Học sinh ở trường có đeo khẩu trang hay không?

Vũ thành Tự Anh

5-3-2020

Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM hôm qua ban hành công văn khẩn để khảo sát “theo ý kiến của cha mẹ học sinh, trẻ em/học sinh có đeo khẩu trang trong trường khi đi học trở lại hay không?”.

Thoạt nhìn, có vẻ đây là một hành động có tính dân chủ, tôn trọng ý kiến của phụ huynh học sinh. Nhưng nhìn kỹ hơn, hành động này của Sở Giáo dục và Đào tạo vi phạm một loạt nguyên tắc cơ bản về ra quyết định chính sách.

Thứ nhất, việc có nên đeo khẩu trang hay không là vấn đề có tính chuyên môn, và do vậy phải do các nhà chuyên môn ra quyết định chứ không thể dùng cơ chế “đa số thắng thiểu số”.

Giả sử nếu dân chúng bảo có, khoa học nói không, thì phải chăng nhà nước sẽ tiếp tục tìm hiểu? Ngược lại (cũng chỉ là giả sử), nếu dân chúng bảo không, khoa học nói có, thì chính quyền sẽ bị rơi vào tình thế “đẽo cầy giữa đường” không có lối ra.

Thứ hai, vai trò của chính quyền – nhánh hành pháp của nhà nước – là ra quyết định một cách có căn cứ, dựa trên bằng chứng nhằm tối đa hóa phúc lợi chung của xã hội. Như vậy, thay bằng việc mỗi khi gặp quyết định khó xử lại đi hỏi phụ huynh, thì Sở GD-ĐT cần tham khảo cơ sở khoa học từ các nhà chuyên môn, sau đó căn cứ vào nguồn lực của chính quyền và xã hội để ra quyết định.

Thứ ba, ngay cả khi đã ra quyết định – bất kể là đeo hay không đeo khẩu trang – thì quyết định này của Sở GD-ĐT cũng chỉ có tính khuyến nghị chứ rất khó cưỡng chế thi hành. Điều gì xảy ra nếu do tình trạng khan hiếm, học sinh không thể mua được khẩu trang? Hay nhiều em nhà nghèo không có tiền mua khẩu trang? Hay mua được nhưng quên ở nhà? Hay có mang theo nhưng không đeo?

Nếu hồi năm 2007 mà người dân cũng được hỏi có nên đội mũ bảo hiểm hay không, hay gần đây hơn, có được phép lái xe sau khi uống rượu bia không thì rất có thể đa số sẽ phản đối, và khi ấy không biết nhà nước sẽ quyết định thế nào?

Trong một nền quản trị nhà nước có hiệu lực, chính quyền sẽ phải thực hiện đúng trách nhiệm ra quyết định công dựa trên cơ sở và bằng chứng vững chắc vì phúc lợi chung của xã hội chứ không thể đẩy trách nhiệm ra quyết định cho công chúng theo cách mị dân như thế này.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. CoronaVirus thay đổi Nghi thức xã hội hàng ngày
    **************************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=zf5tGGD_6kA

    Thôi hết bắt tay như Tây phương
    Thôi chẳng ôm hôn ôm hít như Nường
    Đầm gặp bạn gái trai hôn nhau chụt chịt
    Nay như Dân Nhật cúi đầu chào thân thương
    Hay bắt chân đá chào nhau kiểu Vũ Hán !
    Cách nhau một mét đề phòng hơi hám hương
    Nhỡ người đối diện hăng nói phun nước bọt
    Bắn tung vào mặt mình chắc vào nhà thương
    Phố ma Vũ Hán thiệt hại bao người bấy của
    Mới phát minh được kiểu bắt chân rợ Hồ Bắc phuơng !
    Cách chào Hiệp sĩ đạo Nhật thật cao thượng cao quý
    Chỉ cần cúi đầu chào quý khách thâm tình thân thương
    Đâu cần gập mình làm đôi như Tổng thống Ô-Ba-Má
    Trước Nhật Hoàng cao bằng nửa Bác Mỹ Vương !

    TỶ LƯƠNG DÂN

  2. Tôi chưa viết comment lần nào
    Tôi thấy tác giả bài này nêu lên một vấn đề rất đáng quan tâm. Đó là các vị lãnh đạo không dám tự mình chịu trách nhiệm trước dân.
    Văn phong cũng không có chỗ nào xúc phạm người đọc.
    Sao bác nghiemnv lại nỡ nói bài viết mà người ta rất tốn công sức (không nhuận bút) là chuyện ruồi bu?
    Theo tôi, dẫu dùng tên giả vẫn nên tỏ ra có văn hóa. Mong bác trả lời có đồng ý với tôi hay không.
    Bởi vậy, tôi dám nghĩ rằng bác chưa đọc? Hoặc bác được cử vào đây làm nhiệm vụ?

    Bác có thể để chúng tôi yên thân được không?

  3. Ý của bài viết rất đúng. Nếu cần đeo khẩu trang thì người lãnh đạo phải tham khảo y tế, sao lại định đặt trách nhiệm lên đầu cha mẹ học sinh.

    Tất cả các ý kiến phát biểu ở đây đều như vậy.
    Hạng người nào, trình độ nào, trách nhiệm công dân nào… mà bảo đây là chuyện “ruồi bu”
    Ngay ở đây, nó đã bu nhiều lần (đếm thử đi)

    Đứa nào là Ruồi chỉ rình Bu vào gây ô nhiễm?
    Khen ai đặt tên chính xác từ lâu.
    Từ nay, chỉ gọi nó là Ruồi thôi.
    Chính thức có tên từ ngày 05-3-2020

    • Loại Lợ thì cũng chỉ nghĩ ngu như vậy thôi. Chẳng có luật nào về đeo hay không đeo khẩu trang cả. Tùy người. Ở cái nước đảng của trí thức nước lợ, ô nhiễm cùng mình thì mọi người đều đeo khẩu trang cả. Ở Nhật không khí trong lành mà đa số mọi ng đều đeo khẩu trang. Ngu như trí Lợ

  4. Nè! nghiemnv! Bất cứ ai nói bậy, đều phải chỉnh sửa. Đó là kết luận của vấn đề. Không thể để câu nói bậy được phép nằm ở vị trí chốt vấn đề lại.

  5. Trong vấn đề y tế cộng đồng, nhất thiết mọi người — dù có muốn khẳng định mình là “chủ” hay “siêu chủ” đi nữa — đều phải làm theo khuyến nghị của giới chức y tế. Ở Mỹ, các giới chức y tế đề nghị người không mắc bệnh không đeo khẩu trang. Chỉ người mắc bệnh và các nhân viên y tế mới phải đeo khẩu trang. Việt Nam có thể bắt chước chính sách này trong giai đoạn chưa khẩn cấp hiện thời chăng?

  6. “Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM hôm qua ban hành công văn khẩn để khảo sát “theo ý kiến của cha mẹ học sinh, trẻ em/học sinh có đeo khẩu trang trong trường khi đi học trở lại hay không?”.”
    -Cần biết rằng Bí thư, Chủ tịch TP.HCM là những ng lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM. Các vị ko thoái thác, chối bỏ, đổ thừa việc này cho bất kỳ ai, bất kỳ hội đoàn, tổ chức,…nào dc . Lãnh đạo TP.HCM cũng đã biết rằng, TP.HCM có gần 2 triệu học sinh từ bậc mầm non đến THPT, nên việc qui định đi học phải đeo khẩu trang là việc làm bất khả thi. Vậy thì, việc khảo sát “cha mẹ học sinh, trẻ em/học sinh có đeo khẩu trang trong trường khi đi học trở lại hay không?” có lẽ nhằm mục đích nắm xu hướng suy nghĩ của ng dân hiện nay thế nào đối với dịch bệnh đang biến chuyển, từ đó lãnh đạo kết hợp với ý kiến các nhà chuyên môn, chuyên gia rồi sẽ quyết định những bước đi tiếp theo phù hợp, hợp lý nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh. Có thể xem, việc khảo sát ý kiến này cũng như việc lấy ý kiến cộng đồng về đánh giá tác động môi trường khi xây dựng 01 dự án có ảnh hưởng thế nào đến đời sống ng dân nhiều năm sau này, trong suốt vòng đời dự án. Phụ huynh có quyền trả lời: đồng ý, ko đồng ý, ko có ý kiến & dân Việt cũng nên quen với việc Chính phủ khảo sát ý kiến đánh giá của ng dân khi đưa ra 01 chính sách hoặc về 01 chính sách đang thực thi.
    -TP.HP trước khi quyết định việc tặng “mỗi gia đình ở thành phố này một lá quốc kỳ và một bộ ấm chén” nếu kết hợp với Sở GD hỏi ý kiến phụ huynh có nên làm hay ko làm thì hay quá.
    P/s:
    -Với thể chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” thì việc “ng lãnh đạo, ng quản lý” trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng liên quan thiết thực tới sức khỏe, sự sống của “ng chủ” thì phải xin ý kiến “ng chủ” cũng là cũng bình thường thôi (“ng chủ” có đồng ý hay ko đồng ý thì “ng lãnh đạo, ng quản lý” vẫn làm theo chỉ đạo “Ý Đảng, lòng dân”).
    -Thực ra, các trang báo điện tử VN cũng có nhiều cuộc khảo sát với cộng đồng về dịch bệnh virus corona nhưng quyền quyết định sau cùng vẫn là Chính phủ (Vào lúc 23h ngày 3/3/2020, UBND huyện Bình Xuyên tổ chức hội nghị công bố dỡ bỏ cách ly xã Sơn Lôi . Ông Bùi Hồng Đô, Chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố hai quyết định: Chấm dứt cách ly xã Sơn Lôi (khu vực cấm tạm thời) và dừng hoạt động của 12 chốt kiểm soát, thời gian từ 0h ngày 4/3. Lý do hết cách ly là đã qua 20 ngày, trên địa bàn xã không phát hiện ca mắc bệnh mới.)

  7. Quyết định HS có đeo khẩu trang hay không phải dựa vào khoa học, tại sao những người có cương vị rất cao ở Sài Gòn lại “hỏi ý kiến cha mẹ HS”?
    Ơ hay! Nó lại thò mặt ra để nói đây là chuyện ruồi bu.

    • Sao cứ đi sau tớ ẳng ẳng vầy hè. Cố gắng phấn đấu để nồi cơm to, nhà thờ họ to như thầy nhé.

Comments are closed.