Tìm hiểu về Liên minh Âu châu (European Union)

Hoàng Thị Mỹ Lâm

3-2-2020

Lời phi lộ: Hiệp Định Thương Mại Tự Do EVFTA và Bảo Hộ Đầu Tư IPA đang hoàn thành những thủ tục để tiến gần quyết định tối hậu. Để hiểu cơ quan nào trong Liên Âu có tác động chính lên hai Hiệp Định này, chúng tôi xin mạo muội phổ biến bài này hầu làm sáng tỏ phần nào vấn đề mọi người đang quan tâm.

Liên minh Âu châu là một Cơ Quan Siêu Quốc Gia, liên minh kinh tế chính trị 28 quốc gia tại châu Âu (sau Brexit là 27 Quốc Gia) trải rộng 4 triệu cây số vuông, bao gồm 5 trăm triệu dân. Liên minh Âu châu được chính thức thành lập từ ngày 1.11.1993 tại Maastrich Hòa Lan, do 6 Quốc Gia lập nên là Đức, Pháp, Ý, Hòa Lan, Bỉ và Lục Xâm Bảo với cả thảy là 12 thành viên khởi đầu.

Liên minh Âu châu có trụ sở chính ở Brussels. Tại Strasbourg họ chỉ làm việc 12 tuần mỗi năm.

Liên minh Âu châu là một bộ máy hành chánh phức tạp với 50 ngàn nhân viên (trong đó có 32 ngàn người phục vụ trong Ủy Ban Liên Âu = European Commission).

Ở đây chúng ta chỉ nêu lên bảy Cơ Quan (Institutions) chính của Liên minh Âu châu:

1) Tổng Vụ Âu châu (European Commission) = cơ quan Hành Pháp gồm Chủ Tịch Tổng Vụ, hai Phó Chủ Tịch Tổng Vụ và 24 Tổng Vụ Chuyên Ngành, tương đương với Thủ Tướng và Nội Các trong một Quốc Gia:

Bà Tiến Sĩ Ursula von der Leyen là Chủ Tịch Tổng Vụ Âu châu nhiệm kỳ 2019-2024; tiền nhiệm của bà là ông Jean-Claude Juncker, là người đã ký với cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bản thông cáo báo chí chung ngày 2.12.2015 về sự việc kết thúc đàm phán và bắt đầu tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết Hiệp Định EVFTA.

Hiện tại ông Phil Hogan giữ trách nhiệm Tổng Vụ Thương Mại (Commission INTA), tiền nhiệm của ông chính là bà Cecilia Malmström, là người đã qua Hà Nội ngày 30.6.2019 ký kết Hiệp Định EVFTA.

Một nhân vật quan trọng nữa trong Tổng Vụ Thương Mại INTA có liên hệ đầu mối với EVFTA là ông Peter Berz, Trưởng Đơn Vị vùng Đông Nam và Nam Á, Úc, Tân Tây Lan (Head of Unit South and South East Asia, Australia, New Zealand / Direktorat-General for Trade).

2) Quốc Hội Âu châu (European Parliament) = cơ quan Lập Pháp. Sau Brexit gồm có 705 Nghị Viên. Nước Đức chiếm 96 ghế (nhiều nhất), kế đó là Pháp 74 ghế, Ý 73 ghế…

Quốc Hội Âu châu có 7 đảng phái:

  • EVP (European People’s Party = bảo thủ),
  • S&D (Progressive Alliance of Socialists and Democrats = Xã Hội),
  • Renew (Renew Europe =Tự Do),
  • Green-EFA (Greens-European Free Alliance= Đảng Xanh),
  • ID (Identity and Democracy=Cực Hữu),
  • EKR (European Conservatives and Reformists=Bảo thủ và Cải tiến),
  • Ngoài ra có Đại Diện Không Đảng Phái = Non-Inscrits

Đảng Xanh (Green-EFA) tại Quốc Hội Âu châu, đại diện là hai bà Nghị Viên Saskia Bricmont và Anna Cavanizzi, đã thẳng thắn chống việc thông qua EVFTA vì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam diễn biến càng ngày càng tồi tệ.

Các Nghị viên trong Quốc Hội được chia ra 20 Ủy Ban (Committees) và 2 Tiểu Ban (Sub-committees). Ủy Ban Thương Mại INTA với 41 Nghị Viên và Nghị Viên Chủ Tịch INTA Bernd Lange là những nhân tố quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị bỏ phiếu thông qua EVFTA /IPA.

Dưới đây là bảng liệt kê Ủy Ban và Tiểu Ban và số Nghị Viên trực thuộc trong Quốc Hội Âu châu:

AFET Foreign Affairs (Ủy Ban Đối Ngoại) 71
AGRI Agriculture and Rural Development (UB Nông Nghiệp) 48
BUDG Budgets (Ủy Ban Ngân Sách) 41
CULT Culture and Education (UB Văn Hóa Giáo Dục) 31
DEVE Development (Ủy Ban Phát Triển) 26
ECON Economic and Monetary Affairs (UB Kinh Tế Tiền Tệ) 60
EMPL Employment and Social Affairs (UB Công Nhân Xã Hội) 55
ENVI Environment, Public Health and Food Safety (MT, SKCĐ, ATTP)* 76
IMCO Internal Market and Consumer Protection (TTNĐ BVNTT)** 45
INTA International Trade (UB Thương Mại) 41
ITRE Industry, Research and Energy (CN, Nghiên Cứu, Năng Lượng) 72
JURI Legal Affairs (Ủy Ban Pháp Lý) 25
LIBE Civil Liberties, Justice and Home Affairs (TDDS, TP và Nội Vụ)*** 68
REGI Regional Development (UB Phát Triển Khu Vực) 43
TRAN Transport and Tourism (UB Giao Thông Vận Tải) 49
AFCO Constitutional Affairs (UB Hiến Pháp) 28
PECH Fisheries (Ủy Ban Ngư Nghiệp) 28
PETI Petitions (UB Thỉnh Nguyện Thư) 35
FEMM Women’s Rights and Gender Equality (Quyền Phụ Nữ và BĐGT)**** 35
CONT Budgetary Control (UB Kiểm Tra Ngân Sách) 30
DROI Human Rights (Subcommittee =Tiểu Ban Nhân Quyền) 30
SEDE Security and Defence (Subcommittee=TB An Ninh Phòng Thủ) 30

*Môi Trường, Sức Khỏe Cộng Đồng, An Toàn Thực Phẩm

**Thị Trường Nội Địa Bảo Vệ Người Tiêu Dùng

***Tự Do Dân Sự, Tư Pháp và Nội Vụ

****Quyền Phụ Nữ và Bình Đẳng Giới Tính

3) Tòa Án Tư Pháp Liên Âu (Court of Justice of the European Union): Cơ quan Tư Pháp.

4) Dịch Vụ Đối Ngoại Âu châu (European External Action Service): Bộ Ngoại giao của Liên minh Âu châu.

5) Hội Đồng Liên minh Âu châu (Council of the European Union): Hội Đồng các Bộ Trưởng 27 nước, tùy đề tài buổi họp: kinh tế, quốc phòng… mà 27 Bộ Trưởng của 27 quốc gia về chuyên ngành đó sẽ họp lại.

6) Hội Đồng Âu châu (European Council) thường bị nhầm lẫn với Hội Đồng Liên minh Âu châu, là Hội Đồng của 27 Nguyên Thủ Quốc Gia thường họp 4 lần một năm.

7) Ngân Hàng Trung Ương Âu châu (European Central Bank).

Bình Luận từ Facebook