Trương Nhân Tuấn
2-9-2020
Theo sử liệu chính thức thì cuộc “Cách mạng tháng Tám” được khởi động từ ngày 14-8-1945, sau quyết định của Đảng Cộng sản (CS) Đông Dương tại cuộc họp Tân Trào và chấm dứt ngày 30 tháng 8 sau khi vua Bảo Đại thoái vị, giao ấn kiếm cho đại diện CS.
Như vậy cuộc “Cách mạng” được diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết và Đồng Minh vừa kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ II.
Cuộc cách mạng xảy ra “dưới sự lãnh đạo của đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền…”.
Việc “giành lại chính quyền” được các sử gia Việt Nam ví như là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”.
Các bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), không ngoại lệ, đều ghi nhận sự thành công của cuộc cách mạng (tháng Tám) là nền tảng khai sinh ra nước VNDCCH.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhưng nếu xét lại thì vấn đề không đơn thuần xảy ra như vậy.
Thế chiến thứ II tại châu Á kết thúc sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng ngày 15-8-1945.
Theo một số qui định của phe thắng trận, Nhật phải : 1/ Từ bỏ chủ quyền tại các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng trước đó. 2/ Các chính quyền do Nhật dựng lên ở các nơi này thì không được nhìn nhận. 3/ Trong thời gian chuyển tiếp, quân đội Nhật có trách nhiệm giữ trật tự trong lúc chờ đợi quân Đồng Minh đến giải giới.
Những vùng lãnh thổ Nhật chiếm đóng này bao gồm Việt Nam.
Quyết định của quân Đồng Minh
Đồng Minh quyết định ra sao về các vùng lãnh thổ này? Trả lại độc lập hay tiếp tục chiếm đóng?
Một số vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng, số phận đã được quyết định qua các Hội nghị Yalta và Cairo trong lúc chiến tranh như Mãn Châu, Đài Loan… thì trả cho Trung Hoa, Đại Hàn thì được độc lập. Một số được định đoạt hay tái xác định sau chiến tranh theo Hòa ước San Francisco 1951.
Riêng Việt Nam và nói chung là Đông Dương, không thấy nhắc đến vấn đề “trả độc lập” mà chỉ nói đến việc giải giới quân Nhật. Việc giải giới được lực lượng Đồng minh qui định: Quân đội Anh Quốc phụ trách vùng phía nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa phụ trách phía bắc vĩ tuyến 16.
Theo qui định này, ngày 9-9-1945 quân của Trung Hoa do Tiêu Văn và Lư Hán dẫn đầu có mặt tại Hà Nội. Tương tự, liên quân Anh-Pháp cũng có mặt ở miền Nam.
Ta thấy không hề có việc lực lượng cách mạng “chạy đua giành chính quyền” với quân đội Đồng Minh hay việc “20 triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy giành lại chính quyền” như các sử gia đã viết.
Theo sử liệu, lực lượng cách mạng đã đánh Nhật giành chính quyền. Trên thực tế không có “đánh đấm” gì cả.
Cuộc “Cách mạng” xảy ra sau ngày 15-8, tức lúc quân Nhật đã có lệnh bỏ súng đầu hàng. Thẩm quyền của Nhật tại Việt Nam ngay từ lúc đó đã chuyển sang lực lượng Đồng Minh. Quân Nhật không còn nắm chính quyền mà chỉ có trách nhiệm “giữ an ninh trật tự”.
Quân “Cách mạng” đâu thể cướp hay giành cái mà Nhật đã không còn nữa?
Thực chất ‘cuộc chạy đua giành chính quyền’ là Việt Minh lợi dụng khoảng trống quyền lực sau khi Nhật đầu hàng để nắm lấy chính quyền, hy vọng đặt Đồng Minh vào sự đã rồi.
Nhưng điều này thất bại. Bởi vì khi Tiêu Văn và Lư Hán dẫn quân qua Việt Nam, dọc đường lực lượng này tước quyền hành của ‘chính quyền cách mạng’ và trao cho phe thân Trung Hoa. Vì vậy, cho dầu Việt Minh có thực sự cướp được chính quyền thì chính quyền này cũng đã bị Đồng Minh lấy lại.
Cũng không hề có việc ‘lực lượng cách mạng’ cướp chính quyền từ tay Bảo Đại (ngày 30-8-1945).
Quốc gia mang tên Đế Quốc Việt Nam do Bảo Đại lãnh đạo ra đời sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 10/3 năm 1945.
Theo qui định của lực lượng Đồng Minh, phía thắng trận, tất cả những chính quyền do Nhật dựng lên (ở các vùng lãnh thổ chiếm đóng) đều không được nhìn nhận.
Về mặt pháp lý, Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại không được quốc tế nhìn nhận mà điều này là cần thiết để một quốc gia ‘hiện hữu’ trên trường quốc tế.
Đế Quốc Việt Nam trên thực tế không có quân đội. Ngân sách là con số zero. Ngoại giao cũng không. Tất cả đều phải thông qua Nhật. Ông Bảo Đại hay chính phủ Thủ tướng Trần Trọng Kim không có bất kỳ thẩm quyền nào về lãnh thổ cũng như đối với người dân của mình.
Đế Quốc Việt Nam rõ ràng là một ‘quốc gia bình phong’.
Thành quả cách mạng và Tuyên ngôn độc lập
Vậy thì ‘lực lượng cách mạng’ có thể cướp cái gì ở quốc gia này? Người ta đâu thể cướp cái mà người khác không có?
Còn việc “Hai mươi triệu nhân dân ta nhất tề vùng dậy” cũng chỉ là điều tưởng tượng.
Miền Bắc vừa thoát nạn đói vào tháng 5, với 2 triệu người chết. Ba tháng sau người dân có thể nổi dậy để giành cái ăn. Nói 20 triệu người ‘nhất tề vùng dậy’ là điều hoang đường, không thuyết phục được ai hết. Thực chất của Cách mạng Tháng Tám là vậy.
Còn Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9 của ông Hồ? Về thời điểm, ngày 2/9 được ông Hồ lựa chọn không hề do tình cờ mà là kết quả tính toán sâu xa.
Ngày 2/9 năm 1945 cũng là ngày đế quốc Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh trên chiếc Chiến hạm USS Missouri của Mỹ đang neo trong vịnh Tokyo.
Về nội dung, bản Tuyên ngôn của ông Hồ dẫn nhiều ý tứ từ bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.
Từ hai chi tiết này, ta có thể cho rằng ông Hồ đã được sự gợi ý của các chuyên viên OSS, tiền thân của CIA Mỹ, lúc đó đang hoạt động cùng với Việt Nam trên vùng biên giới Việt -Trung.
Tuyên ngôn độc lập của ông Hồ, trên phương diện pháp lý cũng như trên thực tế, không thể hiện được một quốc gia Việt Nam độc lập.
Một số sử gia biện hộ rằng ‘nền độc lập’ của VNDCCH kế thừa từ quốc gia Đế quốc Việt Nam của Bảo Đại (tuyên bố độc lập ngày 12/3/1945).
Trên công pháp quốc tế, lý lẽ này không thuyết phục. Như đã nói, Quốc gia Đế Quốc Việt Nam của Bảo Đại vừa không có thực quyền, vừa không được nước nào nhìn nhận, dĩ nhiên ngoại trừ Nhật. Nền độc lập (tức chủ quyền) của quốc gia gọi là “Đế quốc VN” do Nhật dựng lên là không hiện hữu.
VNDCCH làm thế nào kế thừa Đế quốc Việt Nam cái mà thực thể này không có?
Dầu vậy đó là điều may cho Việt Nam. Bởi vì, nếu Đế quốc Việt Nam của ông Bảo Đại là một quốc gia độc lập có chủ quyền thì Việt Nam sẽ bị Đồng Minh xếp vào loại quốc gia hợp tác với phát xít Nhật. Lúc đó Việt Nam sẽ bị đối xử như là quốc gia bại trận. Hệ quả thế nào không ai có thể lường được.
Trường hợp Nhật, quốc gia bại trận, bị đặt dưới sự quản lý của Mỹ cho đến sau Hòa ước 1951. Dầu vậy, lãnh thổ gọi là quần đảo Nam Tây (Nansei), bao gồm quần đảo Okinawa, tiếp tục đặt dưới sự quản lý của Mỹ cho đến đầu thập niên 70.
Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946
Nền ‘độc lập’ của nước VNDCCH sẽ rõ rệt hơn, chỉ vài tháng sau, lúc Hiệp ước Sơ Bộ 6-3-1946 được ký kết.
Điều ước quan trọng của Hiệp ước là Việt Minh và Pháp nhìn nhận VNDCCH như là một “état libre – tiểu bang tự do” thuộc Khối Đông dương, do ông Hồ lãnh đạo. Còn việc thống nhất “ba kỳ”, Pháp hứa sẽ nhìn nhận kết quả qua cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức sau này.
Các sử gia VN cho rằng từ “etat libre” ghi trong hiệp ước có nghĩa thực sự như là “quốc gia tự do”. Chữ “état” nằm trong một liên bang (hay một “union – khối”) có nghĩa là “tiểu bang” chứ không phải là “quốc gia”. Các “état – tiểu bang”, như California (thuộc Hợp chúng quốc Mỹ) có quốc hội, ngân sách, chính quyền… riêng nhưng “chủ quyền” (tức quyền chủ tể) của nó lại thuộc về Liên Bang.
Từ kết quả hiệp ước sơ bộ ta thấy, nền ‘độc lập’ của VNDCCH mà ông Hồ tuyên bố ngày 2/9 năm 1945 là không có thực chất.
VNDCCH chỉ là một vùng lãnh thổ, giới hạn ở Bắc Kỳ, thẩm quyền của ông Hồ thấp hơn Toàn Quyền Pháp. VNDCCH không phải là một ‘quốc gia độc lập’, có chủ quyền.
Dầu vậy đây cũng là điều may mắn. Cả hai bên ký kết đều xem hiệp ước này chỉ là thời đoạn, không có ý muốn tôn trọng. Ông Hồ ký kiệp ước vì muốn Trung Hoa rút đi. Còn Pháp ký hiệp ước vì muốn trở lại miền Bắc.
Giả sử hiệp ước được tôn trọng, chắc chắn Việt Nam sẽ bị chia làm hai (hoặc ba) quốc gia (và lãnh thổ) khác nhau. VNDCCH sẽ trở thành ‘quốc gia’ do ông Hồ lãnh đạo.
Miền Nam (Cochinchine) chắc chắn trở thành thuộc địa của Pháp (như Guyane, Réunion, Nouvelle Calédonie…).
Trong khi miền Trung (An Nam) có thể trở thành một quốc gia khác, do Bảo Đại hay một hậu duệ nào đó của nhà Nguyễn lãnh đạo.
Đây là một sai lầm lớn lao trong sự nghiệp chính trị của ông Hồ.
Sử gia Trần Trọng Kim phê bình đại khái rằng, sai lầm của ông Hồ chỉ có thể sửa bằng xương máu. Quả nhiên đúng như vậy. Ông Hồ sửa sai bằng cách đưa cả nước vào cơn máu lửa.
Một Lữ hành Cô đơn dưới Cơn mưa Nơi Thủ đô Sài Gòn Nhỏ của Người Việt Tự do
*****************************************
https://www.youtube.com/watch?v=Ei4NTQIr834
Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội Phạm Đình Chương – Khánh Ly
Tôi nhớ cơn mưa nhẹ Mùa Thu 1945
Bầu trời và Hương Thời gian nơi Thủ đô Hà Nội
Thật là cay đắng
Và mùa Thu xa xôi lịch sử đã đến !
Tôi chỉ là một Lữ hành cô đơn
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945
Theo Cơn bão lốc Việt sử trên Thủ đô Hà Nội
Tôi nhớ Cơn mưa lớn Mùa Thu 1954
Bầu trời và sắc màu của Thủ đô Hà Nội
Buồn làm sao mà bi đát nhất
Mà lại Mùa Thu Sử lịch là !
Tôi chỉ là một Lữ hành cô đơn
Dưới cơn bão lịch sử của Thủ đô Hà Nội
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1954
Số phận và thân phận Hà Nội
Vừa được quyết định
Tại Thủ đô Thụy Sĩ Geneva
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=2&idpoeme=12983
BẤM VÀO trên ĐỌC TIẾP
Tôi còn nhớ cơn mưa nhẹ tháng Tư Đen năm 1975
Bầu trời và Hương Thời gian của Thủ đô Sài Gòn đã mất
Thật là cay đắng
Và Lịch sử xa xăm Tàn Xuân 1975 là thế !
Tôi chỉ là một Lữ hành cô đơn cô liêu suốt trọn đời
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975
Thủ đô Sài Gòn mất Tên cuốn theo Cơn bão lốc Việt Sử
Đêm nay một Lữ hành cô liêu lẻ loi cô đơn
Dưới Cơn mưa Sài Gòn Nhỏ, Little Saigon
Trên đại lộ Bolsa ở quận Cam nơi Bang California
Một Kẻ Lãng tử từ Hư không
Một Lữ hành Cô Đơn dưới Cơn mưa Sài Gòn Nhỏ, Little Saigon
Một người tị nạn chính trị từ Paris
Lạc trong Lịch sử Cận đại Việt Nam
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
A Lonely Passenger under Little Saigon’s Rain
*****************************************
https://www.youtube.com/watch?v=c5sReGsCbK4
Mưa Cali – mưa Sài Gòn – Trần Thiện Thanh
I remember the Autumn 1945’s light rain
The sky and the Time Scent of the Capital Hanoi
How bitter that most dramatic
And historic faraway Autumn was !
I was only a lonely Passenger on that September 2nd 1945
Under Capital Hanoi’s History Ouragan
I remember the Autumn 1954’s heavy rain
The sky and the color of the Capital Hanoi
How sad that most dramatic
And historic Autumn was !
I was only a lonely Passenger on that July 20th 1954
Under Capital Hanoi’s History Storm
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=2&idpoeme=12983
BẤM VÀO trên ĐỌC TIẾP
https://www.youtube.com/watch?v=Ab6Nz8byqfI
HOÀI CẢM – Nhạc Cung Tiến – Ca sĩ Lệ Thu
I remember the Black April 1975’s light rain
The sky and the Scents of Time fragrances of the lost Capital Saigon
The sky and the Time Odor of the lost Capital Saigon
How bitter that most dramatic
And historic faraway late Spring 1975 was !
I was only a lonely Passenger
On that April 30th 1975
Under lost Capital Saigon’s History Ouragan
Tonight a lonely Passenger under Little Saigon’s Rain
On Bolsa Avenue in Orange county in California
A Bohemian from nowhere
A lonely Passenger under Little Saigon’s Rain
A political refugee lost in Vietnam’s Contemporary History
translated by MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE
Cái Hòn đá khắc Mộ huyệt cho Đảng Vịt cộng là đây :
http://hanoiparis.com/img_poeme/7698.jpg
Hà Nội nay, Đá còn cau mặt vỡ lệ với nhiễu nhương ! !!
*******************************************
Bên Tượng Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm
Đá còn vỡ lệ cùng nhiễu nhương
Đá cũng chạnh lòng đau hết vô cảm
Bi hài kịch đây lũ Quỷ ma vương !
Vẫn tiếng loa phường loa rè rỉ
Tượng đài bụi phủ Ánh Thái dương
Hoạn lợn cắt mạng xưa, nay cắt đá
Xuống Hố Cả Nút trật Thiên đường
Dấu xưa Thăng Long Diên Hồng dân chủ
Hà Nội nay Đá còn cau mặt với tang thương ! …
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Người “công nhân” miệt mài cưa đá đó chính là Nguyễn Tuấn Khiêm, phó đồn công an phường Tràng Tiền.
https://viettan.org/wp-content/uploads/2017/10/artoff14205.html-charsetiso-8859-1
Đúng hai cục gạch xi-măng được đưa tới rồi dùng máy điện cưa tới cưa lui để bụi bốc lên mù mịt, tiếng động ầm ĩ cho mất sự nghiêm trang của buổi lễ rồi dùng luôn lý cớ đang thi công xây dựng “2 cục đá vào ngày chủ nhật” để cấm dân chúng tụ tập. Đến khi dân chúng nhìn kỹ thì người “công nhân” miệt mài cưa đá đó chính là Nguyễn Tuấn Khiêm, phó đồn công an phường Tràng Tiền.
Cho đến giờ phút này, nhìn lại những trò công an Hà Nội dùng để phá buổi lễ của dân chúng sáng hôm 19-1-2014 trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm 74 liệt sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa chống quân Trung Quốc xâm lược, người dân vẫn không thể hiểu được mức tự trọng và sĩ diện của một nhà nước có thể thấp xuống đến mức đó.
https://viettan.org/wp-content/uploads/2017/10/artoff14205.html-charsetiso-8859-1
Đúng hai cục gạch xi-măng được đưa tới rồi dùng máy điện cưa tới cưa lui để bụi bốc lên mù mịt, tiếng động ầm ĩ cho mất sự nghiêm trang của buổi lễ rồi dùng luôn lý cớ đang thi công xây dựng “2 cục đá vào ngày chủ nhật” để cấm dân chúng tụ tập. Đến khi dân chúng nhìn kỹ thì người “công nhân” miệt mài cưa đá đó chính là Nguyễn Tuấn Khiêm, phó đồn công an phường Tràng Tiền.
Chưa hết, một đám mặc thường phục nhưng lại cầm loa cá nhân có dán nhãn công an làm hành động rất vô văn hóa – chỉa sát loa vào mặt dân và ký giả ngoại quốc mà hét liên tục, cố tình gây hấn để có cớ bắt người.
Tác giả bài viết và CMt trên có quan điểm thế thật, hay là “tức cảnh sinh tình” ?
Tác giả viết rằng “Ông Hồ ký Hiệp ước (Sơ bộ 6/3/1946) vì muốn Trung Hoa rút đi. Còn Pháp ký hiệp ước vì muốn trở lại miền Bắc” là không đúng với sự thật. Thay Trung hoa bằng Pháp cũng giống như dùng HIV để tống cổ coronavirus ra khỏi cơ thể con người. Phía thực dân Pháp vốn đã bị Đồng Minh hất cẳng ra khỏi VN theo quyết định của Hội nghị Potsdam từ tháng 5/45. Sự hiện diện của 35 ngàn lính Pháp ở miền nam VN sau khi Nhật đầu hàng chẳng qua là do LHQ đưa họ đến nhưng với tư cách quân Đồng Minh hỗ trợ quân Anh chứ không phải vai trò thực dân như Hồ Chí Minh lầm tưởng. Dĩ nhiên tham vọng của người Pháp muốn trở lại đô hộ Đông Dương quá lớn và họ đã lừa được Hồ Chí Minh ký Hiệp ước Sờ bộ, vì với Hiệp ước này họ có thể đưa ra LHQ để hợp thức hóa việc trở lại VN với danh nghĩa thay thế quân Anh và Trung hoa ở Đông Dương.