29-3-2020
Hồi đi ghi nhận BOT, tôi cứ hỏi mãi các tài xế “đánh bót” làm gì, rồi tự trả lời:
1. Mỗi ngày ngang dọc qua BOT, biết nó đặt sai nơi nhầm chỗ, tốn tiền, họ phản đối vì chính mình và cộng đồng.
2. Để phanh phui sai phạm: Vì một lý do nào đó (thông tin từ bộ ngành, địa phương, báo chí), tài xế biết được sai phạm của BOT.
3. Trải nghiệm tuổi trẻ chống tham nhũng, bất công/hay dấu hiệu tham nhũng, bất công.
Tất cả các tài xế ấy đều cá tính rất mạnh. Miền Bắc có là Hà Văn Nam, Huệ Như,… Miền Nam có Hữu Danh, Huỳnh Long, Minh Trí, Phương Ngô,… Miền Trung có Minh Hùng, Trần Việt,…
Ở Thủ đô, việc bắt các tài xế là quyết định ít nhiều có màu sắc chính trị. Ở miền Tây, chính quyền một số nơi còn không đồng tình với BOT, nên Cai Lậy, T2 không xảy ra bắt bớ. Ở miền Trung, Khánh Hòa là “sân nhà” của tài xế, và họ ôn hoà. BOT Bến Thủy là một trường hợp đặc biệt, khi chủ cũ là PCT UBND tỉnh.
Và rồi Nam, Huệ Như, Quang Tuy bị khởi tố. Còn Danh Long Phuong, như đã phân tích, tôi cảm thấy vì còn nhiều cán bộ có tấm lòng, họ mới an toàn.
Dù trước khi tham gia phản đối BOT, Danh đã là nhà báo tung hoành khắp miền Tây, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ – những địa bàn “hiểm trở”. Sự nhạy cảm của anh là lớn, nhưng an toàn của họ thì may hơn khôn.
Nhiều lời vu vạ cho họ, rằng mục đích là Tiền. Đó là vô ơn – vì việc giảm giá, rút ngắn thời gian thu phí hàng trăm năm, đóng cửa một số trạm thu… là ích lợi chung cho xã hội. DN tay không bắt giặc ngàn tỷ được thì âm mưu thủ đoạn không thể đoán lường!
Sứ mệnh của họ (cùng với báo chí, cộng đồng), là cho nhà quản lý và dân hiểu BOT là gì, và vì sao người dân lại bị tước bỏ quyền được chọn sử dụng – từ chối sử dụng dịch vụ đường BOT.
Trước đây, thời Bộ trưởng Đinh La Thăng, người ta vẫn nghĩ BOT là của nhà nước, tiền về ngân khố. Sau mới biết là tư nhân, đa phần tay không bắt giặc. Quốc hội, Chính phủ hiện đang phải siết lại…
Sau những chuỗi sự kiện BOT 2017-2018-2019, hiện chỉ có anh Minh Hùng và bằng hữu còn phản đối BOT tại Khánh Hòa, khi hơn chục km có tới 2 BOT. Còn lại, tất cả hoặc xót xa ngơ ngác lắm, hoặc quay về với đời sống thường nhật.
Có kẻ bên ngoài ngạo nghễ hỏi: Sao không tư vấn? Sao để họ lao vào như vậy?…
Hà Văn Nam, Huệ Như trí tuệ và cá tính rất mạnh. Và nên biết: Nếu là có tổ chức chứ không phải tự phát, thì người “tư vấn, hướng dẫn” CHẮC CHẮN ĐI TÙ!
Tội nhất là một người đàn bà, ngơ ngác sau những chuỗi ngày BOT lấp lánh qua đi. Cuộc sống bình thường không thể nào trở lại, thành nhà báo, nhà hoạt động càng khó bởi những việc ấy yêu cầu rất nhiều điều kiện: Nền tảng kiến thức, các hệ giá trị, và thậm chí, sự nhạy cảm chính trị.
Ngơ ngác sau ánh hào quang, có người nặng mang sân hận, rồi bôi nhọ, chụp mũ cả người từng thâm tình để trồi lên. Việc lấp la lấp lửng những điều không thật lại càng tàn độc, tạo cơ hội cho kẻ ác, kẻ ẩn danh thỏa sức tấn công. Đó là gì nếu không phải là sự phản bội tởm lợm?.
Chung quy, đó gọi là láu cá tàn độc cũng được, là ăn mày dĩ vãng cũng được, là “hội chứng”, “di chứng” BOT cũng được.
Lỗi cũng là do nhóm đánh bót, bơm thổi, nên gieo thì gặt. Chỉ tội cho cộng đồng quan tâm/chờ đợi họ phải chứng kiến sự ăn mày dĩ vãng hôm nay.
Thời XHCN BOT là một đặc trưng của kẻ chiến thắng. Trước 1975, thời TT Ngô Đình Diệm, TT Nguyễn Văn Thiệu làm gì có BOT nhưng luôn luôn bị chửi, bị lên án là bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Sáng mắt chưa những ai mù mờ về CS !