật Tân.
Sau cùng CSTQ, thông qua luật An Ninh Quốc Gia, đơn phương xóa bỏ hiệp định với Anh Quốc làm nền tảng của khái niệm “một quốc gia hai chế độ”, mà chính họ đã long trọng cam đoan từ năm 1997.
Các chiêu thức như trên thường được các nhà độc tài sử dụng từ thời của Hitler, thuộc Đức Quốc Xã như thanh toán Ba Lan, hoặc Putin khi thanh toán Crimea, Mao trạch Đông khi thanh toán Tây Tạng. Mục đích là khơi dậy tính quốc gia cực đoan hầu củng cố quyền lực trong một thời điểm chế độ cảm thấy bất an nhất.
Xác xuất rất cao là đảng CSVN đã nhận được những nguồn tin tình báo về sự bất an cao độ của nội bộ đảng CSTQ.
Sau Đại Dịch Vũ Hán, tập thể độc tài này gặp những chống đối ngầm từ bên trong nội bộ, phản đối sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và sự chống đối minh thị từ các quốc gia khác trên thế giới, nhất là các cường quốc Tây Phương.
Hầu như toàn thế giới, sau cơn sốc Vũ Hán, đã nhìn thấy bản chất thực sự của hiểm họa kinh hoàng là chính đảng CSTQ.
Xác xuất cũng rất cao là CSVN đã có những tin tình báo là tấn công Việt Nam bằng quân sự là một điều rất có thể xảy ra nếu phe nhóm của Tập Cận Bình cảm thấy sự sinh tồn của họ bị đe dọa và một cuộc chiến với CSVN sẽ giúp họ thanh trừng những thế lực thù địch trong nội bộ đảng.
Chính vì thế, trong thời gian gần đây, lãnh đạo và hạ tầng Bộ Công An của CSVN đã được huấn luyện và thuyết trình về chủ trương bá quyền của TQ và nhất là vào thượng tuần tháng 8 vừa qua, CSVN cho chiếu trên đài truyền hình VTV1 bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”. Phim do Báo Nhân dân sản xuất hoàn thành năm 2020. Bô phim được Ban Tuyên Giáo Trung Ương chỉ đạo. Bộ phim này nêu thẳng tên CSTQ xâm lược và lên án họ vô cùng gay gắt nặng nề.
III. Nếu có khả năng CSTQ tấn công Việt Nam bằng quân sự thì sự kiện này sẽ diễn ra dưới hình thức nào?
Một trong những yếu điểm chết người của đảng CSVN là vì quá khiếp sợ và lệ thuộc CSTQ hầu bảo vệ quyền thống trị tại VN nên họ hoàn toàn không có đồng minh thực sự. Nếu CSTQ tấn công CSVN bằng quân sự thì không có cường quốc nào chấp nhận can thiệp hoặc viện trợ quân sự cho họ cả.
Trong khi Nhật Bản, Đào Loan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương thì có Hoa Kỳ và các cường quốc khác.
Chúng ta có thể mường tượng các tình huống sau đây theo cấp độ xác xuất từ cao đến thấp:
1. Tình huống thứ nhất: Chiếm Trường Sa và vùng lãnh hải Biển Đông liên hệ
CSTQ tấn công chớp nhoáng phần còn lại của quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, chính thức sát nhập vào TQ và từ đó tăng cường kiểm soát hải lưu tại Biển Đông.
Đây là một tình huống ít mạo hiểm nhất và hoàn toàn khả thi. CSTQ sẽ không gặp phản kháng đáng kể nào từ một Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế và với hải quân bạc nhược so với TQ.
CSTQ cũng đã có kinh nghiệm thuận lợi khi xâm chiếm Gạc Ma và CSVN đầu hàng vô điều kiện dưới sự chỉ đạo của Lê Đức Anh và Bộ Chính Trị vào thời điểm đó.
Nên nhớ sách lược tại Biển Đông của Hoa Kỳ và các quốc gia tây phương là bảo vệ quyền lưu thông hàng hải, không phải giải quyết các tranh chấp chủ quyền hải đảo.
Riêng về phía Hoa Kỳ từ tháng 7, 2020 đã tích cực hơn trong sự ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) trong phiên xử tranh chấp giữa Phillipines và Trung Quốc ngày 12 tháng 7, 2016 nhưng vẫn đứng ngoài các tranh chấp chủ quyền.
2. Tình huống hai: Đánh chiếm một số cứ điểm chiến lược miền Trung
CSTQ tấn công chớp nhoáng vào một số tỉnh/đô thị miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa hoặc các đặc khu công nghệ hoặc kinh tế vùng cao nguyên có đầu tư TQ, hầu chia cắt Việt Nam thành nhiều vùng và từ đó tăng cường kiểm soát hải lưu tại Biển Đông, với nguyên cớ bảo vệ kiều bào và quyền lợi kinh tế TQ.
Đảng CSVN đã quá lệ thuộc vào TQ. Hàng ngũ lãnh đạo đã bị CSTQ hối lộ và lũng đoạn nên mới cho thành lập hằng trăm khu công nghiệp và hằng chục đặc khu kinh tế bị ảnh hưởng đầu tư của TQ. Đây là sách lược cõng rắn cắn gà nhà bị TQ giật dây.
TQ đã chuẩn bị sách lược này từ nhiều thập niên và tấn công một quốc gia cùng biên giới, yếu hơn, hầu bảo vệ quyền lợi kinh tế và kiều bào của mình là một sách lược kinh điển mà mọi cường quốc bá quyền đều đã sử dụng qua.
Đây là một tình huống hoàn toàn có thể xảy ra tại Việt Nam.
3. Tình huống ba: đánh chiếm và sát nhập các tỉnh biên giới:
CSTQ tấn công chớp nhoáng những tỉnh tại Biên Giới và chiếm giữ các tỉnh đó, sát nhập vào lãnh thổ TQ như đã sát nhập một nửa thát Bản Giốc và Ải Nam Quan với sự đồng thuận của CSVN trước đây.
Đây là một tình huống không thành công năm 1979 nhưng có thể sẽ thành công bây giờ.
Lý do là vì tương quan sức mạnh quân sự giữa 2 quốc gia bây giờ nghiên hẳn về phía TQ. Tuy TQ cũng có biên giới chung với Ấn Độ nhưng Ấn Độ là một quốc gia lớn hơn, có quân lực mạnh và nhất là có vũ khí nguyên tử. Chiếm đất của Ấn Độ cũng có nghĩa là cả 2 cùng bị hủy diệt.
Tuy nhiên chiếm và giữ đất của Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được và ngày nay, Việt Nam sẽ không có khả năng quân sự tái chiếm các tỉnh bị chiếm. Một lần nữa, bất lợi của CSVN là không có đồng minh quân sự và hoàn toàn không có khả năng tái chiếm những vùng đất đã mất.
4. Tình huống bốn: Chiếm Hà Nội, quản thúc Bộ Chính Trị, hiệu lệnh chính quyền.
CSTQ tấn công chớp nhoáng, chiếm Hà Nội, tuy không thay đổi nhân sự Bộ Chính Trị CSVN (vì hầu như toàn bộ đã là tay sai rồi), nhưng thành lập một chính quyền mới gồm toàn những thành phần đàn em do Bắc Kinh trực tiếp bổ nhiệm. Sau đó ký kết những hiệp ước chính thức nhường Hoàng Sa, toàn bộ Trường Sa và những vùng lãnh hải rộng lớn tại Biển Đông cho TQ.
Từ biến cố TQ xâm chiếm VN năm 1979, tương quan sức mạnh quân sự giữa 2 quốc gia thay đổi rất nhiều và hoàn toàn có lợi cho TQ. Lý do là vì tuy cả 2 đảng đều theo chủ nghĩa Mác Lê nhưng đảng CSTQ sáng suốt và nhiều viễn kiến hơn, đã canh tân và cải tổ kinh tế TQ nhanh hơn và sớm hơn đảng CSVN với tính bảo thủ và ngu dốt thể hiện qua nhiều đời tổng bí thư giáo điều.
Từ căn bản kinh tế tương đồng cách đây vài thập niên, ngày hôm nay, sản lượng quốc gia đổ đầu người của TQ cao hơn Việt Nam gấp bội (VN 2740$ so với TQ 10,099$ tính theo năm 2019).
Cũng từ căn bản kính tế vượt trội này, CSTQ đã hiện đại hóa quân sự, nhất là không quân và hải quân và hầu như có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ và các nước tây phương.
Chính vì thế tấn công chớp nhoáng chiếm giữ Hà Nội, cầm giữ bộ chính trị và hiệu lệnh chính quyền CSVN là một tình huống hoàn toàn có khả năng xảy ra.
5. Tình huống thứ năm: những tình huống khác:
Bất cứ một tình huống nào khác hoặc một tổng hợp nhiều tình huống xâm phạm lãnh thổ Việt Nam tương tự bằng quân sự.
IV. Thái độ của người Việt quốc gia là gì khi CSTQ xâm chiếm đất nước?
Câu trả lời rất khó khăn và không thể đo lường trước.
Tình huống nào xảy ra thì sẽ có một đáp ứng riêng biệt, sau khi nghiên cứu các điều kiện chủ quan và khách quan. Tuy nhiên một số nguyên tắc có thể thảo luận như sau:
1. Tình huống thứ nhất: Chiếm Trường Sa và vùng lãnh hải Biển Đông liên hệ.
Trong trường hợp này, vì lục địa Việt Nam chưa bị xâm lăng, guồng máy cai trị của CSVN vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên uy tín của CSVN sẽ suy sụp đến độ nguy hiểm và đối lập bên trong đảng lẫn trong nhân dân ngày càng tăng và từ từ có thể công khai.
Trong tình huống này, một mặt chúng ta phải xúc tiến kế hoạch liên minh cà thành phần quốc gia, mặt khác duy trì lập trường “diệt nội thù CSVN trước và chống ngoại xâm CSTQ sau”.
Tuy nhiên bối cảnh chính trị sẽ thuận lợi cho chúng ta hơn.
2. Tình huống hai: Đánh chiếm một số cứ điểm chiến lược miền Trung
Trong trường hợp này, hầu như các tỉnh miền Trung và miền Nam sẽ hoàn toàn bị cắt đứt liên lạc với Hà Nội. Trong nội bộ đảng sẽ có sự chia rẽ công khai và trầm trọng. Đảng CSVN tại Hà Nội sẽ phải kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân hầu chống lại CSTQ.
Cũng tương tự như 2 tình huống trước, quần chúng yêu nước sẽ bộc phát. Lực lượng công an sẽ tan rã vì bị quần chúng trả thù. Trật sự xã hội và trị an sẽ sụp đổ. Quân đội, nhất là các đơn vị xa trung ương sẽ bất tuân hoặc đảo chánh từng phần hoặc toàn phần.
Trong trường hợp này, chủ trương rõ rệt của chúng ta sẽ là “Bao lâu mà đảng CSVN còn là một định chế độc tài đảng trị, tôn sùng chủ nghĩa Mác Lê thì ngày đó, trách nhiệm của con dân Việt, bất kể tôn giáo, quan điểm chính trị, thành phần xã hội và sắc tộc, vẫn là phải dứt khoát “diệt nội thù CSVN trước và chống ngoại xâm CSTQ sau.”
Chúng ta cũng sẽ cân nhắc hoàn cảnh, hợp tác và liên minh với các phe nhóm đối lập hầu lật đổ đảng CSVN.
3. Tình huống thứ ba: Đánh chiếm và sát nhập các tỉnh biên giới
Đây là một cuộc xâm lăng bán phần mà mục đích là chiếm vĩnh viễn một phần đất của chúng ta, một mặt dành đất nhưng mặt khác gây căng thẳng tại biên giới, hầu đảng CSTQ có thể thanh trừng và bịt miệng đối lập tại nội địa TQ.
Trong trường hợp này, đảng CSVN sẽ hoàn toàn mất hẳn uy tín và nhiều thành phần trong và ngoài đảng sẽ nổi dậy, lật đổ độc tài.
Tuy chậm hơn tình huống thứ nhất nhưng với thời gian, quần chúng yêu nước cũng sẽ bộc phát. Lực lượng công an sẽ tan rã vì bị quần chúng trả thù. Trật sự xã hội và trị an sẽ sụp đổ. Quân đội, nhất là các đơn vị xa trung ương sẽ bất tuân hoặc đảo chánh từng phần hoặc toàn phần.
Chúng ta cũng sẽ cân nhắc hoàn cảnh, hợp tác và liên minh với các phe nhóm đối lập hầu lật đổ đảng CSVN.
4. Tình huống thứ tư: Chiếm Hà Nội, quản thúc Bộ Chính Trị, hiệu lệnh chính quyền.
Lúc đó, trừ Hà Nội ra, toàn quốc như rắn mất đầu. Chính quyền CSVN chỉ là con rối của đảng CSTQ và hoàn toàn mất uy tín.
Quần chúng yêu nước sẽ bộc phát. Lực lượng công an sẽ tan rã vì bị quần chúng trả thù. Trật sự xã hội và trị an sẽ sụp đổ. Quân đội, nhất là các đơn vị xa trung ương sẽ bất tuân hoặc đảo chánh từng phần hoặc toàn phần.
Chúng ta cùng các lực lượng quốc gia trong và ngoài nước sẽ vận động thành lập một chính phủ lâm thời hầu lật đổ chính quyền Hán Nô tại Hà Nội và phát động chiến dịch đại đoàn kết dân tộc đánh đuổi ngoại xâm.
5. Tình huống thứ năm: Tức các tình huống khác
Chúng ta sẽ tùy cơ ứng biến nhưng chủ trương chiến lược vẫn là “Diệt nội thù CSVN trước và chống ngoại xâm CSTQ sau”.
V. Kết luận:
Trong bối cảnh quốc tế hiện tại, đảng CSTQ chỉ xâm chiếm Việt Nam khi sự sinh tồn của chính họ hoặc sự sinh tồn của phe nhóm Tập Cận Bình bị đe dọa.
Họ không thể xâm chiếm Ấn Độ vì Ấn Độ có võ khí nguyên tử, có sức mạnh quân sự đáng kể và nhất là có những đồng minh mạnh như Hoa Kỳ, các nước tây phương, Nhật Bản…
Họ không thể xâm lấn Mông Cổ vì Mông Cổ là vùng xôi đậu do Liên Xô, bây giờ là Nga Sô, dựng lên hầu ngăn chậm tham vọng chiếm vùng Tây Bá Lợi Á của Nga Sô nhưng từ xưa Trung Quốc đã coi là đất của họ. Nếu động tới Mông Cổ là Nga Sô sẽ động binh bảo vệ.
Họ không thể đánh Miến Điện vì Miến Điện có nhiều đồng minh trên thế giới hiện nay nhờ tiến trình dân chủ hóa thân tây phương.
Họ không thể xâm chiếm Bhutan vì quốc gia này kém phát triển, đất đai hạn hẹp và không có giá trị chiến lược. Thêm vào đó tương quan giữa Bhutan và Ấn Độ rất khắn khít và tấn công Bhutan có thể khơi mào cho cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Họ cũng không thế đánh các quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản hoặc Đài Loan vì có Hoa Kỳ chống lưng. Hơn nữa lợi nhuận của các cuộc chiến tranh này thì ít mà nguy hiểm thì nhiều.
Họ không thể tấn công Bắc Hàn, không phải vì Bắc Hàn cùng một ý thức hệ, nhưng vì Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử.
Trong khi đó, chiến tranh với Việt Nam thì lợi nhiều mà hiểm nguy tương đối ít.
Hiểm nguy ít là vì CSVN quân lực yếu, không có võ khí nguyên tử như Bắc Hàn, không có cường quốc đồng minh và CSTQ hầu như không có nguy cơ xung đột quân sự với Hoa Kỳ.
Những hậu quả về kinh tế có thể xảy ra nhưng CSTQ nghĩ rằng có thể quản lý được và giải quyết trong một thời gian vừa phải vì quốc gia nào cũng vì quyền lợi của dân tộc mình. Không một quốc gia nào vì dân tộc Việt Nam cả.
Lợi nhiều là vì nếu xâm lăng Việt Nam thì có thể nới rộng cương thổ, lãnh hải (nhất là Biển Đông) và sử dụng chiến tranh như một công cụ và nguyên cớ tốt để thanh trừng nội bộ đảng và các phe chống đối trong xã hội TQ.
Một yếu tố vô cùng quan trọng cần ghi nhận là trong bất cứ hoàn cảnh nào nhu cầu liên minh các lực lượng đối lập cũng vô cùng quan trọng.
Ngược lại,tôi chắc chắn rằng Tàu cộng không cần gì phải tấn công VC.trên đất liền
bằng vũ khí mà chúng khôn ranh tấn công trên những lãnh vực và mặt trận khác
là đủ để nắm chặt VN.trong tay sắt của chúng ! Tàu cộng có thể tấn công hải đảo
vì qúa xa nên người dân khó biết rõ để phản ứng kịp thời !
Trong thực tế,chúng khinh thường nhà nước CsVN.bao nhiêu thì chúng không dám
“chọc giận” nhân dân VN.bấy nhiêu,vốn là một dân tộc có truyền thống bất khuất
chống Trung Quốc xâm lược từ ngàn đời. Cần gì phải tấn công trực tiếp cho phí sức
khi chúng có được mọi điều kiện thuận lợi để chi phối VN đã và đang có kết qủa tốt
đẹp mà đại da số người dân không biết,theo cách”tằm ăn dâu”,vì chậm mà chắc !
Đây là một dự báo mang tính xác tín cao, không có câu hỏi CÓ-KHÔNG, chỉ có câu hỏi khi nào và sẽ như thế nào.
Tuy nhiên đây là vấn đề trọng đại của dân tộc, không thể để cho ý kiến một người, vài người, nhiều người dựa trên quan điểm hằn thù cá nhân, nhân sinh quan cá nhân mà tác động lên đại đa số nhân dân, hoặc toàn dân nước Việt mà được.
Phải có một, vài, nhiều trưng cầu ý dân, trên diễn đàn mạng…để tìm ra mẫu số chung cho một số câu hỏi sau:
1/ sự chối bỏ cncs là tiên đề, tiên quyết, nhưng khi toàn dân đang yếu thế trước họng súng và đang bị cai trị, do đó phải miễn cưỡng chấp nhận chế độ cs…thì dân phải tạm thời chọn csVN hay ách thống trị ngoại bang Trung cộng?
2/ với csVN, dân Việt đã có trãi nghiệm nhất định.
Với cs Trung quốc, thì chưa. Nhưng đã có những thí dụ của Tây tạng, Duy Ngô Nhĩ…Vậy ta chọn kẻ thù nào?
3/ dân tộc VN liệu có trường tồn dưới một trong hai chế độ cs nói trên không? Nguy cơ diệt chủng sẽ nằm trong tình huống nào, ở chế độ nào?
Từ nhận thức trên, lựa chọn trên, ta mới quyết định được căn cơ một động thái khi có chiến tranh xãy ra do xâm lược Trung cọng động binh tấn công lãnh thổ và nhà nước csVN.
Không thể nói vu vơ hướng dẫn dư luận một cách nguy hiểm như vậy trước vấn đề tồn vong của dân tộc Việt Nam. Tổ tiên VN sẽ không chấp nhận con cháu ngu xuẩn đi theo con đường ngu xuẩn!
Thế hệ trẻ VN sẽ nghĩ sao về bậc đàn anh cha chú xúi con nít ăn cứt gà sáp?!
Trung Quấc hổng bao giờ động binh đánh Việt Nam đâu . Tại sao phải đánh Việt Nam khi không cần đánh cũng đạt được còn nhiều hơn là đánh ? Ngư dân & Đảng là 2 chiện khác hẳn nhau . Trung Quốc bắt chẹt ngư dân Việt không có nghĩa sẽ dùng phương pháp tương tự đ/v Đảng ta .
Vì chúng ta đã đồng thuận ôn hòa & có học, Trung Hoa vô nơi này vưỡn thía, không có gì thay đổi cả . Không có bom xăng cũng không mã tấu . Bài học Phan Chu Trinh có vẻ hổng ai học được, BẠO ĐỘNG theo luật nhân quả sẽ dẫn đến TẮC TỬ . Trung Hoa vô hay không thì cũng thía mà thui .
chủ trương chiến lược vẫn là “Diệt nội thù CSVN trước và chống ngoại xâm CSTQ sau” =
Làm nội công, nội tuyến đục phá lực lượng kháng Trung để PLA nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa trên lãnh thổ VN…
Sau đó ta sẽ đánh Trung bằng bom xăng, bao nilon và giàn thun, mã tấu, xích xe đạp!
Chiến thắng là cái chắc!
Cảm ơn Luật sư Đào Đăng Dực đã phân tích sâu sắc đưa ra tất cả kịch bản có xác suất cao xảy ra dựa trên những yếu tố địa chính trị, đại dịch, hiện trạng nội bộ Tàu cộng, yếu tố quốc tế, Âu-Mỹ ….Luật sư Đào Đăng Dực phân tích những thế trận có lẽ dựa trên Lý thuyết Trò chơi trên bình diện địa chính trị kết quả động não cao suy tư sâu sắc qua nhiều đêm trắng
Thân chúc Luật sư Đào Đăng Dực khỏe mạnh và có thêm nhiều viễn kiến
Nếu tính về chiến lược lâu dài thì Tàu cộng chiếm Việt Nam có lợi và dễ dàng hơn chiếm Đài Loan. Giai đoạn Trump làm tổng thống là cơ hội tốt nhất để chúng có thể thực hiện được điều đó vì chính sách kinh tế của Trump làm ngân sách quốc gia thâm thủng nghiêm trọng và dẫn đến tiềm lực quốc phòng suy yếu. Cộng thêm bản thân Trump là kẻ sợ chiến tranh nên Mỹ sẽ không trực tiếp can thiệp vào các cuộc tranh chấp ở các nước khác. Mỹ là nước duy nhất có thể giúp Việt cộng, nhưng một khi hầu bao trống rỗng thì Mỹ cũng sẽ đứng nhìn Tàu cộng chiếm Việt Nam như nhìn Hoàng Sa rơi vào tay giặc phương bắc ngày nào. Sở dĩ Tàu cộng chưa ra tay vì sợ bị thế giới cô lập và một khi đã bị cô lập rồi chúng sẽ từ từ suy yếu và sụp đổ vì chúng chưa hoàn toàn có thể tự sinh. Kể ra đó cũng là may trong giai đoạn trước mắt. 20-30 năm nữa chưa biết sẽ ra sao.