Thanh Nhã
12-3-2020
Các số liệu từ Ủy ban Sông Mekong cho thấy, đến năm 2030, các đập thủy điện ở Trung Quốc sẽ lưu giữ khoảng 65 tỷ mét khối nước. Cùng với đó là 160 triệu tấn phù sa.
Thiếu nước, những cánh đồng khô hạn ở miền Tây sẽ trân mình chịu sự xâm nhập của nước mặn. Vùng đất phương Nam trù phú này đang có nguy cơ thành hoang mạc nếu không có các giải pháp từ trong nước đến quốc tế.
Trong chuyến rong ruổi từ Long An về Tiền Giang, nhóm phóng viên Báo Sạch ghi nhận hàng loạt các con kênh khô hạn. Hàng dừa nước thơ mộng từng đi vào văn chương, điện ảnh thì nay xác xơ, héo hắt.
Cảnh tượng càng đáng lo khi nhìn từ trên cao, gần như một vùng rộng lớn không còn thấy bóng dáng những dòng kênh…
Tại rất nhiều khu dân cư, bà con đã phải xếp hàng dưới trời nắng để mua, hoặc xin nước ngọt đựng vào những chiếc can nhựa 20 lít. Nhiều cửa hàng tạp hóa đã tranh thủ dịp này để nhập về hàng ngàn can nhựa bán lại kiếm lời. Giá mỗi chiếc can là 35.000 đồng.
“Người không có nước xài thì không thể nào tưới cây cối, rau màu được. Cứ đà này kéo dài thì không cách nào sống nổi”. Anh Hiếu, chủ doanh nghiệp quảng cáo nói. Để giúp bà con, mỗi ngày hai lần, anh trực tiếp lái xe tải chở nước từ Mỹ Tho lên Gò Công phân phát miễn phí cho bà con.
Việc cho nước miễn phí của anh Hiếu được bà con gọi tên là “ngang ngửa đi chùa tích đức”.
Tình hình cũng không mấy sáng sủa hơn ở Bến Tre khi hàng trăm hộ dân cũng phải mua nước sạch để dùng mỗi ngày.
Ẩu đả, đánh nhau tranh giành từng can nước đã xảy ra giữa những người xóm giềng vốn hồn hậu, chất phác.
Miền Tây, Việt nam là vùng đất có hơn 6000 năm phát triển các nền văn minh, nhất là hiện thân của nhà nước Phù Nam – Quốc gia phong kiến đầu tiên ở Đông Nam Á với các di chỉ Óc Eo rực rỡ đến hôm nay. Cái nôi văn minh ấy còn có cội nguồn về địa lý với thượng nguồn Lan Thương. Nhà văn Văn Cầm Hải trong cuốn “Tây Tạng, giọt hoa trong nắng” gọi hạt lúa Cửu Long mang trong mình linh khí Hy Mã Lạp Sơn mà kết tinh thành cơn say hào sảng.
Giờ đây, sự hào sảng đó đã bị những người kẻ được coi là bạn vàng giữ nước, không trả lại cho hạ nguồn.
Chúng tôi cứ tự hỏi, những nghịch lý ở miền Tây đến từ đâu? Khi vùng đất này chiếm 1/5 dân số Việt Nam, lượng thủy sản đạt 70% cả nước, còn cây lúa thì đóng vai trò chủ đạo để đưa VN làm cường quốc lúa gạo…
Nhưng, người miền Tây vẫn cứ cơ bản có thu nhập thấp hơn cả nước…
Phải chăng có một miền Tây đang bị lãng quên?
Nguyênvan
Không lãng quên mà còn được quân tâm sâu sắc bởi nhà nước đảng cùng trí thức NƯỚC LỢ.
ĐMM! Bài viết một đường, bàn luận một nẻo.
Bài viết không đầu không đuôi, vạch nguyên nhân thì nửa vời, giải pháp thì không dám nêu, số liệu lèo tèo, phỏng vấn dân cũng lựa người có của ăn của để.
Nói chung là định nấu 1 nồi thập cẩm, mà ăn chả ra gì, kết quả trở thành nồi cơm heo.
Thua xa loạt bài về sông Mekong của Trương Nhân Tuấn, không hiểu admin lấy về làm gì.
Comment thế này không biết có bị bầu đoàn Báo Sạch kéo qua kể lể “công sức”, “miễn phí”, “bố thí”, v.v… không nhỉ, hahaha.
Bình luận thẳng thắn như bác HoWanShit sẽ được tiếp nhận với lòng biết ơn, nếu họ quả thật Sạch và muốn làm Báo. Chắc chắn nhóm Báo Sạch sẽ phải bắt đầu làm báo cho tới nơi tới chốn sau khi đọc bình luận của bác. Kết quả mà chúng ta kỳ vọng ở họ, và họ chắc chắn cũng mong muốn ở chính mình, là những bài báo chứa đầy sự kiện và câu chuyện đời thật của người dân bản địa. Nếu cần ước lượng để tạm có khái niệm, thì một bài báo có giá trị phải nặng gấp một trăm lần bài trên đây.
Không lãng quên mà còn được quân tâm sâu sắc bởi nhà nước đảng cùng trí thức NƯỚC LỢ. Why so, vì dân cần gạo để sống. Với dân Gạo là ngọc thực, kết tinh của trời đất. Nhưng nước đảng và trí thức NƯỚC LỢ cần tiền, mà phải là tiền Trump, không phải tiề Hồ. Bán 1 tấn gạo, không mua nổi 1 Tạ Cứt tư bản về bón ruộng. Cho nên nước đảng với trí thức NƯỚC LỢ ” NGU GÌ KHÔNG LÀM ĐẠI CÔNG XƯỞNG TÁI CHẾ”