3-9-2020
Ngày 26/5/2020 vừa qua, ông Trần Thành Tô – Cục Trưởng Hải quan Bắc Ninh bị tạm đình chỉ chức vụ 15 ngày vì liên quan tới nghi án nhận tiền hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam (có công ty mẹ tại Nhật Bản) số tiền 25 triệu yên (khoảng 5,4 tỷ đồng) để doanh nghiệp này không phải nộp các khoản thuế, phí khoảng 400 tỷ đồng cho nhà nước Việt Nam.
Báo chí quốc tế cũng xôn xao vì vụ việc này. Và nếu có vụ nhận hối lộ chỉ 5,4 tỷ đồng rồi làm thiệt hại cho ngân sách quốc gia tới 400 tỷ đồng, thì đây có phải là hành vi nhận hối lộ thuần túy? Và gọi tên là PHẢN QUỐC liệu có quá lời?
Cục trưởng Trần Thành Tô là người ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra sau thông quan Công ty Tenma.
Đáng chú ý, ông Tô làm Cục trưởng Hải quan Bắc Ninh đã quá 8 năm. Cụ thể, ngày 11/8/2012, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã trao Quyết định thành lập Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh và Quyết định bổ nhiệm Cục trưởng cho ông Trần Thành Tô.
Cục này quản lý đến 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên, với hàng loạt các nhà máy lớn, của các tập đoàn, doanh nghiệp giàu mạnh.
Về thời hạn bổ nhiệm chức vụ, thì ông Tô đến giữa tháng 8/2020 vừa qua là hết. Theo quy định, chức vụ Cục trưởng như ông Trần Thành Tô chỉ được giữ 8 năm.
Nhưng bất ngờ, sau thời gian bị đình chỉ, ông Tô hay các thủ trưởng của ông này “quên” mất quy định trên nên ông này vẫn đi làm Cục trưởng tiếp.
Dư luận đang đồn thổi về cuộc “chạy đua vũ trang” của ông Tô để tiếp tục quản 3 địa Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên đắc địa, hiếm có khó tìm này. Và đây tiếp tục là một dấu hỏi lớn về công tác nhân sự của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải Quan liệu có “xé rào” để cho ông Tô tiếp tục ngồi ghế Cục trưởng Hải quan Bắc Ninh? Nghi án hối lộ của Tenma gây thiệt hại to lớn cho quốc gia liệu có chìm xuồng?
Tôi, người dân xin hỏi,
Nhà nước quản thế nào
Mà để chung nó cướp
Và phá của đồng bào
Đến nghìn nghìn, tỉ tỉ,
Tỉ tỉ và nghìn nghìn.
Dự án khủng đắp chiếu,
Lines rồi Vinashin.
Đổ xuống sống, xuống biển,
Nhìn đây, cả núi tiền.
Hơn mười hai nghìn tỉ
Thằng gang thép Thái Nguyên.
Thằng Ngân Hàng Xây Dựng –
Chìn nghìn tỉ, thật kinh.
Ba nghìn ba trăm tỉ
Là thằng Trịnh Xuân Thanh.
Vinalines tổng cộng,
Đốt hết năm mươi nghìn.
Còn tám mươi nghìn tỉ
Là thằng Vinashin.
Đến một đứa con nít,
Huyền Như, chức trưởng phòng,
Mà dễ dàng đút túi
Những bốn nghìn tỉ đồng…
Nhiều lắm, ôi nhiều lắm.
Danh sách còn rất dài
Những khoản chi bạt mạng,
Xây trụ sở, tượng đài.
Mỗi đồng dân đóng thuế –
Giọt mồ hôi nhọc nhằn.
Nhà nước lãng phí thế
Là có tội với dân.
Tỉnh lại, mau tỉnh lại.
Hãy diệt bọn quan tham.
Xét mình không làm được
Thì để người khác làm. TBT
Dân không thể, thưa bác,
Tin chính quyền hiện nay,
Khi tham nhũng, lãng phí
Luôn diễn ra hàng ngày.
Mà ở mức độ khủng,
Mọi cấp và mọi nơi.
Người của bác cả đấy.
Đau không nói nên lời.
Dân càng không tin tưởng
Vào quốc hội của mình.
Vì nó là của đảng,
Ngu dốt và vô minh.
Bác xem tin sao được,
Vì chúng còn rất hèn.
Bấm nút thông qua luật
Mà không dám nói tên.
Dân không tin cả đảng,
Vì tư cách đảng viên
Phải nói là rất thấp,
Chỉ còn đảng còn tiền.
Bao nhiêu quả đấm thép,
Chỉ đốt tiền của dân.
Mà dân đang đói khổ,
Thậm chí không đủ ăn.
Dân muốn tin lắm lắm.
Nhưng phải tin thế nào?
Tin cái gì? bác biết.
Khỏi nhắc lại vì sao.
Tôi đang khóc, bác ạ,
Mà đã khóc nhiều lần.
Khóc và rất lo lắng
Cho đất nước, cho dân. TBT
Bao thăng trầm lịch sử,
Đất nước thân yêu này
Có bao giờ băng hoại,
Thối ruỗng như ngày nay?
Đạo đức tụt xuống đáy.
Giả dối cứ thăng hoa.
Sờ đâu cũng tham nhũng.
Nhìn đâu cũng xấu xa.
Một ông quan đầu tỉnh
Đưa cả họ nhà mình
Lên hàng quan lãnh đạo,
Đúng và hợp qui trình.
Một cô gái tạp vụ,
Nhờ bán cái hồng nhan
Được đề bạt, giàu có,
Vì là bồ của quan.
Quan chồng “quy hoạch” vợ.
Quan mẹ bổ nhiệm con.
Chuyện thường ngày ở huyện.
Nghe mà thấy buồn nôn.
Có bố là lãnh đạo,
Con dốt và bất tài
Cũng trở thành quan lớn
Và mặc sức tiêu xài…
Còn hơn cả phong kiến,
Đầy tớ của nhân dân,
Công khai gia đình trị.
Dư luận chúng bất cần.
Sự thật là như thế.
Đất nước thân yêu này
Có bao giờ băng hoại,
Thối ruỗng như ngày nay?