9-5-2020
Đây là một bức ảnh một đồng nghiệp ở Pháp luật online đã chụp vào ngày 29.8.2007. Người đang thắp hương trước di ảnh là ông Vũ Đức Khiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Ông Khiển, đến thắp hương cho bị án tử hình Huỳnh Văn Nam nói rõ với tư cách một người dân bình thường, cảm thông với nỗi mất mát, oan ức của gia đình mà “không thể làm gì được”…“Tôi đến thăm gia đình để vợi đi nỗi ray rứt thúc ép… Nhỡ mai này tôi có xuôi tay nhắm mắt, tâm hồn tôi sẽ thanh thản vì đã làm hết cách cho vong linh của anh Nam”- lời ông Khiển, hôm ấy.
Năm 1992, một vụ cướp giết xảy ra ở Đồng Nai. Công an sau đó tìm ra hung thủ là Huỳnh Văn Nam. Một năm sau, Nam tuyên án tử hình. Suốt cả 2 phiên tòa, Nam ròng rã kêu oan. Thậm chí, không xin Chủ tịch nước ân giảm để kêu oan. Kêu suốt 10 năm trời. Kêu cả khi đã mang trọng bệnh biết mình sẽ chết.
Năm 2002, tờ PLO khi đó mở một cuộc điều tra và phát hiện ra vụ án có quá nhiều mâu thuẫn. Đại ý: Chiếc áo trắng, sọc xanh tang vật có dính vết máu nhưng không biết là của ai (vì không giám định). Còn Nam khai rất rõ về nó: Trước đó mấy ngày anh ôm vợ từ sân vào nhà vì vợ bị đánh chảy máu đầu. Lời khai này có nhân chứng xác nhận.
Con dao, vật chứng thu được tạ hiện trường là dao Thái Lan, lưỡi inox, cán nhựa màu vàng trong khi gia đình anh Nam có loại dao ấy nhưng cán bằng gỗ, đánh vec-ni. Tất cả những kháng nghị về sự mâu thuẫn này đều không được Ủy ban thẩm phán và Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chấp nhận… Quốc hội khi đó cũng có một đoàn giám sát. Nhưng “không thể làm gì được”. Lý do: Luật chưa có cơ chế xem lại bản án do cơ quan xét xử cao nhất (Hội đồng thẩm phán TAND tối cao) phán quyết…
PV Bảo Trâm của báo PLO khi đó đã tìm cách để vào tận bệnh xá của trại giam gặp Nam để nghe chính anh nói về vụ án của mình. Sau đó trên PLO xuất hiện bài viết “Thà tha lầm còn hơn bắt oan”.
Sự vụ được đưa ra tranh luận trong một phiên họp QH ngày 27.11.2002. Thế rồi thì sao?Chả sao cả. Nam mất vì bệnh vào tháng 5.2002. Mãi mãi chịu án oan cướp giết. Thật cay đắng, trước khi nhắm mắt, Nam có niềm tin rất mãnh liệt là anh sẽ được minh oan.
Nén nhang, 5 năm sau đó, và những lời bộc bạch “không thể làm gì được” của những người như ông Vũ Đức Khiển, dẫu sao, vẫn thật đáng trân trọng. Nó đơn giản là câu chuyện lương tri, đơn giản là vấn đề thanh danh của những người quyết không để tiếng mặt thớt ngàn thu.
Viết cái stt này chỉ đơn giản bày tỏ sự khâm phục cá nhân với những đồng nghiệp của mình, những người, từ 2002 đã viết “Thà tha lầm còn hơn bắt oan” với trường hợp một tử tội giết cướp, những người, hôm qua, tiếp tục viết rằng “Phải chấp nhận thua để công lý chiến thắng” ngay cả khi đã có phán quyết cuối đối với tử tội Hồ Duy Hải.
Bác GÓP Ý định góp ý với các ủy viên của cái HĐ 17 đứa?
Bác nên vạch đầu gối ra mà nói, còn hơn
Nếu thẩm phán nào đã hiểu biết về luật hình quốc tế (Luật tố tụng hình sự) sẽ không cần sự dũng cảm khi ra quyết định án trắng (không nhất thiết là vô tội như 1 số ý kiến) trên cơ sở những nguyên tắc xét xử cơ bản, mà 1 nguyên tắc là: „Khi còn nghi ngờ về gây tội hay không gây tội thì sẽ xử có lợi cho bị cáo“ – „in dubio pro reo“. Kết luận khi đó nếu giải thích dài dòng 1 chút sẽ là: TÒA ÁN KHÔNG THỂ BUỘC TỘI KHI CHỨNG CỨ KHÔNG CHẮC CHẮN.