Trân Văn
27-1-2020
Diễn biến dịch viêm phổi do nCoV (virus Corona) càng lúc càng phức tạp và đáng ngại. Không chỉ dân chúng mà một số cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam như Người Lao Động (1), Lao Động (2),… cũng bắt đầu đề cập đến việc tạm đóng cửa biên giới đối với công dân Trung Quốc.
Khi càng ngày càng nhiều người ở nhiều nơi khác nhau tại Trung Quốc (khoảng 30 tỉnh, thành phố) bị viêm phổi do virus Corona, khi càng ngày càng nhiều quốc gia (khoảng 12) phát giác xứ họ cũng có người chẳng may bị viêm phổi vì virus Corona vì từng đến Trung Quốc hoặc qua lại với những người đến từ Trung Quốc, khi thời gian ủ bệnh có thể tới 14 ngày và trong khoảng thời gian ấy, có thể không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên người bị lây nhiễm virus Corona để cách ly, phòng ngừa lây lan,… khả năng chứng viêm phổi bởi virus Corona ở Việt Nam bùng phát thành dịch là nguy cơ hiển hiện trước mắt, đe dọa sức khỏe, tính mạng nhiều triệu người Việt.
Nếu viêm phổi do virus Corona bùng phát thành dịch, Việt Nam có đủ nhân viên y tế, cơ sở y tế cũng như các thiết bị y tế để ngăn chặn lây lan và điều trị cho bệnh nhân? Chi phí sẽ là bao nhiêu? Trong trường hợp các quốc gia thực hiện những biện pháp giám sát nghiêm ngặt, thậm chí đóng cửa biên giới với Việt Nam, hạn chế xuất cảnh đến Việt Nam, hạn chế nhập cảnh và nhập cảng hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam thì thiệt hại sẽ là bao nhiêu? Nguồn lợi từ việc mở rộng cửa đón tiếp cả công dân lẫn hàng hóa, dịch vụ từ Trung Quốc có tương xứng với tổng chi phí để đối phó khi viêm phổi do virus Corona trở thành dịch và những thiệt hại vì Việt Nam cũng là một ổ dịch như Trung Quốc?
Cho đến giờ, ngoài hội họp, cam kết “liên tục cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng” (3), chưa có viên chức hữu trách nào giải thích tại sao không đóng cửa biên giới với Trung Quốc và xác định ai sẽ chịu trách nhiệm nếu Việt Nam trở thành ổ dịch!
***
Không phải tự nhiên mà Bắc Hàn (quốc gia vốn hết sức chật vật do bị cấm vận nên du khách Trung Quốc là một trong những nguồn lợi chính của nền kinh tế đang hết sức èo uột), quyết định đóng cửa biên giới, ngưng tiếp đón du khách Trung Quốc từ 22 tháng 1 (4). Tuy cũng tiếp giáp Trung Quốc, cũng phụ thuộc Trung Quốc về nhiều mặt, cũng hi vọng vào nguồn lợi từ du khách Trung Quốc nhưng Việt Nam chọn hướng ngược lại. Chỉ trong mười ngày từ 15 tháng Giêng đến 25 tháng Giêng, vẫn có tới 400.000 công dân Trung Quốc ra vào Việt Nam bằng đường hàng không (5), trong đó có 218 du khách đến từ Vũ Hán – thành phố đang bị Trung Quốc cô lập vì là tâm của ổ dịch (6).
Đáng nói là khi một số cơ sở thương mại – dịch vụ như khách sạn Danang Riverside công bố quyết định ngưng tiếp nhận du khách Trung Quốc từ 24 tháng 1 (7), các viên chức hữu trách tại Đà Nẵng đã điều động cả CSCĐ đến gây sức ép, buộc phải tháo gỡ thông báo, thay đổi quyết định.
Qua facebook, Thanh Pham – chủ Danang Riverside Hotel – nêu thắc mắc: Việc loan báo đồng thời từ chối tiếp nhận du khách Trung Quốc để bảo vệ nhân viên và những khách hàng khác có gì là sai? Nếu tiếp nhận du khách Trung Quốc và chẳng may có nhân viên hay khách hàng nào đó nhiễm virus Corona, ai sẽ chịu trách nhiệm cả về tình trạng sức khỏe, tính mạng của những người bị lây nhiệm, lẫn thiệt hại lớn hơn về hiệu quả kinh doanh vì khách sạn Danang Riverside bị cô lập do là điểm có dịch? Tại sao tự nguyện gánh chịu thiệt hại vì hủy hợp đồng tiếp nhận một đoàn du khách Trung Quốc để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng hơn lại bị xem là không thể chấp nhận (8)?
Không có ai trả lời Thanh Pham. Thay vì nêu quan điểm của mình, các viên chức hữu trách viện dẫn WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) “chưa khuyến nghị hạn chế đi lại hay giao thương” và “Nhật chưa buộc du khách Trung Quốc điền tờ khai sức khỏe khi họ tới Nhật”… Biên giới trên đất liền của Nhật có tiếp giáp với Trung Quốc? Liệu đội ngũ nhân viên y tế, hệ thống cơ sở y tế, khả năng phòng ngừa – ứng phó dịch bệnh của Việt Nam tương xứng với Nhật? WHO và Nhật có thể thay hệ thống công quyền Việt Nam gánh chịu toàn bộ trách nhiệm và thiệt hại khi viêm phổi do virus Corona bùng phát thành dịch tại Việt Nam? Đầu và tâm của những viên chức hữu trách ở Việt Nam là của WHO hay của Nhật?
Chú thích
(5) https://tuoitre.vn/chua-co-nguoi-viet-nao-mac-viem-phoi-cap-20200126174040801.htm
(7) https://www.facebook.com/Danangriverside.vn/posts/1085234245147477
Chúng đem CSCĐ đến uy hiếp nhân viên khách sạn Riverside Đà Nẵng là chúng muốn răn đe “zịt mẹ, chúng mày có nhớ thằng Kình không ? Cãi lời chúng tao là mang họa vào thân đấy !”
Bọn cộng sản dơ dáy này còn tệ hơn 1 lũ đầu trộm đuôi cướp mạt hạng. Trộm cướp cũng không đến nỗi hèn và ác độc như bọn chính quyền cộng sản.
-Qua thực tế, thời gian ủ bệnh của virus Corona là trong khoảng 14 ngày, tức là từ lúc bị lây nhiễm tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Sau đó, bệnh sẽ tiến triển nhanh trong vòng 04 ngày & gây tử vong. Tùy theo sức khỏe bệnh nhân & phương cách chữa trị nâng cao sức đề kháng của cơ thể mà bệnh nhân có thể thoát dc án tử.
Lấy trường hợp 02 cha con ng TQ mắc virus corona làm trường hợp cụ thể:
1/Ngày 13/1/2020, người cha tên LiZing cùng vợ từ TP.Vũ Hán (Trung Quốc) đến Hà Nội bằng máy bay. Vậy những ng tại Hà Nội tiếp xúc với họ có thể bị lây nhiễm & phát bệnh chậm nhất vào ngày 13/1/2020+14=27/1/2020, có thể tử vong vào ngày 27/1/2020+4=31/1/2020.
2/Bệnh nhân tiếp tục đi từ Hà Nội đến Nha Trang (Khánh Hòa) bằng máy bay vào ngày 17/1/2020. Vậy những ng tại Nha trang tiếp xúc với họ có thể bị lây nhiễm & phát bệnh chậm nhất vào ngày 17/1/2020+14=31/1/2020, có thể tử vong vào ngày 31/1/2020+4=4/2/2020.
3/Ngày 19/1/2020, bệnh nhân đi bằng tàu hỏa về TP.HCM và tiếp tục về Long An bằng taxi vào ngày 20/1/2020. Vậy những ng tại TP.HCM, Long An tiếp xúc với họ có thể bị lây nhiễm & phát bệnh chậm nhất vào ngày 20/1/2020+14=3/2/2020, có thể tử vong vào ngày 3/2/2020+4=7/2/2020.
4/Ngày 22/1/2020, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bình Chánh và được khuyên nhập Bệnh viện Chợ Rẫy. Sáng 27/1/2020 (mùng 3 Tết Canh Tý), BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, cho biết 02 cha con người TQ dương tính với virus corona (nCoV) hiện tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
-Dân Việt hãy nhớ đến dịch tả heo Châu Phi, ban đầu cũng chỉ phát hiện ở 01 tỉnh, Chính phủ vào cuộc quyết liệt nhưng rồi sau đó cũng đành để dịch lan rộng trên toàn quốc tại cả 63 tỉnh thành, Chính phủ chỉ kềm chế ko cho dịch phát triển lan rộng. Đấy là đối với con heo gây cái chết cho động vật, còn với con ng thì sao? Ko có biện pháp ngăn chặn khẩn trương, kịp thời, tích cực (đóng cửa khẩu, dân Việt hạn chế ra ngoài, có ra ngoài làm việc luôn đeo khẩu trang, kéo dài nghỉ Tết cho qua thời gian ủ bệnh,…) thì với nguồn lực hiện có (con ng, thuốc men, vật tư y tế, bệnh viện, phòng cách ly,…) VN thua kém TQ, có chắc rằng Chính phủ có đủ khả năng dập dịch?
P/s: Biểu tình Hồng Kông có giương cao khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng”, vậy đây có phải là điềm báo ứng trước “Trời diệt Trung Cộng”? Có thuyết âm mưu nêu lên rằng “Phòng thí nghiệm Vũ Hán liên quan đến chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc” đã để lọt virus Corona ra ngoài, do trước đây cũng đã có “vi rút SARS không ít lần “xổng chuồng” khỏi phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh.”. Như vậy, chẳng có “Trời” nào diệt cả, con ng “tự diệt” nhau thôi.
Mến thương một Bậc Thầy * đang sống nơi Phố Ma Vũ Hán …
******************************************************************
Giữa lúc đại dịch thế giới tâm Vũ Hán
Cô Xẩm chú Thoòng như bầy ong vỡ tan
Hát bài tẩu mã qua Pháp, qua Việt, …
Cao chạy xa bay núp du lịch khéo bàn
Mông Cổ – Bắc Hàn tống về đóng biên giới
Cô giáo * bám chặt Đất Trung hết Tâm can
Từ chối chuyến bay đặc biệt về Quê Mỹ
Không di tản dù dân Tàu hoang mang
Ý thức tự thức đã là một nguồn bệnh
Trở về gây nguy hiểm dịch truyền sang
Phố Ma Vũ Hán : Một Tâm Hồn Cao thượng Mỹ
Như Trại Chân Châu * Đất lành Người Mẹ vọng vang .. ..
TỶ LƯƠNG DÂN
* Nhà Giáo Diana Adama vẫn quyết tâm ở lại cho dù chuyên cơ Bộ Ngoại giao Mỹ đến phi trường Vũ Hán di tản hết kiều dân Mỹ tại đây
* * Pearl Buck (tên khai sinh: Pearl Comfort Sydenstricker)
Nữ sĩ có tên Trung Quốc: 赛珍珠 Trại Chân Châu (SINH 26 tháng 5 năm 1892 – MẤT 6 tháng 3 năm 1973) là Văn hàoHoa Kỳ đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu (quyển The Good Earth) năm 1932 và The Good Earth (Đất lành), The Mother (Người Mẹ) được Giải Nobel Văn học năm 1938.