16-3-2020
Hiện nay, cả nước ta lao vào chống dịch. Cả hệ thống chính trị được huy động, và mọi người dân đều quan tâm đến vụ này. Chính điều này làm cho phần lớn người dân có quan niệm, rằng bệnh Viêm phổi Wuhan, do Wuhan coronavirus gây ra, nguy hiểm lắm lắm.
Có bạn kể câu chuyện cười, rằng ông kia bị ho, lo lắng quá đi khám. Khám xong về nói với bạn mình, rằng may quá, ông không bị viêm phổi Wuhan, mà chỉ bị ung thư phổi thôi. Mặc dù đó là câu chuyện cười, và hơi tàn nhẫn một chút, nhưng nó phản ánh rất đúng suy nghĩ lệch lạc của số đông người dân về bệnh viêm phổi Wuhan.
Sự nguy hiểm của viêm phổi Wuhan không nằm ở chỗ mắc căn bệnh này, vì thực sự thì đa số người bệnh (khoảng 81% số người mắc) tự vượt qua một cách dễ dàng. Thậm chí, khi phân tích các dữ liệu của tàu Diamond Princess, người ta thấy có đến 51% số người nhiễm hoàn toàn không có triệu chứng gì. Ở tuổi trên 60, có tới 83% số người nhiễm không có bất cứ triệu chứng gì.
Viêm phổi Wuhan không khác gì mấy so với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, do khả năng lây lan nhanh, và tỉ lệ tử vong, dù rất nhỏ, nhưng cao hơn khá nhiều so với cảm cúm thông thường. Tỉ lệ bệnh nặng đến mức cần chăm sóc đặc biệt cũng khá cao so với cảm cúm thông thường (hiện ở Việt nam có 57 người nhiễm, 3 người trong số này đã cần phải thở máy, tỉ lệ bệnh cần chăm sóc đặc biệt tạm thời là 5,2%), nhưng thường người bệnh nặng và tử vong thuộc nhóm lớn tuổi, có nhiều bệnh mãn tính đi kèm.
Và điều nguy hiểm nhất, là vì những lí do trên, nó làm cho hệ thống y tế bị quá tải nếu xảy ra trên diện rộng, nhiều người nhiễm, dẫn đến mất kiểm soát, mất khả năng điều trị những ca nặng, và tăng tỉ lệ tử vong.
Có người nói, đôi khi phải nhìn nhận, rằng những người bị nhiễm Wuhan coronavirus bây giờ là những người may mắn, vì nếu khi dịch bùng phát, thì họ sẽ không được quan tâm nhiều như bây giờ. Điều này nghe rất có lí.
Nếu chỉ có vài trăm ca nhiễm, hệ thống y học điều trị của Việt nam có thể đáp ứng được khả năng cứu chữa, điều trị những ca nặng, khi chỉ có vài chục ca nặng. Nhưng nếu có khoảng chục ngàn ca nhiễm, số ca nặng, cần đến máy thở, cần hồi sức đặc biệt, lên đến 520 ca, thì chắc chắn là hệ thống y học điều trị của Việt nam sẽ sụp đổ.
Cho nên, hiện nay, chiến lược chống dịch của Việt nam là hạn chế lây lan, hạn chế số người nhiễm. Khoanh vùng dịch, cách li là các biện pháp giúp cho chiến lược này tốt nhất. Vừa qua, hệ thống y học dự phòng của Việt nam đã hoạt động rất tốt, tư vấn cho chính quyền, và trực tiếp thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan rất hiệu quả.
Tuy nhiên, khi thực hiện cách li càng triệt để, thì hệ thống huy động càng rầm rộ, các biện pháp bảo đảm cách li càng khắt khe… dẫn đến việc người ta nghĩ rằng bệnh viêm phổi Wuhan rất là nguy hiểm cho cá nhân người bị nhiễm.
Xin khẳng định một điều: Viêm phổi Wuhan không nguy hiểm cho cá nhân người bị nhiễm so với nhiều căn bệnh khác, như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp… những căn bệnh mà hiện có khá nhiều người bị.
Viêm phổi Wuhan nguy hiểm cho cộng đồng khi nó bùng phát và lan rộng, do nó làm cho hệ thống y học điều trị bị quá tải, dẫn đến mất kiểm soát.
Do vậy, cần hiểu đúng về nó hơn, để tránh hoang mang thái quá. Hãy cùng nhau ngăn chặn sự lây lan của Wuhan coronavirus trong cộng đồng.
Bác Tể tướng Anh Boris JOHNSON đầu Vàng đang đùa chơi Canh bạc Tử thần !
********************************************
Chọn chiến lược ‘miễn dịch cộng đồng’ :
Khác nào đùa với Tử thần chết như không !
Dí đầu nòng súng vào Thái dương cò bóp
Chẳng phải 1 mà 6 viên ‘kẹo’ đạn đồng
Ổ xoay súng ngắn quả súng Lục súng Sáu
Xác suất ‘Chết’ bằng 1 nổ óc tung lên không
Thủ tướng Anh đầu Vàng giỡn chơi Canh bạc
Tử thần đợi Dân Anh lái xe bên trái lao xuống sông !
Xứ Sương mù hàng triệu Liêu Trai Vũ Hán
Rủ về khi hoàng hôn rơi xuống Luân Đôn
Chọn ‘miễn dịch cộng đồng’ chống Đại dịch
Thống kê Y tế Nước Anh tử thi đầy đồng !
TỶ LƯƠNG DÂN
Tác giả đang ru ngủ thiên hạ bởi cái lí tưởng ngông cà ngông CS à????
ĐM ĐỪNG NGHE BẤT CỨ AI LÚC NÀY. HÃY THẬT SỰ LO CHO MÌNH VÀ NẾU ĐƯỢC LO CHO NG XUNG QUANH TRONG LÚC CON VI RÚT TẬP HÁN BIẾN HÓA KO THỂ lường
Võ Sơn tự nhiễm virut Tập hán đi rồi hãy mở mồm khuyên ng khác
Ông Võ Xuân Sơn là bác sĩ, dù không thuộc ngành dịch tễ nhưng cũng thông thạo quy củ hoạt động của hệ thống y tế. Các bác sĩ như ông ấy đưa ra mọi loại lời khuyên trong dịp này là điều tốt cho cộng đồng. Sự thành bại trong việc chống dịch ở Việt Nam rất quan trọng đối với cả những người Việt đang sống ở hải ngoại. Nếu Việt Nam vỡ trận thì các cộng đồng như Little Saigon tăng nguy cơ biến thành ổ dịch.
Đọc mấy câu trên còn thấy có tính lô gích, khoa học. Mấy câu dưới viết như người ngủ mê nên không đúng với sự thật ! Tại sao lại quan trọng đối với người việt ở hải ngoại ?! Người Việt trong nước mắc bệnh đi du lịch, thăm viếng bà con rồi lây lan cho họ ?! Chính quyền các nước như Mỹ, Úc, Canada… họ đâu có thích tự sướng, mê ngủ, cai trị theo cái kiểu “nước tới đâu, tát tới đó, vô trách nhiệm…” như nhà cầm quyền csVN của chúng ta vẫn làm ?!
Tôi đang sống ở Mỹ đây, bác Bích Ngọc. Phản ứng chống dịch của chính phủ Mỹ nói chung là rời rạc. Tổng thống ban đầu kêu gọi dân chờ tới khi tiết trời ấm cho qua dịch! Các cơ quan như bộ y tế và CDC thì không chịu khởi động sớm để cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm, cho nên đến nay số cuộc xét nghiệm trên toàn nước Mỹ ít hơn con số Nam Hàn thực hiện mỗi ngày. Tổng thống của chúng tôi tuyên bố “không chịu trách nhiệm” cho việc đó. Như vậy có phải là “nước tới đâu, tát tới đó, vô trách nhiệm…” không? Thực trạng nó là vậy, và cái thế thông ống giữa các cộng đồng người Việt ở nước ngoài với người Việt ở trong nước nó là vậy. Không trù tính mọi việc dựa trên những thực trạng ấy mới là người mê ngủ.
Mời đọc bài này cũng trên báo Tiếng Dân để thêm rõ về thực trạng thiếu xét nghiệm ở Mỹ:
https://baotiengdan.com/2020/03/17/covid-19-cau-chuyen-cua-cha-toi/
Về nguy hiểm sinh mạng thì bệnh này thấp hơn rất nhiều bệnh khác. Nó nguy hiểm là do lây lan nhanh, mà việc xử lý (cách ly người bệnh và người nghi ngờ) rất dễ đưa đến quá tải cho ngành y tế.
Nếu không được kiềm chế ở mức cần thiết, có thể “vỡ trận”
Để mọi người không sai lầm, thì chính phủ các nước đang nghe „răm rắp“ các chuyên gia y tế hàng đầu về vi trùng, vi khuẩn học của nước họ thì nhân dân cũng nên thế thôi.
Đọc tài liệu của chuyên gia y tế có thể biết được là đối với loại Virus mới này hiện loài người chưa được miễn dịch như đối với các loại khác như cúm và như thế như 1 võ sỹ để nó đấm đá (người già yếu do đó dễ chết) mà chưa biết dùng cách gì để đỡ và tấn công lại nó. Mặc dù tỉ lệ tử vong qua loại Virus này hiện nay có vẻ còn thấp, tuy nhiên do không có miễn dịch cơ bản nên loài này có thể phát triển ở diện rộng, nhiều khi như các đợt sóng trào tấn công liên tiếp, và do đó kết quả cuối cùng nếu không phòng, chống tốt sẽ phát sinh ra nhiều nạn nhân và tử vong hơn các loại bệnh khác như đại dịch cúm – vì khác biệt như trên đã nói: cúm đã được miễn dịch cơ bản ở con người.
Thánh thần ơi, con người đã miễn dịch với cúm từ bao giờ thế.
Ngay cả như có chích vaccine ngừa cúm mỗi năm 1 lần đi nữa, hiệu quả phòng ngừa cũng chỉ tầm 40~50% thôi chứ không có chuyện chích vào là miễn nhiễm với cúm đâu nhé, chứ đừng nói đến chuyện có thể miễn dịch tự nhiên.
Tôi lúc này đi có viết vội câu cuối không được rõ nghĩa để độc giả „phản đối“. Ý tôi nói đến khái niệm miễn dịch cơ bản (basic immunity) là loại miễn dịch tự nhiên cộng thêm cả miễn dịch qua tiêm chủng. Thú thực tôi không phải chuyên môn và cũng không tìm hiểu sâu nên có mạnh dạn viết thì cũng là đọc và nói lại sự hiểu biết qua nhận thức của mình – và ở đây tôi hiểu Trang này là mức bình dân có thể viết và bình luận … „Tiếng dân“ – chứ chắc trên 1 diễn đàn khoa học thì không dám cầm đèn chạy trước ô tô.