21-5-2020
Những đứa trẻ này lớn lên sẽ thành người như thế nào? Đứa đánh bạn sẽ là quỷ dữ, suốt cuộc đời chỉ là kẻ tàn nhẫn, có thể thành chị Đại giang hồ, hay người vợ hung hăng, người hàng xóm hung dữ, luôn là kẻ gây hấn và giải quyết mọi việc bằng nắm đấm hay là người mẹ dạy con bằng những đòn thù?
Những người bạn đứng xem bạn học của mình bị đấm đá tơi bời và máu đã chảy với một thái độ thờ ơ, vô cảm. Đáng lẽ phải nhảy vào can ngăn, phải can thiệp để những trò đấm đá chấm dứt. Nhưng không, cả bọn đứng xem, quay clip không một xúc cảm. Lớn lên chúng sẽ là những người sống chết mặc bay, không tình cảm, chẳng có lương tri. Chúng sẽ không bao giờ rung động trước nỗi đau của người khác, chúng lạnh lùng sống, chai lì cảm xúc và trở thành những người máy không có trái tim.
Còn cô bé nạn nhân, cúi đầu cho người ta đánh đập không một phản ứng gì, chấp nhận những đau đớn không phản kháng. Đó là một thái độ cam chịu của một kẻ hèn. Lớn lên, em sẽ là một kẻ luôn cúi đầu khuất phục, chấp nhận nhục nhã, chấp nhận tổn thương trước bạo lực. Những đứa trẻ như vậy sẽ chấp nhận sống nhục và sẽ đưa đến thái độ quỳ gối trước cường quyền, không có ý chí đấu tranh.
Những cú đấm đá này suốt đời theo cô bé ấy và vết thương sẽ biến thành lòng căm hận không nói ra được. Nó sẽ biến cô bé ấy trở thành kẻ bất bình thường, căm ghét xã hội và có thể là kẻ tự kỷ.
Clip này xuất hiện trên mạng đã lâu lắm rồi, theo giọng nói trong clip thì đây là trường học ở Nghệ An hay Hà Tĩnh gì đấy. Học sinh mặc đồng phục, bàn ghế cũng chỉn chu, chứng tỏ là một ngôi trường lớn. Thế nhưng cảnh bạo lực này xảy ra cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của giáo dục trong học đường và sự tàn nhẫn của con người của thời đại trong xã hội.
Sự tha hoá và bạo lực này do đâu? Hỏi và ai cũng có thể có câu trả lời. Trường học từ xưa không chỉ là nơi truyền kiến thức mà còn là chốn để học làm người. Học sinh là tương lai của một đất nước, thế mà chúng xử sự như thế này thì còn mong gì ở mai sau.
Những cảnh thế này bây giờ tràn lan ở lớp học và người ta gọi là Bạo lực học đường. Nó xảy ra thường xuyên từ thành thị cho đến thôn quê, từ Bắc chí Nam. Và cũng lạ là đa số nhân vật thường là các em gái, những cô học trò ngày xưa thường là thuỳ mị, nết na và tiêu biểu những nét đẹp của nữ tính?
Thời thế đổi thay, xã hội đảo lộn, mọi thứ lộn tùng phèo tất cả. Trường học biến thành chợ bán chữ, lớp học thành chốn giang hồ, học trò đối xử với nhau như bọn xã hội đen.
Bộ trưởng Giáo dục biết không? Chắc biết. Đại biểu Quốc hội phụ trách lãnh vực Giáo dục biết không? Chắc cũng biết. Thủ tướng chắc cũng được các trợ lý báo cáo. Thế nhưng tất cả cũng dửng dưng và chẳng có gì thay đổi. Không có một kế hoạch, một hành động cụ thể nào của các ban ngành liên quan để chấm dứt những cảnh man rợ này trong lớp học.
Chúng ta cho con em đến trường nhưng lòng nơm nớp lo âu, chúng có thể là nạn nhân và cũng có thể là kẻ gây tội ác. Chúng ta bất lực. Và người ta còn biết tin vào đâu để mong đợi một tương lai?
Tác giả miệt thị cô bé nạn nhân là kẻ hèn, theo tôi, chính tác giả mới là người vô cảm. Tại sao tác giả không để nghị một phản ứng nào đó cho cô bé nạn nhân để bạn đọc học hỏi.
Tôi nghĩ nếu trong trường hợp cô bé đó, tác giả cũng không thể làm gì khác hơn được. Hay tác giả muốn làm anh hùng 1 giây, bằng cách chửi ĐM những đứa bắt nạt mình. Thế là những đứa bặm trợn hung máu lên, đâm chết tác giả. Và tác giả lúc đó trở thành anh hùng một giây.
Có người chửi dân VN mình hèn vì không dám vùng lên lật đổ cộng sản. Nhưng nếu hỏi ngược lại họ: “Vậy bạn không hèn, bạn đã làm cộng sản đứt một sợi chân lông nào chưa?” thì họ sẽ trả lời, tại này, tại nọ, tại kia…
Nguyên nhân chính của bạo lực học đường không phải là do các em gây ra. Đó là do cái đảng cs, nhà nước độc tài nhào nặn ra những con người xhcn như họ từng rêu rao. Bạo lực học đường sẽ không có đất sống, nếu “bạo lực cách mạng” không được dung dưỡng bởi chế độ việt cộng.
Trong cuốn “Đáy Địa Ngục” Tạ Ty có viết đại khái, ông quý trọng những người can đảm hô “Đả đảo HCM” và ngay sau đó họ bị cán bộ xử bắn chết. Tạ Ty gọi những người can đảm đó là anh hùng một giây. Nhưng Tạ Ty cũng nghiêng mình trước biết bao nạn nhân âm thầm nhẫn nhục chịu đựng đàn áp bất công do cộng sản gây ra. Những nạn nhân đó họ cũng là anh hùng, vì họ oằn mình chịu đựng từ ngày này sang tháng nọ năm kia. Họ vẫn âm thầm kiên trì chờ đợi thời cơ. Họ luôn xứng đáng là anh hùng. Họ đã bị đau khổ và tổn thương rất nhiều.
Hãy tự hỏi bạn trước khi chụp người khác là hèn.
Trẻ không cần học giỏi
Để còn có thời gian
Đọc sách và đá bóng,
Đi chơi và tập đàn…
Nhưng điều quan trọng nhất,
Là giúp đỡ mẹ cha
Làm những việc vặt vãnh
Như rửa bát, quét nhà.
Điều này quan trọng lắm.
Quan trọng hơn tiếng Anh
Lao động là nền tảng
Để trẻ em trưởng thành.
Không quan trọng điểm số,
Lại càng không bằng khen.
Quan trọng là nhân cách
Và cái tâm hướng thiền;
Là nghị lực, trách nhiệm,
Là tình thương, tình yêu
Và suy nghĩ độc lập,
Không rập khuôn, giáo điều.
Nhà trường giờ, thật tiếc,
Không dạy những điều này.
Thì giúp con tự học
Bằng lao động hàng ngày
Bằng hàng ngày học ít
Để còn có thời gian
Đọc sách và đá bóng,
Đi chơi và tập đàn.
Quên mẹ cái trường xịn,
Cái tiếng Anh tốn tiền.
Hãy cho trẻ được sống
Thoải mái và hồn nhiên…
Nhiều bác sẽ nhảy cẫng
Rằng thế nọ, thế này.
Thôi khỏi, tôi thừa biết.
Hãy nghe tôi nói đây:
Có nhiều bậc bố mẹ
Chưa đọc cuốn sách nào
Nên tất nhiên không hiểu
Sách quan trọng ra sao.
Càng nhiều bậc bố mẹ
Lười, không học chơi đàn,
Thì làm sao hiểu được
Cái sướng của chơi đàn?
Bố mẹ mà ngu dốt,
Cứ nói thẳng cho lành,
Chỉ giỏi cái chi khủng
Cho trường xịn, tiếng Anh.
Mà ngu thường hay sĩ.
Sĩ thì hay bầy đàn.
Bầy đàn làm con khổ,
Mình lại mất tiền oan.
Nôm na là như vậy.
Tôi khuyên thì nghe đi.
Không biện minh, không cãi.
Cãi cũng chẳng ích gì. Thái Bá Tân
Cháu nào thích dùng bạo lực với bạn học, sau này chắc chắn sẽ có thuận lợi trong việc phấn đấu trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.
Không để yên cho các cháu tập dượt, ôn luyên lại những cảnh “đấu tranh giai cấp”, đấu tố thời cải cách ruộng đất, sau này lấy đâu ra nguồn cán bộ tốt cho sự nghiệp xây đưng CNXH của Đảng?
Điều phát cười là những cháu tham gia (đánh, chịu đánh, đứng coi) gọi nhau là “bạn”. Thầy cô gọi cả lũ là… “con”