28-3-2020
Dầu có nói con virus này là nhân tạo vô tình hay hữu ý hay do thiên tạo thì cũng không thể không hỏi các bác sĩ hàng đầu, khoa học gia, nghiên cứu truyền nhiễm, tình báo, phân tích rủi ro, chuẩn bị tình huống, tư vấn chính sách, chính trị gia đương nhiệm và đối lập phương Tây đã làm cái gì, đã làm cái gì từ mấy tháng vừa qua??
Đó là câu hỏi ám đầu tôi từ mấy ngày nay và ngay hiện giờ khi CNN đưa tin bác sĩ ở Mỹ phải dùng lại khẩu trang và ở Ý số người chết là gần 1000 người/ngày vì Covid 19.
Đúng là có báo cáo khoa học, có phái đoàn từ Anh đến TQ để nghiên cứu tình hình dịch bệnh nhưng đó là các đoàn lác đác và câu chuyện chỉ được kể với công chúng (the Sunday Times 22/3/2020) vài ngày trước. Tại sao các mô hình các đường tăng dốc đứng dầu có nhanh, có đúng cũng là những con đường chạy sau số người đã chết? Tại sao các cố vấn khoa học hàng đầu như Prof Chris Whitty hay Sir Patrick Vallance hiện giờ đang dẫn đầu tư vấn cho chính phủ Anh không lên tiếng hay tiếng nói chưa được lắng nghe từ hai tháng trước? Mà không chỉ ở Anh phản ứng chậm, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và Mỹ cũng vậy.
Hay có thể do một sự tình cờ mà ở ba nước phương Tây ít nhất mà tôi biết Anh, Pháp, Mỹ các đảng đối lập của đảng cầm quyền đang ở vào thế khá yếu. Ở Mỹ thì ông Trump sau đợt miễn Impeachment gần như độc chiếm diễn đàn. Ở Pháp thì đảng Cộng hòa Tiến lên của TT Macron từ vài năm nay đã bóp nghẹt hai đảng truyền thống là đảng Xã hội và đảng hồi xưa có tên UMP bên trung hữu. Ở Anh, Boris Johnson sau khi chiến thắng giòn giã vài tháng trước tập trung vào việc giương cờ gióng trống ra khỏi châu Âu, đảng Lao động gần như ít tiếng nói và đang loay hoay tìm người kế vị Jeremy Corbyn.
Sự thiếu vắng trong chốc lát rất định mệnh tiếng nói đối lập mạnh, dám chê, dám chỉ trích, dám nói khác, vốn từ lâu nay tạo nên sức mạnh của phương Tây có góp phần làm nên cái thảm cảnh hiện giờ?
các đảng đối lập của đảng cầm quyền đang ở vào thế khá yếu
Doan ket nói de làm khó
Doc doan . Nói ra khó duoc chap nhan nhung de tien hành.
Vay nên nguoi ta tìm cách tao ra tieng nói duy nhat thay vì doan ket.
Trích: “…họ bị ru ngủ bởi những lời trấn an che dấu dịch bệnh từ Ông Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus”
Nhiều người kêu gọi dân chúng và chính phủ các nước phải đồng lòng cùng WHO chống dịch. Nhưng tôi thấy không có gì khó tưởng tượng nếu các chính phủ sau này lôi ông Tedros ra chất vấn. Đây là một trong những lời “ru ngủ” của ông ấy — còn đăng nguyên con trên trang ChinaDaily.com.cn (ngày 4 tháng 2):
https://www.chinadaily.com.cn/a/202002/04/WS5e38858ea3101282172748a9.html
Tựa là: WHO chief says widespread travel bans not needed to beat virus. Tạm dịch: Sếp WHO nói lệnh cấm du hành rộng khắp không cần thiết để đánh bại virus.
Khi có dịch nghe bác sĩ hay nghe nguyên thủ? Nhiều vị nguyên thủ quốc gia hồi đầu tháng 2 chắc hẳn đã đồng lòng nghe theo ông bác sĩ đứng đầu WHO cho nên mới ra nông nỗi!
(Câu trích “…họ bị ru ngủ…” ở trên lấy từ còm của bác vdk1509.)
“các bác sĩ hàng đầu, khoa học gia, nghiên cứu truyền nhiễm, tình báo, phân tích rủi ro, chuẩn bị tình huống, tư vấn chính sách, chính trị gia đương nhiệm và đối lập phương Tây đã làm cái gì, đã làm cái gì từ mấy tháng vừa qua??”
-Các nc EU, Mỹ có lẽ đã quá chủ quan về sự lây lan âm thầm, nguy hiểm của virus Trung Công, khi họ bị ru ngủ bởi những lời trấn an che dấu dịch bệnh từ Ông Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus.
-Dẫn chứng TQ che dấu dịch bệnh với 02 sự việc cụ thể là:
1/Ngày 15/1/2020, TQ thông báo có 41 ca nhiễm & 02 ca tử vong nhưng chỉ cần 08 ngày sau, ngày 23/1/2020 TQ lập tức phong tỏa TP. Vũ Hán. Vậy là sao? Đảng CSTQ đúng là đồ mắc dịch che dấu dịch.
2/Ngày 13/2/2020, TQ thay đổi “các tiêu chuẩn chẩn đoán” đưa đến số ng bị nhiễm bệnh trong 01 ngày bất ngờ tăng cao lên đến 15,170 ca nhiễm, trong khi ngày trước đó 12/2/2020 chỉ thông báo có 2,015 ca nhiễm. Vậy là sao? Đảng CSTQ đúng là đồ mắc dịch che dấu dịch.
Tuy nhiên, các nc EU, Mỹ vẫn mất cảnh giác, lơ là để giờ phải lãnh chịu hậu quả nặng nề về con ng & nền KT. TQ thua Mỹ trong cuộc chiến thương mại nhưng thắng lớn trong cuộc chiến dịch bệnh? (thể chế độc tài, toàn trị giỏi trong chiến tranh & dịch bệnh hơn thể chế dân chủ).
P/s:
-Ngày 31/1/2020, Ý có 02 ca nhiễm đầu tiên, bắt đầu từ ngày 22/2/2020 các ca nhiễm tăng liên tục cho đến ngày 28/3/2020 là 86.498 ca nhiễm (chiếm 86.498/60.480.192=0,143% dân số).
-Ngày 1/2/2020, Tây Ban Nha có 01 ca nhiễm đầu tiên, bắt đầu từ ngày 26/2/2020 các ca nhiễm tăng liên tục cho đến ngày 28/3/2020 là 65.719 ca nhiễm (chiếm 65.719/46.729.692=0,141% dân số).
-Ngày 1/2/2020, Pháp đã có 06 ca nhiễm, bắt đầu từ ngày 26/2/2020 các ca nhiễm tăng liên tục cho đến ngày 28/3/2020 là 32.964 ca nhiễm (chiếm 32.964/65.242.856=0,051% dân số).
-Ngày 1/2/2020, Mỹ & Đức cùng có 07 ca nhiễm, bắt đầu từ ngày 25-26/2/2020 các ca nhiễm tại 02 nc cùng tăng liên tục cho đến ngày 28/3/2020 tại Mỹ là 104.256 ca nhiễm (chiếm 104.256/ 330.481.415=0,032% dân số), tại Đức là 53.340 ca nhiễm (chiếm 53.340/83.603.382=0,064% dân số).
Như vậy, từ ca nhiễm bệnh đầu tiên, dịch bệnh bắt đầu bùng phát sau khoảng 22~25 ngày.
Ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức… không có khái niệm “dám nói khác” như ở các nước độc tài.
Chỉ có chuyện ở Anh, Mỹ. Pháp, Đức… không có nhân vật (đối lập) đủ tầm cỡ, đủ uy tín… để tiếng “nói khác” của mình được người dân hưởng ứng mà dồn phiếu bầu cho.
Nếu vậy, đành nhận địa vị đối lập dài dài, chờ đợi ngày được cầm quyền