Đại hội XIII, cuộc đua giành ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 (Kỳ 2)

Lê Văn Đoành

2-5-2020

Tiếp theo kỳ 1

Ai sẽ là Thủ tướng?

Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trung tuần tháng 1/2021. Từ bây giờ cho tới khi đại hội diễn ra, sẽ có những màn đấu đá, thanh trừng phe phái quyết liệt trong Đảng, để tranh giành các vị trí chủ chốt.

Đồn đoán trong giới phân tích chính trị cho rằng, Đại hội XIII sẽ quay về lại truyền thống “tứ trụ” như trước đây. Sẽ không còn việc Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước nữa, mà hai cái ghế đó sẽ do hai người đảm nhận.

Lý do là, các nhà lãnh đạo ĐCSVN muốn cấu trúc quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam khác đôi chút so với đảng Cộng sản Trung Quốc và Bắc Hàn. Điều lệ ĐCSVN và Hiến pháp Việt Nam cũng quy định hai chức danh này riêng biệt. Và hai vị trí quyền lực nhất là Tổng bí thư và Thủ tướng.

Vượng (thứ hai từ phải), Phúc (cạnh Vượng), Bình (trái), Mai (phải), ai sẽ nằm trong “tứ trụ” sau đại hội XIII?

Ở chức danh Tổng bí thư, nghiên cứu kỹ Quy định 214, được cho là “Cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của BCH Trung ương” mà ông Nguyễn Phú Trọng ký, thay thế Quy định 90, có vẻ như ông Trần Quốc Vượng nắm chắc vị trí ứng viên số 1.

Ông Vượng đáp ứng tiêu chí bất thành văn “người Bắc có lý luận”. Từng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao cấp. Ông Vượng đang làm tốt, minh chứng được mình “có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt” như Quy định 214 đề ra.

Với chức danh Thủ tướng Chính phủ, hơn ba chục năm trở lại đây, đều do chính trị gia kinh qua hai khoá Uỷ viên Bộ Chính trị nắm giữ. Mặc dù, cả Quy định 90 lẫn 214 đều “mở”, chỉ cần “kinh qua một nhiệm kỳ UVBCT”, nhưng thực tế đòi hỏi khắt khe hơn.

Do vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đưa Vương Đình Huệ về Bí thư thành uỷ Hà Nội là vô cùng phù hợp. Toan tính của ông Trọng, đúng nghĩa là “gởi gắm, đặc niềm tin” vào Vương Đình Huệ, như lời phát biểu của ông Trần Quốc Vượng hôm 7/2/2020, khi ông Huệ nhậm chức tân Bí thư Hà Nội, thay Hoàng Trung Hải.

Ông Huệ rớt Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7 khoá XII, chân ướt chân ráo vào BCT khoá XIII. Ông cũng đảm nhiệm chưa trọn một nhiệm kỳ Phó thủ tướng. Cho nên, việc qua mặt các đàn anh “sừng sỏ”, để ngồi vào ghế Thủ tướng là không thuyết phục.

Thêm nữa, chức vụ Bí thư Hà Nội là nơi thể hiện bản lĩnh, khẳng định vai trò, chứ không phải để “tráng men” rồi quay ngược về để nắm Chính phủ.

“Niêm tin gởi gắm” mà Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng dành cho Vương Đình Huệ, là một sắp đặt khác, trong tương lai gần. Chính trường Việt Nam luôn chứa đựng nhiều ẩn số. Các kỳ Đại hội của ĐCSVN luôn có “gay cấn” vào phút chót. Vì vậy, sẽ không bất ngờ, nếu một ngày ông Huệ sẽ ngồi vào ghế Tổng Bí thư.

Phân tích trên, cho thấy, Vương Đình Huệ sẽ không tham gia cuộc đua vào ghế Thủ tướng.

Niềm vui của Vương Đình Huệ và nỗi buồn của Hoàng Trung Hải. Photo Courtesy

Theo dự kiến, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sẽ nhóm họp sắp tới. Kỳ họp này chia 2 đợt.

– Đợt 1 (họp trực tuyến) từ 20/5 đến 30/5/2020.

– Đợt 2 (họp tập trung) từ 10/6 đến 19/6/2020.

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ của ông Vương Đình Huệ.

Như vậy, chức danh Thủ tướng Chính phủ chỉ còn hai ứng viên sáng giá. Hoặc ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi lại thêm một nhiệm kỳ nữa, hoặc là “đôn” Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình lên thay. Ông Bình là thành viên Ban Bí thư khoá XI, Ủy viên BCT khoá XII.

Nhiệm kỳ Thủ tướng 2016-2021 của ông Phúc, người khen cũng nhiều, kẻ chê cũng không ít. Ông Phúc điều hành Chính phủ có vẻ thuận lợi và “xuôi chèo mát mái” hơn nhiệm kỳ 2 của người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng (2011-2016). Kinh tế, chính trị xã hội được cho là “ổn”.

Ông Phúc làm vừa lòng ông Trọng và được ông Trọng gián tiếp khen ngợi. Giải quyết tốt sự cố Formosa và đại dịch Covid-19, là điểm cộng dành cho ông Nguyễn Xuân Phúc.

Những con số sau cũng làm ông Phúc “nở mày nở mặt. Năm 2017, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên mức 2.300 USD. Năm 2018, con số là 2.500 USD. Năm 2019, đạt được khoảng 2.800 USD – 3.000 USD.

Hạn chế của ông Phúc được bàn cãi nhiều, là vấn đề tư duy và ngoại ngữ. Đó đây có ý cho rằng, ngài Thủ tướng ăn nói bốc đồng, thiếu bình tĩnh, thiếu chiều sâu… Cái gì ông cũng “đầu tàu”, “quyết liệt”, “trung tâm”…

Nếu như tại Hội nghị Trung ương 12 nhóm họp tới đây, ông Nguyễn Xuân Phúc được Trung ương giữ lại, để ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì “nhân sự đặc biệt” quá tuổi sẽ gồm có ba người: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hoà Bình.

Cũng không phải là không có những “fan” nhất định dành tình cảm khả quan cho các ứng viên khác trong cuộc chơi quyền lực này. Nhưng nhìn chung, cơ hội dành cho những vị đó, là không cao.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương kim Chủ tịch Quốc hội, không giành được sự ủng hộ cao trong Trung ương. Nhiều ý kiến tuổi 67 của “ứng viên” phụ nữ là quá già. Thêm nữa, họ cho rằng, “nữ kiệt xứ dừa” chưa đủ tầm để làm thủ tướng. Việc giữ bà Ngân ở lại một nhiệm kỳ nữa rất khó xảy ra.

Tháng 4/2018, bà Ngân gây phẫn nộ dư luận xã hội, khi cho rằng “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, Quốc hội phải bàn cho ra Luật Đặc khu“.

Sau một thời gian vắng bóng, cuối tháng 3/2020, bà Ngân xuất hiện trở lại. Có điều, ngoài kiểu tóc mới, lại là một dung nhan khác lạ. Dấy lên đồn đại, bà Ngân “chỉnh sửa sắc đẹp” và bị… lỗi! Dường như lời đồn đó có lý do, khi những hình ảnh mà báo chí đăng về bà gần đây, toàn dùng ảnh cũ, hoặc chụp thật xa.

Mới đây, bà Ngân đề nghị, cần nghiên cứu theo hướng thành lập Bộ Thanh niên – Thể thao trên cơ sở Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Theo bà Ngân, Bộ trưởng Bộ Thanh niên – Thể thao sẽ do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm Bộ trưởng.

Bộ máy hành chính cồng kềnh, “ngốn” không biết bao nhiêu tiền thuế của dân, vậy mà bà Ngân lại cứ “muốn” tìm cách xài thêm tiền.

Hình ảnh bà Ngân trước thời điểm tháng 3/2020. Ảnh trên mạng

 

Hình ảnh bào Ngân xuất hiện trở lại sau 1 thời gian vắng bóng. Nguồn: Báo ND
Bà Ngân xuất hiện trở lại sau tháng 3/2020. Nguồn: PLTP

Một nhân vật khác cũng được các nhà quan sát cho rằng có tham vọng tranh ghế Thủ tướng, đó là ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành uỷ TP HCM. Ông Nhân sinh 1953, năm 2021 sẽ chạm tuổi 68.

Ông Nhân từng ngồi ghế Phó thủ tướng khoá XI trong 3 năm (7/2010-11/2013), nhưng ông không để lại dấu ấn gì, nếu không nói là khá nhạt nhoà. Ở vị trí Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, ông cũng không nổi trội. Thay Đinh La Thăng làm Bí thư Thành uỷ TP HCM, cũng không có gì là xuất sắc.

Từng học các khóa đào tạo khác nhau ở Đại học Harvad và ĐH Oregon, nhưng ông Nhân thiên về lý thuyết nhiều hơn hành động. Không nổi bật về kỹ trị, xa rời quần chúng và lúng túng trong giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, cũng là điểm trừ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân.

Ông Nhân khó có cơ hội được Trung ương xếp vào “nhân sự đặc biệt” để chen chân vào “tứ trụ”.

***

Một cái tên khác cũng cần được nhắc là Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, cũng là một cái tên được nhắc đến. Ông là Cựu thống đốc NHNN, từng được tạp chí Global Finance có uy tín quốc tế về phân tích tài chính liệt vào nhóm “20 thống đốc có thành tích điều hành tệ nhất thế giới” vào hồi tháng 8/2012.

Đã có lúc dư luận rộ lên, ông Bình có thể phải chịu số phận “vinh quang và cay đắng” như Đinh La Thăng, bởi lẽ ông là “cánh tay mặt” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đầu năm 2017, cựu Uỷ viên Trung ương, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, ông Trịnh Văn Lâu có “Thư kiến nghị” gởi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị. Ông Lâu yêu cầu cách tất cả các chức vụ trong Đảng của Nguyễn Văn Bình, điều tra truy tố và xét xử công khai với “nhiều tội danh”.

Ông Trịnh Văn Lâu, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
Ảnh chụp một trang Thư kiến nghị của ông Trịnh Văn Lâu

Cùng lúc, hàng loạt sếp to Ngân hàng và quan chức liên đới bị tống giam. Cả Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình, cấp phó của ông Nguyễn Văn Bình, cũng bị khởi tố và lãnh án. Thế nhưng, ông Bình “ruồi” vẫn bình an vô sự, thoát hiểm ngoạn mục.

Để “xả xui”, Nguyễn Văn Bình đi phẫu thuật, tẩy nốt ruồi to dưới khoé mắt vào tháng 01/2020.

Giữ được ghế Uỷ viên BCT tại Đại hội XIII, đã khá vất vả cho ông Bình “tẩy”. Cho nên, chạy đua vào ghế Thủ tướng, là điều không thể và xa vời đối với Nguyễn Văn Bình.

Đó cũng là lý do ông Trương Hoà Bình, ứng viên ghế Thủ tướng liên tục bị tấn công. Cơ chế vận hành phức tạp ở Trung ương ĐCSVN rất khó hiểu. Người được khen ngợi, chắc suất, có khi bị đánh bật ra khỏi “võ đài” trong hiệp cuối cùng. Người bị cho là “dưới cơ”, bị chỉ trích, bôi nhọ, chê bai… đôi khi lại là người giành chiến thắng áp đảo trong cuộc chơi.

Chiếm đoạt, tranh giành, chuyển giao… là đặc thù trong “trò chơi”. Với các âm mưu và thủ đoạn khốc liệt trong các thiết chế, thang bậc khác nhau, chỉ gây tò mò, kích thích thoáng qua với dân chúng.

Ai thắng mặc kệ. Điều nhân dân cần là ĐCSVN sẽ thay đổi “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” như thế nào?

Khi nào thì “thoát Trung” và làm thế nào để chế độ có thể bền vững và thật sự TỰ DO, DÂN CHỦ, trong khi người dân đứng ngoài trò chơi vương quyền?

Đó là những câu hỏi được đặt ra hiện chưa tìm thấy câu trả lời.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Đại hội 13 theo con số xui chắc lần cuối cùng !
    *****************************

    Đại hội 13 chắc lần cuối cùng
    Tự bó tay vào hấp hối lâm chung
    Thằng ở thằng đi thằng lên thằng xuống
    Chẳng bàn chi lũ cuồng Mao điên khùng
    Chúng nay lại quay bưng bô thầy Tập
    Thân phận tự làm nô lệ miếng đỉnh chung
    Vinh thân phì gia hư danh mại quốc
    Ngàn sau Tần Cối – Le Chiêu Thống tiêu tùng

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Oh Hanoi, my beloved Hometown-Capital ! One Day only
    and One Night only in a Whole is  enough ! ? ? ?
    ************************************************

     
     https://www.youtube.com/watch?v=oAN21kl5KUE  
     Em ơi ! Hà Nội Phố  –  Nguyên Khang

    In the Time of the East Sea and the Pandemic
    Oh Hanoi, my beloved Hometown !
    You do want only and only all my Love and my Patriotism
    Right on the real time and on the front
    I have no doubt about your demand
    For an Old Hanoian like myself in Paris
    I could love You, Hanoi forever
    The only trouble is :
    You are really too pro-RedChina
    In the Time of the East Sea and the Pandemic
    Oh Hanoi, my dear Capital !
    You do want only and only all my Love and my Soul
    Right on the real time and on the line
    I have no doubt about your demand
    For an Old Hanoian like myself in Paris
    I could love You, Hanoi forever
    The only trouble is :
    You are really too pro-RedChina

    I shall have One Day only and One Night only
    In a Whole Day-Night only
    That’s all I want to expect and to have

    BẤM VÀO ĐỌC TIẾP tại dưới đây
    Thơ Hà Nội – Poèmes dédiés à Hanoi
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=2&idpoeme=12632
    Oh Hanoi, my beloved Hometown-Capital ! One Day only and One Night only in a Whole is enough ! ? ? ?

    Then my Old Hanoian, you have to take a direct Paris-Hanoi flight
    One Day only and One Night only
    There’s nothing more to negotiate and to say
    One Day only and One Night only
    A Big Deal gets in the way

     https://www.youtube.com/watch?v=0Gs75l7E6Vk  
    Mùa Thu Không Trở Lại – Vũ Khanh

    One Day only and One Night only with You Hanoi
    Is what I’m now praying for
    In the Time of the East Sea and the Pandemic
    Oh Hanoi, my beloved Hometown !
    I have never done wrong against you
    Now I know that exile life without you

    My beloved Hometown-Capital ! Oh Hanoi of mine !
    One Day only
    One Day only
    And One Night only
    And One Night only
    In a Whole is enough ! ? ? ?
    For a political refugee living in exile
    In Paris for 40 years
    Myself like only a yellow leaf in the next Autumn in Paris

    BẤM VÀO ĐỌC TIẾP tại dưới đây
    Thơ Hà Nội – Poèmes dédiés à Hanoi
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=2&idpoeme=12632
    Oh Hanoi, my beloved Hometown-Capital ! One Day only and One Night only in a Whole is enough ! ? ? ?

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE  –   TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

     

  2. Bài này có giọng văn “nước đôi” còn bài trước…nóng bỏng hơn nhiều !
    Đồng ý với bác NL.Gần đây,nhiều nhà báo quốc doanh phụ hoạ đánh bóng mấy
    ông quan cách mạng (trá hình) là chính khách.chính trị gia mà sợ cho sự hèn hạ
    của những kẻ bồi bút hay bút nô.Bởi vì chính khách hay chinh trị gia thì họ buộc
    phải có đường lối hành động riêng,nhất lả có tinh thần suy luận độc lập (= phản
    biện) để phát biểu hay tuyên bố một cách TỰ DO, không bị “vòng kim cô” nào…
    kẹp cổ !

  3. Trong 4 ghế trụ cột, hai ghế hiện nay của ông Trọng chỉ thích hợp với những người không muốn về hưu, hoặc nguyện vọng 2, ghế béo bở xôi thịt, do đó nóng bỏng nhất, chính là ghế thủ tướng. Nguyễn Xuân Phúc chắc sẽ noi gương các vị tiền nhiệm, không muốn rời đi. Muốn vậy phải tìm người thích hợp nhét vào chức chủ tịch, vị trí này sau Phúc chỉ có Ngân mà thôi, khi đó, Trương Hòa Bình không thể nào tranh được ghế thủ tướng với Phúc.
    Ván cờ này rất hấp dẫn, vì cửa thắng cho Bình và Phúc ngang ngửa 50/50, Bình chỉ cần hạ được Ngân, buộc lòng Phúc phải lên chủ tịch nước!
    Ô hô, thế là :
    Bỉnh chúc vô minh, Quang tự diệt,
    Trọng Ngân bạc phúc, sản tiêu vong.
    Thế là sấm trạng Trình ứng nghiệm 100%.

  4. “chính trị gia & chính khách”, những người làm chính trị, có một đường huớng, sẵn sàng nêu ra đuờng huớng của minh trứic công luận để được công luận đánh giá, sẵn sàng đối thọi , tranh luận, cạnh tranh với đối thủ là bất cứ ai, bất cứ chính khách & chính trị gia nào dù đó là người trong hay ngoài đảng của mình, có ý tranh giành một chức vụ công cử với mình ,

    Còn như mấy tên đảng viên cộng sản hồ chí minh, mấy tên đảng viên đảng cộng sản maonist lao động ở Việt Nam, có đứa nào có một đuờng hứong để nêu ra trứoc công luận không?

    KHÔNG!

    Có đứa cộng sản nào dám đối diện, nêu ra đuờng huớng của minh, đối thọi, bênh vực đường hướng của minh, tranh luận với một đối thủ, hoặc là người trong đảng, hặc là người ngoài đảng, có ý dòm ngó chức vụ công cử mình đang theo đuổi không?

    Không! Không hề! chưa bao giờ, chẳng bao giờ!

    Bất cứ ai, không phải đảng viên cộng sản, mà có ý cạnh tranh với mấy tên đảng viên cộng sản về một chức vụ công cử nào đó, đều bị đảng cộng sản, bị lực luợng & tổ chức khủng bố của cộng sản, gọi là “công an nhân dân”, khủng bố tiêu diệt ngay từ khi người ấy tỏ ra có ý muốn cạnh tranh …

    Bọn đảng viên đầu đời thì dựa vào trung cộng chống lưng đỡ đầu mà tranh giành chưc tước cai trị VN, có khác gì Trần Ích Tắc & Lê CHiêu Thống

    NHư vậy mà “chính khách” & chính trị gia” cái gì!

    Gọi bọn đảng viên cộng sản hồ chí minh tay sai giặc tàu có chức có quyền là “chính khách” & “chính trị gia”, là trắng trợn bịp bợm ,là trắng trợn hiếp dâm ngôn ngữ VN

Comments are closed.