2-4-2020
Cấp bản quyền chỉ là công nhận cái công trình tào lao đó của mấy anh thôi chứ không phải xác định giá trị của nó. Nhớ lấy điều đó để đừng đem cái chứng nhận bản quyền đó ra hù thiên hạ.
Thực tế nó chỉ là Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy này cấp để tránh chuyện có người tranh dành công trình này thôi, hoàn toàn không phải là giấy chứng nhận về mặt học thuật. Mấy anh sáng chế, sáng tạo cái gì cũng được, đó là quyền của mỗi người, nhưng đừng nghĩ là người ta sẽ sử dụng nó.
Người ta cấp cái bằng này cũng như cấp bằng sáng chế ra cái chổi lông vịt thay vì bằng lông gà hay sáng chế cái ống xịt tưới nước thay vì tưới bằng bình thế thôi, nó chẳng có giá trị nào cả. Hàng năm ở Việt Nam hàng trăm bằng Tiến sĩ được cấp, chẳng có bao nhiêu đề tài trong các luận văn đấy giúp ích cho đời. Cái công trình của các anh cũng giống vậy thôi. Báo chí làm rùm beng chuyện này chứng tỏ những người viết báo chẳng có chút kiến thức vỡ lòng nào về chữ quốc ngữ.
Chẳng có ai ngu si, dốt nát đến độ đem chuyện bôi bẩn, làm xấu tiếng Việt để thay thế chữ Việt trong sáng, đẹp đẽ như đã có mặt trong đời sống của người dân Việt suốt cả một thời gian dài. Người Việt hôm nay yêu tiếng nước mình, chữ viết của nước mình từ khi bập bẹ và lúc bắt đầu cầm bút viết những con chữ đầu đời. Chắc chắn không ai có thể chấp nhận lối viết quái dị, xấu xí của mấy anh.
Và như thế, các anh đừng có mơ tưởng hão huyền cái loại chữ không dấu như con chó cụt đuôi này được đưa vào giảng dạy cho học sinh. Ngay từ mới hình thành, những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ đã dựa vào tiếng nói của người Việt để tạo nên chữ viết. Chính cái âm điệu trầm bổng của tiếng Việt mà nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ của thế giới đã cho rằng tiếng Việt nói như hát. Và âm điệu đó đã sinh ra các dấu trong chữ quốc ngữ.
Tiếng Việt khác với các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ở nhiều đặc điểm, trong đó đặc điểm rõ nhất là tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu. Theo quan điểm ngữ âm học hiện đại về thanh điệu, thanh điệu tiếng Việt trong chức năng khu biệt nghĩa, là sự khác biệt về cao độ (pitch) và chất giọng (voice quality), khi phát âm âm tiết.
Về cao độ (khái niệm về cảm thụ, tương ứng với khái niệm tần số thanh cơ bản (F0), về vật lí), các thanh điệu có thể phân biệt về 1- đường nét (contour) – đó là diễn tiến (sự biến đổi) F0 trong thời gian phát âm âm tiết; 2- âm vực (pitch level) – đó là vùng cao độ mà ở đó một thanh điệu được thể hiện (tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất về cao độ). Chất giọng là khái niệm về mặt cảm thụ, tương ứng với khái niệm kiểu tạo thanh (Phonation type), xét về mặt sinh lí tạo sản lời nói. Kiểu tạo thanh là kiểu thức rung dây thanh, tạo nên sự khác biệt về trạng thái thanh môn và lượng dòng khí đi qua thanh môn, khi phát âm âm tiết.
Khi các giáo sĩ châu Ấu mới tiếp xúc với tiếng Việt, việc phát âm đúng thanh điệu tiếng Việt là khó khăn lớn nhất đối với họ. Linh mục C. Borri đến Đàng trong năm 1618 thú nhận rằng, muốn hiểu và nói được tiếng Việt hoàn toàn phải dành ra 4 năm để học. Marini cho rằng, “dường như dân Việt bẩm sinh đã có một cơ thể rất chính xác, được điều chỉnh thật đúng và hoà hợp hoàn toàn với trí óc cùng buồng phổi; phải nói là, theo tự nhiên, người Việt là nhạc sư, vì họ có tài phát âm một cách nhẹ nhàng và chỉ hơi biến thanh là đã khác nghĩa”.
Tháng 12 năm 1624, Linh mục Alexandre de Rhode từ Áo Môn đi tầu buôn Bồ Đào Nha vào Cửa Hàn đến Thanh Chiêm tức thủ phủ Quang Nam Dinh và học tiếng Việt tại đó. Về tiếng Việt ông viết: “Riêng tôi xin thú nhận rằng khi vừa tới đàng trong nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được tiếng Việt”. ( Alexandre de Rhodes, 1653 tr. 72 ; dân theo 2 : tr. 12).
Trong “Báo cáo vắn tắt về tiếng An nam hay Đông kinh”, Alexandre De Rhodes khẳng định hệ thống thanh điệu được phản ánh trong chữ Quốc ngữ là hệ thống thanh điệu Bắc Bộ (Tonkin- Đông Kinh). Tác giả đã miêu tả rất ấn tượng các “giọng” (thanh điệu) và đặt tên cho từng giọng (thanh điệu):
“Thứ nhất, giọng bằng là giọng phát âm không uốn tiếng chút nào. Thứ hai, giọng sắc là giọng phát âm bằng cách nhấn tiếng và đẩy tiếng ra giống như người biểu lộ cơn giận. Thứ ba là giọng trầm và phát âm bằng cách hạ thấp tiếng. Thứ tư là giọng uốn cong, được diễn tả bằng cách uốn cong tiếng phát ra từ đáy ngực, và sau đó được nâng lên một cách cao vang. Thứ năm là giọng được gọi là nặng trĩu hay cực nhọc, bởi vì giọng này được diễn tả bằng việc phát âm từ đáy ngực với sự nặng trĩu hay cực nhọc nào đó, và nó được ghi bằng dấu chấm dưới. Sau hết, giọng thứ sáu là giọng nhẹ, bởi vì nó được phát ra với việc uốn cong tiếng cách nhẹ nhàng, như khi chúng ta có thói quen hỏi , itane (phải vậy không)? và những tiếng giống như vậy, và bởi vậy, dấu hiệu này được ghi bằng dấu hỏi“.
Việc các nhà truyền giáo sử dụng các dấu ghi thanh điệu cũng có lí do. 4 trong 5 dấu thanh có nguồn gốc Hi Lạp gồm dấu Huyền, Sắc, Ngã, Nặng, dấu Hỏi có nguồn gốc La Tinh. Việc lựa chọn dấu (hình dáng đồ họa, vị trí đặt dấu) để ghi mỗi thanh điệu được căn cứ vào cách phát âm của thanh đó. (NGUYỄN VĂN LỢI – Đăng lại từ báo cáo “Sự hình thành cách ghi thanh điệu chữ Quốc ngữ”)
Đoạn văn được trích trên cho thấy các dấu trong chữ Việt phát xuất từ cái hồn của tiếng Việt. Nay các anh bỏ mất dấu đi, hỏi tiếng Việt còn gì trong chữ viết mới của các anh. Chính các anh, bằng cái sáng chế công trình quái dị đó đã tước mất cái hồn vía, cái bản sắc đặc biệt trong chữ Việt mà các giáo sĩ Francisco de Pina, Joao Roiz; Gaspar Luis; Antonio Barbosa, Cristoforo Borri; Alexandre de Rhodes và Gaspar d’Amaral mất một thời gian rất dài mới tạo ra được.
Bằng công trình chữ Việt không dấu gọi là “Chữ VN song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã làm xấu đi chữ Việt, tạo ra một lối viết què quặt khó coi. Nhìn lối viết chữ này, người ta sẽ không còn thấy chữ Việt mà cứ nghĩ là lối chữ viết của một nhóm thổ dân nào đó. Chuyện cấp chứng nhận đăng ký quyền tác giả là chuyện bình thường, có gì đâu mà phải ầm ĩ thế!
Với tư cách là một con dân đất Việt, nói tiếng Việt và sử dụng chữ Việt suốt gần cả đời người, đồng thời là một thầy giáo dạy chữ Việt mấy chục năm, tôi phủ nhận công trình này.
_____
Mời đọc thêm: Tiếng Việt không dấu chính thức được cấp bản quyền, tác giả hy vọng chữ mới có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh (Kênh 14).
Cvnss4.0 chỉ là một bộ chữ cực ngắn không dấu dùng để ghi chép riêng cho mình bằng viết tay hoặc trên phone, computer. Cvnss4.0 không có ý định thay thế chữ quốc ngữ. Giả sử cho là có ý định đi nữa thì cũng là điều gần như hoang tưởng nếu như không có khoảng 1 triệu người thích dùng.
Cvnss4.0 chỉ là chữ viết dùng song song với chữ Quốc ngữ, đúng như tên gọi Song Song của nó.
Ngu mà hay bắt lỗi. Bản chất la nó muon the
Hồi ký của một nhà khoa học phương Tây nào đó tôi không nhớ tên kể rằng, từ hồi bé, ở lớp 7-8, ông ta đã tự chế ra cách viết “shorthand” (tương tự tốc ký của các thư ký tòa án) để ghi bài trong lớp. Một vài nhân vật nổi tiếng khác cũng có những phát minh tương tự — mà họ đều đã dùng trong thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường trước khi kỷ nguyên diện toán trờ tới.
Cho phù hợp với thông lệ… quốc tế, phát minh của hai “nhà nghiên cứu” Việt Nam nên được nhìn nhận theo kích thước tiểu-trung học và lưu lại trong hồi ký của họ thay vì được áp đặt rộng rãi!
“những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ đã dựa vào tiếng nói của người Việt để tạo nên chữ viết. Chính cái âm điệu trầm bổng của tiếng Việt mà nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ của thế giới đã cho rằng tiếng Việt nói như hát. Và âm điệu đó đã sinh ra các dấu trong chữ quốc ngữ.”
-“Chữ Việt Nam song song 4.0″ nói về qui ước chữ Việt không có dấu, sao tên của nó lại viết theo chữ Quốc Ngữ, có dấu?
-“Chữ Việt Nam song song 4.0” bỏ dấu nhưng đọc thì vẫn đọc theo như chữ Quốc Ngữ, nghĩa là đọc có dấu. Vậy là sao?
-“tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu.”, nay bỏ dấu thì thanh điệu tiếng Việt cũng mất, giọng nói dân Việt theo thời gian trở nên khô khốc & rồi dân Việt biến thành dân tộc gì?
-Thực chất “Chữ Việt Nam song song 4.0” chỉ là “trò chơi ghép chữ”, lấy chữ cái thay cho dấu, lấy chữ cái này thay cho chữ cái kia, rút gọn nguyên âm,… rồi xào nấu thay, ráp. Việc này các Bác lập trình phát hành phần mềm chuyển đổi các văn bản, bài viết,… khi viết bằng chữ Quốc Ngữ sang “Chữ Việt Nam song song 4.0” hoặc chuyển ngược lại là xong. Chuyện ko có gì cần bàn.
-Cám ơn bác Đỗ Duy Ngọc về bài viết.
Nhìn mặt hai thằng này Ngu vãi. Đeo cái kính vào để trang trí cho cái trí ngu của chúng
Lại thêm một bài ai oán về trí thức nhà mình, quân số đông tới hàng vạn mà chưa dừng lại. Đóng góp hay phá hủy cho xh thì cái đám Hữu danh Vô tác dụng này chỉ làm nghèo bà con vì phải trả lương cho cái học hàm học vị mà chúng đang dương dương tự đắc treo lủng lẳng trên ng.
Tiến Việt đơn âm dễ đọc. Nhưng tiếng việt phải ghép từ thì mới rõ nghĩa và phong phú. Ngữ điệu tiếng Việt nó bao trùm để diễn tả cảm xúc khi đọc, khi nói.
Thật sự, chữ quốc ngữ còn một số bất hợp lý (nhiều tác giả đã chỉ rõ) nhưng người sử dụng đã quen từ trên trăm năm nay. Không còn cảm thấy phiền phúc,
Bất cứ ai muốn khắc phục (cải tiến) đều bị phản đối gay gắt.
Ví dụ, tiếng Việt dùng d thay z, và tạo ra đ để thay cho d latinh. Nhưng quen rồi.
Lại thêm (xin lỗi) hai thằng kệch cỡm muốn nổi lềnh bềnh trên dòng …. Nhiêu Lộc.
Hay là vì muốn xây….lăng nên quyết “chơi nổi lấy tiếng ….ngu”, mong có đủ gạch đá để thi công?
Nhìn mặt cũng thấy giống vật…nổi lềnh bềnh, quá giống luôn. Ở đâu bỗng nhiên nổi lên bọn quái vật này!!!
Thưa Ông Đỗ Duy Ngọc!
Cái gọi là công trình chữ Việt không dấu gọi là “Chữ VN song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Theo tôi, còn độc địa, nguy hiểm hơn con virus Corona Wuhan. Con virus “Chữ VN song song 4.0” tấn công nền văn hóa Việt bị ốm yếu, què quặt từ năm 1975 đến nay.
Viết thêm: gần đến ngày 19/5 – ngày sinh của ông Hồ Chí Minh. Việc tung hê trên truyền thông của cái gọi là “Chữ VN song song 4.0”, có liên quan đến di chúc của ông Hồ ???
Hoá ra Trần Tử Bình,vốn là thầy giáo tiểu học ở VN.sang “nằm vùng” ở
Úc…thòi lòi này mà bây giờ mới biết !