15-3-2020
Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên.
Ngoài ra tên của ông còn gắn với một sự kiện tàn khốc của lịch sử hiện đại Trung Quốc và vì nhiều lý do, vẫn luôn bị coi là “nhạy cảm” khi nhắc đến ở Việt Nam, đó là cuộc thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn diễn ra ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989.
Năm 2010 tôi có dịp lần đầu đến Trung Quốc, được nghe anh bạn người Trung Quốc kể lại là chính quyền kiểm soát chặt thông tin về sự kiện này đến mức cứ vào mỗi dịp kỉ niệm, số 4 và số 6, chữ TỨ và chữ LỤC lại tự động biến mất trên hệ thống mạng tìm kiếm của Trung Quốc vài hôm?
Năm 2010, Ủy ban Hòa bình Na-uy, bỏ qua mọi sức ép của Chính quyền Trung Quốc, đã trao giải thưởng Nobel cho Lưu Hiểu Ba, vào lúc ông đang là tù nhân, với bản án 11 năm vì tội “kích động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngay lập tức Trung Quốc điên cuồng đưa ra phản ứng, tuyên bố ở cấp Nhà nước phản đối giải thưởng, dọa cắt quan hệ thương mại với Vương quốc Na-uy.
Trên thực tế nhiều hợp đồng, thỏa thuận làm ăn với Na-uy bị Trung Quốc đơn phương đình chỉ. Trong nước, chính quyền mở một đợt tuyên truyền rầm rộ bôi nhọ uy tín của giải Nobel, coi việc trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba là trao cho tên tội phạm!
Vì sao chính quyền Trung Quốc vốn sở hữu trong tay một sức mạnh khổng lồ, lại run sợ trước tiếng nói của một kẻ trói gà không chặt như Lưu Hiểu Ba? Bạn hãy đọc kỹ cuốn sách này sẽ lập tức có câu trả lời.
Về phần mình, tôi vô cùng vinh hạnh khi được đề nghị viết lời giới thiệu cuốn sách với bạn đọc, một cuốn sách cần thiết cho các thế hệ tương lai không chỉ của Trung Quốc nhưng tôi đã không thể giúp để nó ra đời một cách chính thống.
Xin trích ra đây một đoạn ngắn của bài giới thiệu đó:
“…Sự cuồng vọng quyền lực, nghiện dùng sức mạnh, nghiệt ngã trong cai trị, dối trá và vô đạo đức là một chuỗi liên hoàn các căn bệnh có mối gắn bó mật thiết với nhau. Hậu quả cuối cùng là nó gieo rắc sự khiếp sợ trong đại bộ phận nhân dân. Khiến người dân khiếp sợ, cưỡng bức họ tuân phục quyền lực là mong muốn và cũng là mục đích duy nhất của những kẻ độc tài. Lưu Hiểu Ba quyết không cho nó biện hộ bằng bất cứ giáo lý nào khoác áo vì sự tiến bộ, vì sự ổn định bằng cách lột trái nó ra, phơi bày không thương tiếc trước toàn thế giới. Bởi vì tự do là tài sản chung của nhân loại, mọi sự nhân danh tự do để bức hại nó, đều tiềm ẩn nguy cơ cả nhân loại sẽ phải trả giá đau đớn.
Cái đích cuối cùng mà Lưu Hiểu Ba chỉ ra cho bạn đọc, là nền chính trị Trung Quốc hiện nay không có tương lai, càng không thể là lựa chọn của nhân loại như nhiều người hoang tưởng rêu rao. Trung Quốc, như con khủng long, trước sau cũng chết chìm vì chính sức nặng của chính thân xác của nó, sức nặng có được do tham lam và tàn bạo ngốn hết sạch nguồn dữ trữ của tương lai.
Có nhiều người cho rằng Lưu Hiểu Ba đã hy sinh vô ích, hy sinh một cách không cần thiết, cho thứ mà hàng trăm triệu người dân Trung Quốc ngày nay không chờ đợi. Bởi vì họ vẫn đang vui vẻ với thứ mà ông coi là xiềng xích. Họ thậm chí còn nguyền rủa ông đã làm cho Trung Quốc mất mặt với thế giới! Với những người ấy, có thể họ không cần thiết phải đọc cuốn sách này mặc dù Lưu Hiểu Ba viết cả cho họ, vì họ. Nhưng đó chỉ là những tiếng nói vọng lên từ nấm mồ, từ quá khứ. Trong khi đây là cuốn sách được viết cho tương lai, nhằm thức tỉnh thế hệ tương lai, của không chỉ người dân Trung Quốc, mà cho tất cả chúng ta, những người không có khả năng vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua những toan tính vụ lợi, để một lần đối mặt với sự thật.”
Mấy đứa TRÍ KHĂM MẮM TÔM, đừng thấy tài năng mà bắc quàng hưởng ké.
Chắc xin đành chào vĩnh biệt Tù nhân Lương tâm Lưu Hiểu Ba ….
************************************
https://www.youtube.com/watch?v=sIt6_EOtVUU
Jailed Chinese Nobel winner Liu Xiaobo granted medical parole
Tám năm chốn lao tù trại lao cải
Lưu Hiểu Ba như Sao Hôm dần phai
Vợ hiền Lưu Hạ tại nhà giam lỏng
Bắc Kinh – Liêu Ninh cách biệt ly dài
Không được phép thăm chồng miệt biên giới
https://www.youtube.com/watch?v=1PYCFHSfu3M
Chinese Nobel rights activist Liu Xiaobo’s cancer beyond surgery
Tù nhân Lương tâm năm tháng khổ sai
Ung thư gan giờ đang vào giai đoạn cuối
Bao giờ Tàu dân chủ như Ấn Độ vĩ đại
Ngày ấy Giáo sư Lưu chắc đáy huyệt tuyền đài !
TỶ LƯƠNG DÂN
http://hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=78&idpoeme=11168
TỪ Nobel Hòa Bình 1935 ĐẾN Nobel Hòa Bình 1935 : THẾ SỬ dường như LẬP LẠI …..
***********************************
Giải Hòa bình vinh danh bao Linh hồn đã khuất từ Ngày 4/6/1989
Trên Quảng trường Thiên An Môn
Ghế Danh dự dành cho Khôi nguyên trống vắng
Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010 đang trong trại tù lao cải
Lạc lõng nơi miền đông bắc Trung Hoa
Lưu Hà – người vợ hiền cũng không có mặt nơi đây nhận Giải thay
Như Sakharov cấm qua Na Uy nhận Giải năm 1975
Nhưng Liên Xô cho phép vợ ông
Như Walesa cấm qua Na Uy nhận Giải năm 1983
Nhưng Ba Lan cho phép vợ ông
Như Walesa cấm qua Na Uy nhận Giải năm 1983
Nhưng Ba Lan cho phép vợ ông
Như Aung San Suu cấm qua Na Uy nhận Giải năm 1991
Nhưng Miến Điện cho phép hai con bà
Iran có hơi độc đóan nhưng có khác Trung Hoa ! ! !
Shirin Ebadi qua tận Na Uy nhận giải Nobel Hòa bình
Ngay cả Đại sứ Iran có mặt buổi lễ !
****
Giải Hòa bình vinh danh bao Linh hồn đã khuất từ Ngày 4/6/1989
Trên Quảng trường Thiên An Môn
Ghế Danh dự dành cho Khôi nguyên trống vắng
Lưu Hiểu Ba – Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010 đang trong trại tù lao cải
Lạc lõng nơi miền đông bắc Trung Hoa
Trung Quốc đại cường đang tăng trưởng nhanh
Lịch Sử đen tối của Nhân lọai dường như lập lại !
***
Ghế Danh dự dành cho Khôi nguyên trống vắng
Carl von Ossietzky – Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 1935 đang trong trại tập trung
Lạc lõng nơi trại giam nước Đức rồi mỏi mòn qua đời
Đức Quốc đại cường hồi ấy đang tăng trưởng nhanh
Đưa tòan Thế giới vào cuộc phiêu lưu Thế chiến
Lịch Sử đen tối của Nhân lọai dường như lập lại !
Bằng dấu hiệu chẳng lành nơi Thủ đô Na Uy
Ngày mai Hòa Bình bấp bênh bên bờ vực thẳm tối tăm
TỶ LƯƠNG DÂN
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=5218
Trí thức phản kháng (phản biện) thì dưới chế độ đọc tài cũng có. Họ có thể xuất thân từ chế độ và dần dần nhận ra bản chất độc tài.
Chế độ Liên xô có trí thức phản kháng điển hình (thế giới biết, khâm phục) là Viện Sĩ Xa-Kha-Rop (giải nobel hòa bình). Vị điển hình thứ hai là LS Ma-Nhitsky (bị ám sát, nay lấy tên đặt cho một giải thưởng lớn về nhân quyền).
Chế độ TQ thì điển hình là nhân vật bài này nói tới: Lưu Hiểu Ba.
VN cũng có những người như vậy, nhưng chưa có giải nobel, mà chỉ có một số giải thấp hơn.
Trí thức phản kháng ngày càng đông đảo và càng trẻ. Ở VN các luật sư bắt đầu ủng hộ và tham gia.
Thoạt đầu, dân chưa hiểu (dân trí thấp, bị CS mê hoặc) nên trí thức phản kháng rất cô độc, bị CS khủng bố (nhiều người bị giam, án tù…, vị dụ nhà văn Hoàng hưng). Nhưng sau 15 năm lien tục đấu tranh, CS đã bớt gây sự với họ.
Vụ Đồng Tâm chủ yếu do họ phanh phui.
Dân mất đất rất tin tưởng sự tư vẩn của trí thức phản biện.
Tôi thật lòng khâm phục cac vị. Nhưng chưa thể noi gương họ.
“Tôi thật lòng khâm phục cac vị. Nhưng chưa thể noi gương họ” câu nói sao có vẻ mâu thuẩn ?Nếu anh ở VN thì khỏi nói,còn nếu ở nước ngoài trư Lào Campuchia,TC Cuba Bắc TTien Venezuela…ra thì sợ gì ?