Tin Biển Đông
Vụ tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9, “Người anh em” của tàu Hải Dương Địa Chất 8, đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, di chuyển từ Quảng Châu xuống Biển Đông theo lộ trình xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Tối 19/11/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương Địa Chất 9 tiếp tục đi nhanh xuống phía Nam.
Lúc 6h30 tối 19/11, Hải Dương 9 đã di chuyển xuống dưới vĩ tuyến 8 độ vĩ Bắc, tức là phía dưới vùng biển các tỉnh cực Nam của Việt Nam và bắt đầu tiến tới gần lãnh hải Malaysia. Ông Nam dự đoán, Hải Dương 9 sẽ: 1- “Thăm dò” các lô dầu khí ở khu vực phía Nam “đường lưỡi bò”; 2. “Khảo sát” khu vực hợp tác thăm dò của Việt Nam – Malaysia; 3. Không xâm phạm lãnh hải Việt Nam mà quấy phá trong EEZ của Malaysia.
Trang Infonet có bài: Tuyên bố “ngược đời” của Trung Quốc với Mỹ về Biển Đông. Hôm 18/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gặp người đồng cấp Trung Quốc là Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa. Ông Ngụy nói với ông Esper rằng, Washington cần phải “dừng phô trương cơ bắp” trên Biển Đông. Ông Ngụy nói, Trung Quốc quyết duy trì “hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, yêu cầu Mỹ “dừng thị uy trên Biển Đông cũng như không làm khuấy động và leo thang căng thẳng trên Biển Đông”.
Đáp lại, Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, VnExpress đưa tin. Tại buổi họp báo ở Philippines hôm 19/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper nói rằng, mọi quốc gia đều nên tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông Esper nói: “Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Philippines, cải thiện an ninh hàng hải và nhận thức về lãnh thổ. Chúng tôi hướng tới các cuộc tuần tra chung trên không và trên biển nhằm thúc đẩy khả năng hợp tác và thực thi cam kết của chúng tôi trong việc duy trì các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế lâu nay“.
Mời đọc thêm: Trung Quốc “rào trước” với Mỹ khi đưa tàu sân bay mới tiến vào Biển Đông (Viet Times). – Trung Quốc và tham vọng tàu sân bay (RFI). – Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngưng ‘biểu dương sức mạnh’ ở Biển Đông (NV). – Ấn Độ kêu gọi không sử dụng, hay đe dọa sử dụng vũ lực tại Biển Đông (Tin Tức).
Hai cựu Bộ trưởng 4T chuẩn bị “lên thớt”
Ngày 19/11/2019, TAND TP Hà Nội đã thông báo kế hoạch mở phiên xử vụ MobiFone mua AVG: Xét xử hai nguyên Bộ trưởng vào ngày 16/12, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Phiên tòa dự kiến kéo dài 16 ngày, kết thúc vào ngày 31/12/2019, kể cả thứ Bảy và Chủ Nhật, xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG với giá cao bất thường, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước khoảng 7000 tỉ.
Hai bị cáo Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT; Phạm Đình Trọng là cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp. Lãnh đạo Mobifone gồm: Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai và 5 Phó TGĐ MobiFone; Phạm Nhật Vũ là cựu sếp AVG; Võ Văn Mạnh và Hoàng Duy Quang thuộc Công ty tư vấn và thẩm định AMAX. Những người này bị truy tố về tội đưa và nhận hội lộ, cũng như tội “vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài ra, ông Trương Minh Tuấn bị triệu tập ra tòa vụ Rikvip, theo Zing. TAND tỉnh Phú Thọ thông báo, ngày 25/11, tòa sẽ xét xử sơ thẩm bị cáo Đặng Anh Tuấn, cựu Chánh Thanh tra Bộ TT&TT về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, liên quan đến game bài Rikvip trong vụ đường dây đánh bạc ngàn tỉ, do các cựu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh bảo kê.
Theo cáo trạng, năm 2016, Thanh tra Bộ TT&TT phát hiện 14 game đang vận hành trên mạng Internet có dấu hiệu đánh bạc. Ngày 27/9/2016, cấp dưới đề xuất bị can Đặng Anh Tuấn kiến nghị Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rà soát, nhưng ông Anh Tuấn đã lợi dụng chức vụ Chánh thanh tra gây cản trở hoạt động của lực lượng chức năng. Nay cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn sẽ được triệu tập đến phiên tòa này.
Mời đọc thêm: Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn chuẩn bị hầu tòa (VOV). – Vụ MobiFone mua AVG: Xét xử 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 đồng phạm 16 ngày (NLĐ). – Xét xử thương vụ Mobifone mua AVG kéo dài 2 tuần (BVPL). – Tòa Phú Thọ triệu tập cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn (VNE). – Triệu tập ông Trương Minh Tuấn tới phiên xử giai đoạn 2 vụ đánh bạc nghìn tỷ (TP).
Rủi ro an ninh nguồn nước ở thủ đô Hà Nội
Báo Người Lao Động đưa tin: Bà Đỗ Thị Kim Liên rời ghế Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp xác nhận, Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống vừa có thay đổi lớn về mặt nhân sự: Shark Liên hiện không còn là TGĐ của doanh nghiệp này, mà ông Tạ Đức Hoàng thay thế. Sự kiện diễn ra khi người dân thủ đô đang bất bình vì phải mua nước của nhà máy sông Đuống với giá cắt cổ, còn bà Liên lại ngầm chửi những người nói trái ý mình là “chó”.
Việc bà Liên rời ghế lãnh đạo sông Đuống chưa hẳn là tin tốt cho người dân Hà Nội, vì sau khi shark Liên rời ghế CEO, 8X thay thế, người Thái áp đảo ban lãnh đạo nước Sông Đuống, theo Infonet.
Danh sách người Thái chiếm đa số trong ban quản lý khác của công ty này, gồm: Ông Natthapatt Tanboon-Ek, thành viên Ban Kiểm soát; bà Jareeporn Jarukornsakul, ông Vivat Jiratikarnsakil, ông Wisate Chungwatana, đều là thành viên HĐQT. Người Thái bây giờ đã bắt đầu “xâm thực” đến cả doanh nghiệp cung cấp nước trên thủ đô này, đó là chưa nói tới thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng, đằng sau người Thái còn có bàn tay TQ.
Sai phạm của nhà máy nước sạch sông Đuống: Chưa được nghiệm thu đã bán cho dân sử dụng, theo báo Lao Động. Dù nhà máy nước mà bà Liên tuyên bố sử dụng là “công nghệ châu Âu” để cung cấp nước sạch cho dân, nhưng một người dân xã Trung Mầu, huyện Từ Liêm đã sử dụng nước từ nhà máy nước mặt sông Đuống từ tháng 8/2019, cho biết, “thời gian ban đầu, bằng cảm quan có thể thấy nước có mùi clo và nhiều người trong gia đình cũng không thích mùi này lắm. Được quảng bá là nước dùng tận vòi nhưng mọi người trong gia đình chủ yếu vẫn uống nước qua đun nấu”.
Báo Lao Động cho biết, họ đã nhiều lần liên hệ với Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng và các lãnh đạo Cục Giám định để xác minh, liệu nhà máy nước sông Đuống đã được Cục Giám định chấp thuận kết quả nghiệm thu chưa, nhưng từ lãnh đạo cao nhất của Bộ Xây dựng đến Cục Giám định đều không có phản hồi.
Mời đọc thêm: Sông Đuống đang có diễn biến ‘lạ’ (PLTP). – Người Thái ào ạt vào giữ ghế nước mặt sông Đuống (TĐ). – Cổ phiếu Nước Sông Đuống tăng 6 lần sau 3 năm: Shark Liên bất ngờ rời ghế CEO, hàng loạt xáo trộn về cổ đông (TTT). – Nhà máy nước mặt sông Đuống và những “lùm xùm” không đáng có (VOV). – Quảng cáo nước sông Đuống đạt chuẩn uống tại vòi, dân vẫn lắc đầu e dè (LĐ).
Vụ án Hứa Thị Phấn
Diễn biến mới vụ mất 1.338 tỉ đồng ở Trustbank: Đề nghị tuyên phạt đại gia Hứa Thị Phấn 20 năm tù, báo Người Lao Động đưa tin. Chiều 19/11, tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKSND TP HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hứa Thị Phấn, cựu cố vấn cấp cao HĐQT Trustbank 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Nếu bị tuyên án này, cùng với những bản án trước đó, bị cáo Phấn sẽ thi hành hình phạt tổng cộng 30 năm tù.
Trong vụ án này, VKS xác định bà Hứa Thị Phấn giữ vai trò chủ mưu. Bà Phấn lợi dụng việc giữ gần 85% vốn điều lệ Trustbank để trực tiếp chỉ đạo làm các thủ tục đầu tư trái luật gần 1.040 tỉ đồng, vào 4 dự án bất động sản do 3 công ty ma của bà Phấn làm “chủ đầu tư”. Đây là một trong các nguyên nhân khiến “đại gia” Phạm Công Danh sau đó đã phải tiếp nhận một quả bom nợ từ tay bà Phấn.
Bởi “ân oán” nói trên, ông Phạm Công Danh đòi 114 bất động sản, theo trang Đầu Tư Tài Chính VN. Ông Danh được TAND TP HCM triệu tập đến phiên xét xử bà Phấn với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Khi tham gia phần xét hỏi liên quan đến quyền lợi của mình trong phiên tòa sáng 19/11, ông Danh nói: “Toàn bộ tiền vào tay Hứa Thị Phấn là của tôi”.
Liên quan đến 114 bất động sản mà bà Phấn đã thế chấp cho Trustbank để vay tiền, phía ông Danh đề nghị tòa xem xét việc trả lại các bất động sản này cho mình vì đã bỏ tiền ra mua lại Trustbank từ bà Phấn. Năm 2012, ông Danh và nhóm cổ đông thuộc Tập đoàn Thiên Thanh mua lại toàn bộ cổ phần của nhóm bà Phấn tại Trustbank với giá 3.600 tỉ đồng. Ông Danh mua lại khoản nợ của bà Phấn để nhận lại 114 bất động sản, nhưng do vướng mắc về pháp lý ông không thể lấy các bất động sản ra.
Mời đọc thêm: Tiếp tục xét xử vụ án tại Ngân hàng TMCP Đại Tín: Người thân bà Hứa Thị Phấn phạm tội do cả tin? (ĐĐK). – Số phận 114 bất động sản trong đại án Hứa Thị Phấn (PLTP). – Hé lộ vụ chuyển nhượng cổ phần “tay ba” và đích nhắm của ông Phạm Công Danh khi “rót” 3.600 tỷ đồng (BizLive). – Vụ án tại Ngân hàng Đại Tín giai đoạn 2: Đề nghị mức án 20 năm tù đối với Hứa Thị Phấn (Tin Tức).
Dân biểu tình phản đối xây nghĩa trang Thanh Tước
Vụ học sinh huyện Mê Linh nghỉ học để cùng người lớn phản đối việc mở rộng nghĩa trang Thanh Tước, báo Tuổi Trẻ đưa tin: Gần 2.000 học sinh Hà Nội nghỉ học vì người lớn phản đối mở rộng nghĩa trang. Bà Trần Thị Lan, phó Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh thừa nhận, học sinh đã bắt đầu nghỉ học từ ngày 14/11 và đến nay số học sinh nghỉ học ngày càng tăng.
Bà Lan cho biết thêm: “Chúng tôi yêu cầu dù học sinh không đi học, những ngày này giáo viên vẫn phải có mặt đầy đủ. Các buổi tối, cán bộ giáo viên đều chia nhau đến từng gia đình vận động cho học sinh đến trường. Nhưng việc này chưa có chuyển biến”.
Báo Dân Trí đặt câu hỏi về vụ hàng nghìn học sinh nghỉ học đột xuất: Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì? Một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo, hiện học sinh đã bước vào thời điểm thi học kì, nếu nghỉ quá thời hạn cho phép, nhiều học sinh sẽ không học đủ thời lượng cho phép của năm học.
Về lý do người dân phản đối dự án nghĩa trang tại xã Thanh Lâm: “Theo quy hoạch ban đầu, công viên Thanh Tước có hạng mục hỏa táng, tuy nhiên điều này đã khiến dự án vấp phải sự phản đối của nhiều hộ dân địa phương”.
VTC Now có clip: Mặc phản đối, Hà Nội kiên quyết xây nghĩa trang Thanh Tước
Mời đọc thêm: Hà Nội tiếp tục mở rộng nghĩa trang Thanh Tước (VTV). – TP Hà Nội quyết tâm xây dựng nghĩa trang Thanh Tước (PLXH). – Lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc: Hà Nội quyết xây nghĩa trang Thanh Tước (VTC). – Hơn 2.000 học sinh ở Hà Nội vẫn tiếp tục nghỉ học để phản đối xây dựng công viên (Infonet). Mời đọc lại bài trên FB Chung tay BVMT sống tại đồi Thanh Tước: Chết có định hướng là cái chết như thế nào?
Tin giáo dục
Báo Tiền Phong có bài: Tận thấy nơi cô giáo “kể khổ” với Chủ tịch tỉnh việc học dưới gầm cầu thang. Hiệu trưởng Trần Thị Lanh của Trường mầm non Phong Sơn 1 phát biểu trong buổi gặp mặt hôm 17/11 giữa ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, với hơn 400 cán bộ, giáo viên mầm non toàn tỉnh:
“Thương các cháu lắm! Nhà trường đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn rất khó khăn và không biết xoay xở cách nào khả dĩ hơn nữa. Mong cấp trên quan tâm và tạo điều kiện để trường có thêm phòng ốc cho các cháu được học trong một môi trường tốt hơn”. Không rõ các lãnh đạo vốn quen đem tiền tỉ đi đầu tư bừa bãi, có nhìn thấy cảnh này mà giúp thay đổi tình cảnh cô trò của Trường mầm non Phong Sơn 1?
Mời đọc thêm: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục dịp 20/11 (DT). – Đắk Nông: Hai cô giáo trẻ “gửi” tuổi thanh xuân ở nơi không điện, không sóng di động (DT). – Học sinh đạp xe 7km đến tặng tôi ống cơm lam nhân ngày 20/11 (GDVN). – Trường đại học tuyên bố không nhận hoa mà thay bằng cây xanh dịp 20/11 (GDVN).
– Thu nhập tăng thêm của ngành giáo dục Sài Gòn chính thức thay đổi thế nào? (GDVN). – Vì sao 16 ứng viên giáo sư, phó giáo sư bị loại? (TP). – Thầy dạy võ đánh học trò: ‘Tôi chỉ làm màu, thể hiện bản thân’ (TT). – ‘Biết em gian lận, sao cô vẫn cho em 9 điểm?’ (TT).
Tin môi trường
Phát hiện mới: Bụi mịn có mối liên quan tới nguy cơ mắc ung thư não, theo báo Dân Trí. Một nghiên cứu được dẫn đầu bởi ĐH McGill bên Canada, được công bố trên tạp chí Epidemiology, cho thấy, bụi mịn có thể thâm nhập vào não. Nhóm nghiên cứu đã “điều tra trên bản lưu trữ thông tin về sức khỏe của 1,9 triệu người sống ở Canada, trong giai đoạn 1991-2016, tập trung vào mức độ ô nhiễm không khí mà mỗi cá nhân phải phơi nhiễm, trong số này có tất cả 1400 người phát triển khối u ung thư não”.
Kết quả phân tích chỉ ra, trong 100.000 người, có 8 người có dấu hiệu phát triển khối u, khi mức ô nhiễm bụi mịn tăng thêm 10.000 hạt/cm3 không khí, mức chênh lệch 10.000 hạt bụi mịn này tương đương với sự khác biệt giữa đường vắng và đường chật kín xe cộ.
Báo Tuổi Trẻ có bài: Ô nhiễm không khí và món nợ giải pháp. Ô nhiễm do con người gây ra thì con người phải gánh lấy hậu quả: “Công trường nhà máy vẫn cứ xả khói bụi, xe cộ ngày càng nhiều, vẫn hồn nhiên xả khói. Chúng ta đang nợ nhau quyết tâm tìm giải pháp cho lâu dài để cứu vãn tình trạng môi trường đang dần tệ hơn hiện nay”.
Cả một bộ máy từ quan chức đến dân đen chỉ lo cho lợi ích của mình, mặc kệ rủi ro từ ô nhiễm môi trường thì không có gì lạ khi mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng chứ không thể giảm.
Tình hình ở Sơn La: Tạm ngừng cấp nước do bị ô nhiễm, hơn 2.000 hộ bị ảnh hưởng, báo Dân Việt đưa tin. Theo thông báo số 04/TB-XNCN của Xí nghiệp cấp nước huyện Mai Sơn, nguồn nước của nhà máy cấp nước Nà Sản, thuộc xã Chiềng Mung bị ô nhiễm.
Nước có mùi khó ngửi, chuyển màu đen. Từ 7h30 ngày 19/11, nguồn nước nặng mùi và đen hơn. Nhà máy vẫn chưa xử lý để cấp nước phục vụ ổn định cho khách hàng. Thời gian gián đoạn trước khi nước được cấp trở lại chưa được xác định cụ thể.
Mời đọc thêm: Trời TP.HCM trắng đục vì ô nhiễm không khí hôm nay, bụi mịn trong nhà vượt chuẩn (TN). – Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Nhức nhối tác nhân từ con người (Thiên Nhiên). – Ô nhiễm không khí nguy hiểm như thế nào? (SKCĐ). – Ô nhiễm không khí làm chết 36.000 người ở Anh mỗi năm (TNMT). – Người dân Bình Sơn: Đi không được, ở cũng không xong! (RFA).
– Đại biểu gửi phiếu chất vấn thêm Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội về ô nhiễm không khí ở Hà Nội (BizLive). – Việt Nam cần thiết phải có Luật không khí sạch? (VTC). – Quán bar bán không khí sạch (VNE). – Không khí quá ô nhiễm: Một quán bar ở Ấn Độ bán 15 phút thở oxy với giá 140.000 Đồng (GenK).
– Chủ tịch Đà Nẵng: ‘Ngày nào tôi cũng nhận hàng chục cuộc gọi của dân phản ánh về rác’ (VTC). – Rác biến bảng cấm đổ rác thành… rác (PNTP). – Mai Sơn – Sơn La: Tạm dừng cấp nước do ô nhiễm (TNMT). – Cảnh báo nguồn nước ô nhiễm bằng hệ thống của học sinh (TTVN). – Đổi rác thải nhựa lấy quà (TN). – Chúng em nói không với rác thải nhựa trong trường học (GDTĐ).
***
Chính trường Mỹ: Thêm bằng chứng bất lợi cho Tổng thống Trump giữa cơn bão luận tội (VOV). – Cuộc điều tra luận tội ông Trump bước vào giai đoạn chủ chốt (VNN). – Những ai sẽ làm chứng trong phiên điều trần luận tội ông Trump tuần này? (VTC). – Cựu Đại sứ Yovanovitch được tán dương tại câu lạc bộ Jazz sau điều trần luận tội (Cali Today). – 70% người Mỹ cho rằng ông Trump không đúng khi yêu cầu Ukraine điều tra Biden (DT).
– Tổng thống Trump đang che giấu điều gì? (CAĐN). – Hạ viện Mỹ điều tra nghi vấn Tổng thống Trump nói dối (DT). – Vừa tạm thở phào vụ thuế, Tổng thống Trump lại nhấp nhổm vụ Nga (NLĐ). – UB Tài Chánh Thượng Viện xem xét tố giác của nhân viên IRS về hồ sơ thuế TT Trump (NV). – Bác sĩ riêng nói gì về tin Tổng thống Trump bị ‘đau ngực’? (TN). – Nữ quan chức cấp cao Mỹ bị nghi “phóng đại” bằng cấp đã từ chức (DT).
***
Thêm một số tin: 6 người Việt mất tích, tàu cháy ở Hàn Quốc (BBC). – Tàu cá Nam Hàn cháy giữa biển: 1 chết, 11 mất tích, gồm 6 người Việt (NV). – Tổng thống Hàn Quốc: Nỗ lực tìm nạn nhân vụ cháy tàu cá có công dân Việt Nam (TT). – Vụ 39 người tử vong ở Anh: Người nhà lo kinh phí đưa thi thể người thân về nước (NLĐ). – Vụ 39 tử thi: Nhiều nhà nhờ chính phủ VN ứng phí đưa thi thể (BBC).
– Quát nạt người dân đến làm thủ tục, một cán bộ phường ở Đà Nẵng bị kiểm điểm (GDVN). – Muốn có niềm tin của dân đâu khó (PNTP). – Sửa quy định về phòng, chống rửa tiền (GDVN). – Cây bút Ấn Độ nói ông bị hủy hộ chiếu vì chỉ trích thủ tướng (BBC). – Bị câu lưu tại VN vì đeo quá nhiều vàng, rapper quốc tế cầu cứu Đại sứ quán Mỹ (VOA). – Tổng thống Trump xuống nước, Chủ tịch Kim Jong Un vẫn làm căng (VnMedia).