11-3-2020
Trong khi cả nước đang bối rối trước tai họa rình rập của coronavirus thì có một tai họa còn khủng khiếp hơn nhiều, một cái chết được báo trước đang xảy ra, tuy âm thầm nhưng lừng lững tiến tới ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Nếu được hỏi nguy cơ lớn nhất cho sự tồn vong của ĐBSCL là gì, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: nước, nước, nước, và nước.
Vấn đề nước đầu tiên ở ĐBSCL là ô nhiễm nguồn nước mặt – cái giá phải trả cho việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức để duy trì lúa vụ 3 và tăng sản lượng nông nghiệp. Thêm vào đó, ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản làm tình trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng. Trước đây ở đồng bằng hầu như trẻ em nào cũng biết bơi, bây giờ đến nhảy xuống sông tắm còn không dám vì sợ ô nhiễm.
Vấn đề nước thứ hai ở ĐBSCL là việc khai thác nước ngầm quá mức, một mặt là do nước mặt quá ô nhiễm nên không sử dụng được, mặt khác vì tình trạng quản lý yếu kém nguồn tài nguyên “cha chung không ai khóc” này. Khai thác nước ngầm quá mức, cùng với áp lực của các công trình xây dựng và hạ tầng, khiến nền đất bị sụt lún nghiêm trọng, có nơi lên tới 2-3 cm mỗi năm. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chỉ trong 20-30 năm nữa, những nơi này sẽ tụt xuống dưới mực nước biển (xem ảnh dự báo ở dưới).
Vấn đề nước thứ ba là sự suy giảm về cả khối lượng và chất lượng nước do mạng lưới chằng chịt hàng trăm đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra. Thiếu nước ở ĐBSCL – điều chúng ta đang chứng kiến mấy tuần qua – đã ngày càng trở nên nghiêm trọng trong mùa khô. Mặc dù trong mùa mưa, các đập của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 7% lượng nước trong toàn bộ hệ thống nhưng vào mùa khô, tỷ lệ này có thể lên tới 40-50%, khiến cho lượng nước ở hạ nguồn bị phụ thuộc rất lớn vào việc vận hành các đập của Trung Quốc. Bên cạnh đó, một lượng lớn phù sa và cát bị kìm giữ bởi các đập thượng nguồn – ước lượng hiện nay đã lên tới 50% – cũng làm ĐBSCL mất đi nguyên liệu để bồi đắp cho đồng bằng. Điều này cùng với nạn khai thác cát bừa bãi và vô độ trong nhiều năm khiến tình trạng mất đất và sạt lở ven biển trở nên hết sức trầm trọng.
Vấn đề nước thứ tư là mực nước biển dâng và nhập mặn do biến đổi khí hậu. Hiện nay, mỗi năm nước biển dâng trung bình khoảng 3 – 4 mm. Như vậy, mặc dù không phủ nhận tầm quan trọng của hiện tượng này, song cần nhớ là mức sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức và do các công trình xây dựng và hạ tầng gây ra có thể còn cao hơn tới 10 lần. Hơn nữa, việc nhập mặn tuy bất lợi cho lúa nhưng lại có lợi cho tôm, cá và các hoạt động nuôi trồng thủy sản khác vốn đem lại lợi ích kinh tế cao hơn nhiều lần so với canh tác lúa 3 vụ, trong khi không gây biến đổi và tác hại môi trường.
ĐBSCL – nơi cư ngụ của hơn 20 triệu người Việt Nam – đang chết dần chết mòn. Nguyên nhân chính không phải vì biến đổi khí hậu hay do các con đập thượng nguồn, mà vì sự hội tụ và tích tụ của nhiều bất cập chính sách và tập quán nông nghiệp trong suốt qua ba thập kỷ gần đây. Nếu không đảo ngược tình trạng này, viễn cảnh tan rã của ĐBSCL chỉ còn là vấn đề thời gian.
Bạn đã bao giờ thử hình dung khi ấy đất nước Việt Nam sẽ như thế nào và con cháu chúng ta sẽ sống còn thế nào không?
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
*********************************
Homeland, Motherland, Fatherland
Always talked and felt about
Ah, Motherland it’s a beautiful Spring
A softened Dusk or often a glorious Dawn
Homeland, Motherland, it’s Time’s Autumn
Dust of stars in the Milky Way under the full Moon
Homeland, Fatherland, oh Motherland !
Always talked and felt about
Motherland at night wears a Paradise’s Dream
And by day wears a Reality’s Nightmare
That prompt millions of Free Vietnamese’s Conscience
To grimace and even to weep silently
Fatherland, oh Motherland !
Sometimes it’s even just another country’s nationality !
Who isn’t oneself or the other alienation
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
Always talked and felt about
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
It’s more than once
Perhaps France for me after 1980
Australia for you
And USA for us after 1975
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
It’s more than once
Perhaps an emptiness in an exile’s Dream
The rainbow divided on two Eastern and Western Continents
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
Ah, Motherland, it’s when I do love You
Ah, Motherland, it’s when you do love me
Never confessing it to me
Never confessing it to You
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
A noble Feeling is when You love me
A noble Feeling is when I love You
Without telling You
Without telling me
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
Ah, Motherland, it’s when I do love You
Ah, Motherland, it’s when you do love me
Never confessing it to me
Never confessing it to You
Ah Homeland, Fatherland, oh Motherland !
A noble Feeling is when You love me
A noble Feeling is when I love You
Without telling You
Without telling me
MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Phẹt phẹt phẹt
Theo dõi sát thì chỉ thấy chính phủ Nguyễn Xuân Phúc toàn hô khẩu hiệu hoặc nói miệng chứ chưa đưa ra được một quyết sách nào cho các vấn nạn của ĐBSCL.
Thậm chí họ còn ký hợp đồng mua điện của Lào — chẳng khác gì đầu hàng trong trận chiến giành lại dòng chảy sông Mekong.
-Điểm qua tin tức báo chí:
*Tại Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu trong 02 ngày 26-27/9/2017 tại Cần Thơ, Thủ tướng nhấn mạnh: “Phải đa năng để tận dụng thời cơ, thích ứng kịp thời. Câu nói nổi tiếng “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” hoàn toàn phù hợp với chúng ta”.
*Ngày 18/6/2019, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ ban hành năm 2017, về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Cần biến thách thức biến đổi khí hậu thành cơ hội”.
*Ngày 8/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đến kiểm tra tiến độ dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (gọi tắt là dự án) tại gói thầu XL13, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng giao UBND tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm tháo gỡ các vướng mắc do việc đắp đập ngăn mặn làm ảnh hưởng đến đường vận chuyển vật liệu, có giải pháp nhằm ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu để phục việc thi công dự án. Chiều 8/3, ở Bến Tre, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chi cho các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau mỗi tỉnh 70 tỉ đồng để ứng phó với tình trạng hạn, mặn. Thủ tướng chỉ đạo phải sử dụng số tiền này đúng mục đích vào các việc như bơm nước, nạo vét đắp đập tạm, đào ao, kéo dài đường ống, thiết bị chở nước và hỗ trợ người dân.
-Vậy là đã rõ, công tác chống hạn + xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ chỉ chiếm 01 phần nhỏ xíu trong suy nghĩ của bộ não Thủ Tướng. Việc chống hạn + xâm nhập mặn đúng ra phải đặt ưu tiên lên hàng đầu, vì đó là sự sống của hơn 20 triệu ng dân Miền Tây, nhưng sự thực lời nói của Thủ tướng quá phũ phàng là “giao UBND tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm tháo gỡ các vướng mắc do việc đắp đập ngăn mặn làm ảnh hưởng đến đường vận chuyển vật liệu, có giải pháp nhằm ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu để phục việc thi công dự án” & “đồng ý chi cho các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau mỗi tỉnh 70 tỉ đồng để ứng phó với tình trạng hạn, mặn”. Thực tế, Dự án có thể tạm ngưng tại vị trí “đắp đập ngăn mặn” để đảm bảo nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long có nc sx, sinh hoạt; các vị trí khác vẫn triển khai thi công bình thường, sau 1~2 tháng nc trên nguồn đổ về cung cấp cho dân Miền Tây có nc đủ sd, thì lúc đó quay trở lại phá bỏ vị trí “đắp đập ngăn mặn” thi công tiếp dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có sao đâu. Còn việc 05 tỉnh dc nhận mỗi tỉnh 70 tỉnh, tổng cộng 350 tỉ thật ko bõ bèn bằng việc: Ngày 28/2/2020, các đại biểu dự kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường) HĐND TP Hải Phòng khóa XV thống nhất thông qua chủ trương tặng quà cho tất cả các hộ gia đình có hộ khẩu trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thành phố này. Trị giá mỗi suất quà không quá 500.000 đồng/suất/hộ và tổng kinh phí dự kiến vào khoảng 269 tỉ đồng.
-Câu nói của Thủ tướng ““hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” hoàn toàn phù hợp với chúng ta” thì bắt đầu từ sau ngày 8/3/2020, dân Miền Tây phải hiểu rõ rằng ““hãy tự cứu mình trước khi Thủ tướng cứu” hoàn toàn phù hợp với chúng ta”.
P/s:
-Campuchia có biển hồ thì VN thay vì làm 01 biển hồ lớn sẽ lựa chọn 03 vùng đất trũng tại 03 tỉnh gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang rồi đào thêm cho sâu xuống làm 03 biển hồ mini trữ nc. Đất đào 01 phần đắp be xung quanh hồ, nâng thành hồ lên cao, để tăng dung lượng trữ nc. Đất dư còn lại mang đi đắp lấn biển tại bờ sú, vẹt. Vào mùa mưa, mở cửa đón nhận nc từ sông Mekong chảy vào trữ nc trong 03 biển hồ mini. Đồng thời 03 biển hồ mini cũng là nơi đón nhận luôn nc mưa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thay vì để nc mưa chảy phí ra biển. Vậy là mùa khô, ĐBSCL có 03 biển hồ mini cung cấp nc. Ha…ha…
Xin lỗi tác giả.Tất cả những điều ông kể tên như trên đều GÓP PHẦN vào
việc khan hiếm nguồn nước khiến nước mặn tràn vào đấy ông ạ !
Hãy xét vấn đề một cách nghiêm túc,chứ không phải chỉ khan hiếm nước
ngọt mà còn nước mặn lấn sâu vào đất liền khiến nhà nông phải khốn đốn
trong việc mưu sinh bằng nông nghiệp.