3-2-2020
“Chúng tội lắm!”
Người phụ nữ có khuôn mặt đượm buồn nhắc lại mãi điệp khúc “chúng tội lắm” và ngậm ngùi kể lại cho chúng tôi về những đứa con của chị Nguyễn Thị Phượng. Chị cùng chồng, cả hai vợ chồng đều bị bắt vào cái đêm nhà cầm quyền đột kích thôn Hoành. Từ ngày bố mẹ bị bắt, ba đứa trẻ mỗi đứa một nơi. Đứa lớn học lớp 7. Đứa học lớp một. Thương nhất là đứa bé 17 tháng tuổi còn đang bú mẹ! Mẹ bị bắt, bà ngoại vội vã thu xếp bế cháu vào Nam chạy loạn.
“Chúng tội lắm!”
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng chỉ là một trong hàng chục đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị bắt, cũng như hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành đã bị cái đêm hôm ấy ám ảnh với những ký ức chẳng biết khi nào xóa nhòa.
Chúng tôi hỏi chuyện một cháu bé học lớp sáu. Mẹ cháu – một người mẹ đơn thân, cũng bị bắt trong cái đêm kinh hoàng đó. Hiện nay, cháu đang ở với bác dâu, cũng là mẹ đỡ đầu của cháu. Trong đôi mắt u buồn ngấn lệ, cháu kể về mẹ mình, về cái đêm hôm ấy nhà bị bao vây và mẹ bị bắt, về những câu chuyện nghe được trong các câu chuyện của người lớn bàn tán về số phận của những người dân thôn Hoành, trong đó có mẹ của bé. Tất cả giờ chẳng biết ở đâu!
Những ngày này, ai tới thôn Hoành sẽ cảm nhận được sự vắng vẻ khác thường trên các ngõ xóm, thôn làng. Hôm chúng tôi đến thôn Hoành, cổng trường cấp II Đồng Tâm cũng thưa người qua lại. Sau giờ học, các cháu ồn ào chốc lát, rồi tất cả vội vã trở về nhà. Đối với các cháu, kể từ ngày chứng kiến cuộc tập kính thôn Hoành, chỉ còn gia đình là nơi chúng nghĩ rằng đáng tin cậy và có vẻ an toàn.
Cũng may, những đứa trẻ ở đây, chúng đồng cảm với nhau. Những đứa trẻ có cha mẹ bị bắt, không những không bị các trẻ khác xa lánh. Trái lại, khi được hỏi, chúng bày tỏ thái độ chia sẻ, cảm thông. Trong tâm hồn non nớt của những đứa trẻ, sự kiện Đồng Tâm không xa lạ với chúng. Chúng hiểu sự mất mát chung của thôn làng. Dù mỗi đứa cảm nghiệm mỗi khác, nhưng tất cả đều trải qua một tâm trạng lo lắng, hoảng sợ. Tiếng súng giữa đêm khuya, hình ảnh những cảnh sát cơ động đen sì, bồng súng đứng chắn mọi nẻo đường, và sẵn sàng ra tay tàn độc khi bất cứ ai nhúc nhích dù chỉ là cầm chiếc điện thoại trên tay, sẽ mãi đi vào tâm trí ngây thơ của những đứa trẻ trước nay luôn được ông bà cha mẹ cùng các tấm băng rôn treo các ngả đường thôn làng nhắc chúng tin tưởng vào đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước, của đảng cộng sản.
Và, hôm nay, tất cả đã sụp đổ! Đối với chúng, ngày 9/1/2020 là ngày của tang tóc. Ai sẽ là người trả lại cho chúng tuổi thơ trong sáng đã bị người lớn đánh cắp? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về tuổi thơ của hàng trăm đứa trẻ thôn Hoành!
Ba đứa trẻ nhà chị Phượng cần mẹ. Luật pháp và lương tri nào cho phép cách ly một đưa trẻ 17 tháng tuổi với mẹ của chúng?
Cháu bé cần mẹ và cần tất cả chúng ta lên tiếng bảo vệ để trẻ em thôn Hoành và tất cả các trẻ em tại Việt Nam được sống trong một xã hội ấm no thật sự.
Mong cho có nhiều nhà hảo tâm và các luật sư giúp các cháu và cha mẹ các cháu được đối xử công bằng.
Người Hà Nội nơi mọi Góc trời Phương xa.. Nhà ….
**************************************************
Người Hà Nội vào Sài Gòn
Nơi sôi nổi giã từ nơi lắng đọng
Sài Gòn ! Miền Đất Hứa !
Hôm qua Hôm nay Mai sau
Người Hà Nội vào Sài Gòn
Bắc kỳ di cư âm ngữ giọng còn
Rồi Người Hà Nội lại giã từ ra đi
Vào Thời điểm Việt sử tang thương
Bắc 1945 – Bắc 54 – Bắc 75
Rồi lại di tản qua Âu-Mỹ rời Sài Gòn
Trời Tây Âu rồi Đông Âu tự do
Sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ
Người Hà Nội góc trời Phương xa….
Ba Lê – Luân Đôn – Bá Linh – Hoa Thịnh Đốn
Tiếng gọi Tự do nghe thiết tha
Đôi khi một thoáng Hà Nội nhớ Quê Nhà
Giọng Bắc phương ngữ Hà Nội
Vẫn lảng vảng đâu đó nơi Paris
London – Geneva – Berlin – Washington
Thủ đô chứng nhân Hà Nội vào Thế kỷ 20
Người Hà Nội góc trời Phương xa….
Paris – London – Geneva – Berlin – Washington
Người Hà Nội góc trời Phương xa….
Là Người Việt Tự do lưu sinh xa Quê Nhà ….
Là Người Sài Gòn – Huế hay Đà Nẵng
Người Việt Tự do lưu vong góc trời Phương xa….
Tha hương qua Bước ngoặt Việt sử
Thân phận Định mệnh cuốn theo Cơn gió bụi
Cay đắng trầm thống chia ly giã từ ngậm ngùi
Nơi Ba Lê – Luân Đôn – Bá Linh – Hoa Thịnh Đốn
Tiếng gọi Tự do nghe thiết tha
Đôi khi một thoáng Hà Nội nhớ Quê Nhà
Tiếng gọi Tình tự Quê Hương sao diết da
Trong Hồn trong Tim trong Tâm tưởng
Người Hà Nội nơi mọi Góc trời Phương xa Nhà ….
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Trích: “Tiếng súng giữa đêm khuya, hình ảnh những cảnh sát cơ động đen sì, bồng súng đứng chắn mọi nẻo đường, và sẵn sàng ra tay tàn độc khi bất cứ ai nhúc nhích dù chỉ là cầm chiếc điện thoại trên tay…”
Tác giả không nói ngoa. Trước khi cuộc tập kích xảy ra, luật sư của người dân Đồng Tâm bị lực lượng bao vây cản đường vào thôn Hoành. Ông này đã thuật lời một cảnh sát viên nói đáng lẽ có thể đưa ông ra bắn bỏ, nhưng chỉ vì “chưa có lệnh”!
Các sự kiện kiểu “Cái đêm hôm ấy đêm gì?” (Phùng Gia Lộc) sẽ còn tiếp tục diễn ra, vì các sự kiện này xuất phát trực tiếp từ bản chất tàn bạo sắt máu của chế độ, phản ảnh qua thái độ của từng cảnh sát viên đã được hướng dẫn và thực tập cho việc này.