19-7-2020
Sau khi Thời báo Kinh tế Việt Nam tuyên bố kết thúc hoạt động, lập tức xuất hiện đơn kêu cứu của 200 cán bộ, nhân viên công tác tại đơn vị này. Một lời kêu cứu khẩn thiết và nhức nhối, nhưng chắc chắn không có kết quả gì. Vì sao?
Nguyên nhân công khai: Cơ quan chủ quản là Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam dựa theo quyết định thu hồi giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin Truyền thông đối với Thời báo Kinh tế Việt Nam ban hành ngày 26/6/2020, và cam kết giải quyết mọi chế độ theo Luật Lao động.
Nguyên nhân khó nói: Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam muốn chấm dứt vương triều Đào Nguyên Cát. Bởi lẽ không dễ ép ông Đào Nguyên Cát bàn giao chức Tổng Biên tập. Ông Đào Nguyên Cát không chỉ cậy có công với cách mạng, mà còn cậy có công gầy dựng Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Khởi sự của Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Đào Nguyên Cát đã trưng dụng nhà mình và trưng dụng cả vợ con cùng làm, nhưng vẫn thua lỗ. Cú nhấn ga ngoạn mục nhất của Thời báo Kinh tế Việt Nam, chính là việc ông Đào Nguyên Cát đã đi xin được chữ ký của 13 vị Ủy viên Bộ Chính trị lúc ấy, để đồng ý cho hợp tác với Tập đoàn xuất bản Ringier AG (Thụy Sỹ) . Chính nhờ sự tài trợ từ phía Ringier AG mà Thời báo Kinh tế Việt Nam mới có nguồn tài chính hùng hậu để phát triển.
Công to như vậy, nên ông Đào Nguyên Cát nghiễm nhiên xem mình là ông chủ của Thời báo Kinh tế Việt Nam. Thậm chí, ông Đào Nguyên Cát hồn nhiên bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập bằng cách vỗ vai cấp trên: “Các cậu không chuẩn y, thì tớ tự chuẩn y”.
Ông Đào Nguyên Cát tuổi cao, huyết áp thất thường, nhớ quên lẫn lộn. Ông Đào Nguyên Cát có thể quên tên cả Phó Tổng Biên tập trực tiếp phụ tá cho mình, mà chỉ nhớ mình được phép sở hữu Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Tâm lý ấy của ông Đào Nguyên Cát rất đáng thông cảm. Vì quyền lực và lợi ích có sức cám dỗ người ta ghê lắm. Có những Tổng Biên tập ít tuổi hơn ông Đào Nguyên Cát, vẫn có cách ứng xử giữ ghế rất khó tin.
Khi ông Hữu Ước bàn giao chức Tổng Biên tập báo Công An Nhân Dân cho ông Phạm Văn Miên, vẫn kiên quyết không nhường lại phòng làm việc. Chẳng đặng đừng, ông Phạm Văn Miên đành ngồi chỗ cũ, và thay cái biển “Phó Tổng Biên tập” trước cửa phòng làm việc, thành cái biển “Tổng Biên tập”.
Tuy nhiên, trường hợp giữ ghế Tổng Biên tập đáng kinh ngạc nhất, phải kể đến ông Anh Đức ở tạp chí Kiến Thức Ngày Nay.
Ấn phẩm Kiến Thức Ngày Nay vốn là phụ bản của tạp chí Văn, trực thuộc Hội Nhà văn TPHCM. Ông Anh Đức làm Tổng Biên tập tạp chí Văn, thì dĩ nhiên cũng làm Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay. Bạn đọc và đồng nghiệp đều biết, Kiến Thức Ngày Nay chủ yếu do ông Hàn Tấn Quang cầm trịch, bỏ cả vốn liếng lẫn công sức để thực hiện. Cho nên, sự tham gia của ông Anh Đức vào Kiến Thức Ngày Nay chỉ là cái danh hờ.
Tạp chí Văn đình bản, oái oăm thay, Kiến Thức Ngày Nay vẫn tồn tại, chỉ chuyển cơ quan chủ quản về Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM. Và ông Anh Đức vẫn đứng tên Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay.
Năm 2004, ông Anh Đức bị đột quỵ, có lúc hôn mê sâu hơn 20 ngày. Suốt một thời gian dài, ông Anh Đức gần như nằm một chỗ, lúc tỉnh táo lúc mơ màng. Đồng nghiệp ở Hội Nhà văn TPHCM vào thăm, ông Anh Đức cầm tay ông Lê Văn Thảo và thều thào: “Anh Lành…”. Thì ra, ông Anh Đức nhìn ông Lê Văn Thảo mà ngỡ là ông Tố Hữu.
Không nỡ oán giận đàn anh trong văn giới, ông Lê Văn Thảo phải đóng vai “anh Lành” suốt nửa tiếng đồng hồ. Khi ra đến cửa, ông Lê Văn Thảo bảo: “Chắc ông Tố Hữu về gọi ổng đi!”. Vậy mà, ông Anh Đức vẫn làm Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay như thường.
Lãnh đạo TPHCM đến tận gường bệnh, chân thành bày tỏ với ông Anh Đức: “Mọi chi phí điều trị của anh, chính quyền thành phố sẽ lo hết. Anh bàn giao công việc mà yên tâm tịnh dưỡng”. Bất ngờ, ông Anh Đức trả lời rất mạch lạc: “Tôi mà buông tay là các thế lực thù địch sẽ diễn biến hòa bình”.
Cứ thế, ông Anh Đức làm Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay thêm mấy năm nữa, mới chuyển vị trí đó sang bà Kim Ửng. Năm 2014, ông Anh Đức qua đời ở tuổi 79. Và tờ Kiến Thức Ngày Nay cũng chỉ tồn tại cầm chừng, nhờ vào tinh thần “tử vì đạo” của ông Hàn Tấn Quang.
Nếu tờ Kiến Thức Ngày Nay vẫn ăn nên làm ra như giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ trước, có khi ông Anh Đức đã tìm cách đưa cái ghế Tổng biên tập cho con trai mình là Bùi Đức Huy. Tương tự bây giờ ông Phạm Huy Hoàn sắp xếp con trai Phạm Tuấn Anh thay mình làm Tổng Biên tập báo điện tử Dân Trí.
Trong bối cảnh “muốn mua thịt heo giá rẻ, cứ lên ti vi mà mua”, thì liêm sỉ đã là thứ xa xỉ đối với nhiều người làm báo.
Báo giới cũng đầy tiêu cực, thì chống tiêu cực bằng… mắt!
Ng việt có câu” cờ đến tay ai người đó phất” đến khi không còn được ” phất” thì về làm khai trí đành đạch
Tởm qúa các quan tổng báo quốc doanh đã…hy sinh bám ghế !
Anh Đức tác giả Hòn Đất,một tác phẩm hiện thực XHCN.nhưng trong đó bịa
đặt nhiều việc không hế xảy ra để tuyên truyền.Chẳng hạn vu khống cho vị
linh mục một giáo xứ là nấu sẵn một nồi “thịt người” để giáo dân sau khi lễ
xong thì về quây quần ăn chung với nhau !?
Thật ra,đó là một giáo xứ do linh mục Nguyễn Lạc Hoá quản nhiệm mà ông
cha này nổi tiếng chống Cộng nên đã tổ chức phòng thủ rất hữu hiệu và làm
cho VC.khó lòng đột nhập phá hoại ở khu vực quanh giáo xứ này.Tóm lại là
vì linh mục đó chống lại được VC.nên bị vu cáo là ăn “thịt người” !
Lâu lắm mới thấy Thiếu Nhơn có bài viết hay.