Những đứa trẻ không có tết thiếu nhi

Trịnh Bá Phương

1-6-2020

Chị Hoa và con. Ảnh: FB tác giả

Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.

Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.

Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.

Và đến ngày hôm nay sau vụ tấn công của chính quyền vào Đồng Tâm đã giết chết cụ Kình, là ông nội của các cháu bé và khiến bố của các cháu là anh Lê Đình Chức nay bị thương tật nghiêm trọng, bị liệt nửa người, phần hộp sọ bị khuyết một phần.

Những tháng ngày qua các cháu luôn mong chờ được ở bên cạnh bố cháu, để chăm sóc, động viên với hi vọng rằng khi nhìn thấy các con, có đứa con trai út chào đời 10 ngày sau khi anh Chức bị bắt, anh Chức có thêm nghị lực sống và với sự chữa trị của các bác sĩ chuyên môn, sức khoẻ của anh có thể sớm hồi phục phần nào.

Ngày mai cơ quan điều tra công an Hà Nội sẽ giải quyết đơn của chị Hoa vợ anh Chức đề nghị cho anh Chức tại ngoại để gia đình chăm sóc và chữa trị. Với các cháu, có lẽ được ở bên cạnh bố là điều mong mỏi nhất lúc này. Liệu rằng công an HN còn sót lại chút lương tâm để các cháu đón cái tết thiếu nhi muộn bên cạnh bố của các cháu hay không? Hay đối với các cháu sống ở chế độ này, cái ngày quốc tế thiếu nhi đúng như lịch sử ra đời của nó, là sự giết chóc, chia ly, và chế độ này cũng tàn ác như phát xít Đức.

Giấy mời chị Hoàng Thị Hoa của Công an TPHN. Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook