Đại dịch giấy vệ sinh, thu hoạch sớm về chính trị

Tâm Chánh

20-3-2020

Một chính quyền chuyên chế có thể chống dịch tốt hơn một nhà nước dân chủ?

Còn sớm để có thu hoạch chính trị đó, ngay cả khi ở Trung Quốc tình hình dường như đã được kiểm soát. Bởi cơn hoảng loạn vừa xảy ra với loài người có lẽ không phải từ con vi rút corona, mà chính bởi con vi rút ấy lây lan từ Trung Quốc.

Trong thế giới mà đời sống loài người trở nên liên lập thì minh bạch thông tin chính là cơ sở để con người phòng chống dịch bệnh bằng niềm tin vào tri thức. Nhưng chính quyền Trung Quốc đã liên tục tránh né các liều tiêm phòng kháng nguyên minh bạch công khai ấy. Nước Mỹ, và cả phương Tây đã buông lỏng sứ mệnh lãnh đạo thế giới của mình, khi vẫn tiếp tục để một tay chơi tránh né tiêm phòng thản nhiên làm ăn, giao dịch với phần còn lại của thế giới.

Ngay cả khi dịch bệnh vượt ra khỏi sự kiểm soát của Hồ Bắc, buộc Trung Quốc phải đối phó bằng các biện pháp mạnh mẽ, các định chế quốc tế, lẫn các quốc gia phát triển, đã không làm gì khác hơn là chấp nhận để chính quyền Trung Quốc coi dịch bệnh chỉ là chuyện trong nhà của họ.

Niềm tin của dân chúng bị bỏ rơi khi ngay các nhà khoa học cũng chỉ dè dặt đánh giá tình hình dựa trên các dữ liệu suy đoán ở thời điểm ấy.

WHO trở nên lẩn thẩn hơn bao giờ hết khi đến tận bây giờ vẫn loay hoay câu chuyện đặt tên cho bệnh dịch. Lẽ ra WHO đã phải có những khuyến cáo mạnh mẽ về sự bất nhất trong hệ thống dữ liệu, thông tin từ Trung Quốc từ dịch cúm Vũ Hán, cũng như mạnh mẽ cảnh báo về tác động từ cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng sẽ làm sụp đổ niềm tin dân chúng ra sao.

Sự “cộng tác” có phần nhiệt tình của WHO với chính quyền Trung Quốc trong khi chưa cảnh báo đầy đủ tình trạng “trốn tiêm phòng” của nền chính trị nước này đã bỏ qua thời cơ vàng ngăn chận dịch bệnh lây lan khi dịch bệnh còn trong phạm vi Hồ Bắc.

Kiểu chính trị ăn mảnh theo trend chủ nghĩa dân tộc của các quốc gia châu Âu và nhất là của Mỹ, đã biến dịch cúm Tàu trở thành đại dịch như đang diễn ra.

Cơn hoảng loạn giấy vệ sinh ở khắp các xứ sở văn minh có lẽ đã khiến các chính trị gia tỉnh ngộ.

Kẻ giặc của xã hội con người còn lâu mới là những con vi rút có thể biến đổi nhanh chóng. Giặc đang là sự sợ hãi lây lan từ các hốc tối chưa được tiêm phòng để có kháng nguyên minh bạch, công khai.

Đó có lẽ là bài học đau đớn mà Mỹ, châu Âu đang cùng những ai làm ăn chung với mình còn trả giá lâu dài.

Chiến thuật trì hoãn đỉnh dịch sẽ như trò cá cược một khi đại dịch ở cấp độ toàn cầu mà các nền chính trị chưa có đủ kháng nguyên minh bạch ấy.

Sự trí trá quanh chiếc khẩu trang, hay cuộc vu vạ vô trách nhiệm của giới chóp bu chính trị đã biến nỗi sợ hãi thành dịch bệnh lâu dài của con người.

Loài người ở tận đỉnh hay đáy văn minh khi cuống cuồng tàng trữ thứ giấy lau cho mình hơn là lắng nghe trao đổi bằng sự điềm tĩnh của tri thức?

Rất tiếc chính trị đã làm cho con người chọn giấy vệ sinh. Đó mới là sự hủy diệt.

Vâng, hãy rửa tay bằng xà phòng thay vì dùng giấy, hỡi các chính trị gia!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Mặc dù múa bút “hơi bị” nhiều, nhưng tác giả có những điểm son trong bài này. Nếu từ nhiều năm qua, các nền kinh tế tự do cân nhắc những gì được đề nghị trong bài, thì Trung Quốc đến nay vẫn còn bị “cách ly” với thế giới như Bắc Hàn. Nếu trận dịch virus Vũ Hán có diễn ra, trong hoàn cảnh giả dụ đó, chắc chắn ảnh hưởng cho toàn thế giới sẽ không như bây giờ.

    Tôi tin rằng sẽ có những chính phủ hoặc chính khách phương Tây đã bắt đầu suy nghĩ theo hướng này. Trong thời gian tới, không chừng chúng ta sẽ thấy xuất hiện phong trào đòi cô lập những nước bưng bít thông tin.

  2. Tâm Chánh cao ngạo và õng ẹo quá. Chuyện lớn lao tầm thế giới chứ đâu như trong căn hộ của Tâm Chánh!

  3. Bài viet quá cuc doan. Chi có o vn. Cung là sp cua cncs.
    WHO có sai. Nhung mà chuoi kieu ‘con không de không xót’ thì hoi quá.
    Muon trách loi nguoi phai xét loi mình. Ai không tham .
    WHO cung chi là mot to chuc. Tu nhiên phai xem xét thiet hon.
    Làm mat lòng tq. Ca tg cùng huong loi. Riêng mình ho thiet hai. Chuyen vay ai làm mat.
    Khi nào ca tg cùng tuyet vong. Se cùng nhau thay doi.

Comments are closed.