Tranh đấu của sinh viên Huế là trong sáng? Im lặng của Thầy Trí Quang là theo Chánh pháp? Các vấn đề còn lại của người trong cuộc

Gellert Nguyễn

18-11-2019

Trong cuộc thảo luận do Ban Việt Ngữ của đài BBC tổ chức về sự im lặng của Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch, Tiến sĩ Thái Kim Lan và Giáo sư Võ Văn Ái, hai nhân vật quan trọng am tường về phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963 đã lên tiếng.

Ngoài việc tán dương công đức của người quá cố trong việc đóng góp cho Phật giáo, cả hai đã giải thích về tinh thần tranh đấu sinh viên Huế và thầy Trí Quang, đặc biệt nhất là biện minh cho sự im lặng sau năm 1975 của thầy Trí Quang. Qua sự trình bày này, thay vì làm sáng tỏ nội dung, nguợc lại, cả hai tạo thêm nhiều vấn đề mới cho người trong cuộc và các thế hệ hậu sinh đang muốn tìm hiểu sự thật lịch sừ.

Tranh đấu của sinh viên Huế là trong sáng?

Tiến sĩ Thái Kim Lan nói: „Chúng tôi thực sự lúc đó là sinh viên, rất là trong sáng, ngây thơ, không có một chút gì là chúng tôi nghĩ chúng tôi theo Cộng sản cả. Chúng tôi chỉ thấy nhà Chùa và người dân bị đánh đập và tuyệt thực, chúng tôi can thiệp, chúng tôi muốn đứng ra…“

Ngược lại, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên Đại học Sư phạm, Phó Chủ tịch Hội đồng Sinh viên Liên khoa Đại học Huế, trong bài viết “Lãnh tụ tối cao“ trình bày khác với tinh thần trong sáng của bà Lan nêu.

“Huế hình thành nhiều tổ chức, bao trùm là Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng, bên dưới có nhiều tổ chức tập hợp quần chúng theo ngành nghề như Lực lượng Giáo chức, Lực lượng Tiểu thương, Lực lượng Xích lô…, tất cả đều chịu sư chi phối của Phật giáo… Hội đồng Sinh viên ra một tuyên cáo đọc trên Đài phát thanh, yêu cầu các lính Mỹ này trong vòng 24 giờ phải đến công khai xin lỗi, nếu không Hội đồng Sinh viên sẽ không bảo đảm tính mạng cho người Mỹ…“

Tiến sĩ Thái Kim Lan nói: „Mục tiêu của Phật giáo lúc ấy rất là hòa hoãn, chỉ muốn chính quyền ông Diệm chấp nhận sự bình đẳng tôn giáo. Vấn đề lật đổ ông Ngô Đình Diệm không có ở trong chương trình của cuộc vận động 1963“ …

Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự kể lại, khi gặp Thích Trí Quang: “Tôi (TTQ) nói để các anh hiểu rõ hơn. Ngay từ khi phát khởi cuộc tranh đấu, tôi đã liên kết với Tướng X để sửa soạn một cuộc đảo chánh bằng quân sự. Gần đây, tôi nhận thấy rằng uy tín và thế lực của Tướng X chưa đủ để đảo chánh. Ông ta chỉ có một số sĩ quan thân cận ủng hộ nhưng không có sự ủng hộ rộng lớn của toàn thể binh sĩ và nhất là không lôi kéo được các tướng lãnh khác. Đó là điều khá nguy hiểm nếu không sớm nhận ra. Do đó tôi định biến cuộc đảo chánh bằng quân sự thành một áp lực chính trị rộng lớn và lâu dài để làm cho Chính quyền Trung ương nao núng. Lúc đó, ta có thể giải quyết vấn đề một cách ôn hòa hơn. . .“

Cả hai người là sinh viên cùng thời tranh đấu chung với nhau mà nhận định khác nhau, làm sao hậu thế hiểu được vấn đề? Xin đề nghị cả hai tranh luận công khai.

Im lặng của Thầy Trí Quang là đúng theo chính pháp?

Giáo sư Võ Văn Ái bình luận: “Tôi nghĩ rằng trong trường hợp của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, thì trong thuật ngữ Phật giáo có một câu nói rằng: Nói năng như Chánh pháp, im lặng như Chánh pháp. Nghĩa là ngài có nói năng, có phê bình, có xuống đường, có biểu tình, hay là không có tất cả những việc đó, tất cả những điều đó đều là Chánh pháp, chân lý của Đạo Phật“.

Ông Ái đã trích dẫn câu nói này đúng về nội dung nhưng áp dụng với mục đích là để bào chữa cho sự im lặng của Thượng Toạ Thích Trí Quang. Hai trường hợp nói năng trước và im lặng sau năm 1975 khác biệt nhau, không thể so sánh với trường  hợp của Đức Phật.

Giáo lý Phật giáo kể đến trường hợp Đức Phật im lặng trước các câu hỏi siêu hình như vũ trụ, không gian và thời gian. Đức Phật  không muốn gây rắc rối, hoang mang cho Phật tử mà Phật tử phải nên lo tìm cách tu tập trong thực tế. Đức Phật chỉ có giảng thuyết các chuyện siêu hình và phô diễn phép thuật thần thông trước một số đệ tử tin cẩn.

Trường hợp Hòa thượng Thích Trí Quang là dấn thân vào trong chính trị, nếu nói theo ngôn ngữ Phật giáo, tức tạo nghiệp trong thế gian, không phải là chuyện siêu hình. Vấn đề im lặng lả khác hẳn theo mục tiêu của Đức Phật. Im lặng của Hòa thượng Thích Trí Quang là né tránh trách nhiệm trước lương tâm và lịch sử trước các biến động do mình gây ra. Những thế hệ hậu sinh cần tìm hiểu diễn biến mà không kết án hay ca ngợi bất cứ ai. Lập luận của ông Ái không thể thuyết phục.

Ông Ái nói: “Sau năm 1975, cố Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ở Bình Định và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục con đường đòi hỏi công lý và hòa bình cho dân tộc… Tất nhiên, không có một sự im lặng, không có một sự thối lui, không có một sự khuất phục nào cả“.

Việc tranh đấu của hai Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ không liên hệ gì đến việc im lặng sau này của Hòa thượng Thích Trí Quang. Phật tử cũng có thể suy đoán là không có sự ủy nhiệm tranh đấu nào của Hòa thượng Thích Trí Quang cho Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ cho sự phục hoạt của Viện Hoá Đạo Ấn Quang. Nếu có, xin ông Ái hãy chứng minh.

Hơn bất kỳ ai hết, ông Ái phải tự hỏi là tại sao Hoà thượng Thích Trí Quang không lên tiếng sau khi chân bị bại liệt và phải ngồi xe lăn, đã được Cộng Sản phóng thích ra khỏi tù năm 1977. Các pháp nạn sau năm 1975 còn trầm trọng hơn trong năm 1963 và 1966. 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2/11/1975 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ là một trong muôn ngàn thí dụ cần làm sáng tỏ.

Tinh thần vô uý của Hoà thương Thích Trí Quang trong năm 1963 và 1966 và vô ưu sau 1975 có những lý do chiến lược mang tính thời cơ. Đó chính là khôn ngoan trong gọng kìm lịch sử, không phải là nói năng và im lặng theo chánh pháp, một vấn đề còn lại cho ông Ái cần phân biệt.

***

Giáo sư Võ văn Ái và Tiến sĩ Thái Kim Lan là hai bậc tôn giả có nhiều đóng góp đáng trân trọng cho Phật giáo ở trong nước và hải ngoại, cả hai tán thán công đức cho người quá cố là một chuyện phải đạo. Nhưng vấn đề là cả hai làm sao thuyết phục hơn cho những người ngoại cuộc và hậu thế là chuyện quan trọng cần được thảo luận sâu rộng. Trong tinh thần khách quan và tương kính, dư luận sẽ phán xét các nỗ lực này.

Trân trọng.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Bia miệng thế gian ở Huế nói rằng Bà Thái Kim Lan từng là Đoàn phó Đoàn Sinh viên Phật tử Quyết tử (trưởng là Hoàng Văn Giàu đã chết ở Úc). Nếu là quyết tử thì không có tinh thần tranh đấu trong sáng, một thái dộ nghịch lý, vì Đức Phật cấm sát sanh là giới luật đầu tiển. Hy vọng Bà Lan sẽ lảm sáng tỏ tinh thần tranh đấu trong sáng như Bà đề cập.
    Bia miệng của Người Việt ty nạn Cộng Sản tại München, Đức nói rằng từ trước năm 1975 Bà Lan là thành phần sinh viên thân Cộng và sau năm 1980 không bao giờ tham gia bất cứ một sinh hoạt xã hội hay chống cộng nào của người Việt ty nạn. Dù theo Cộng Sản nhưng Bà Lan cũng không đuợc hậu đãi vì Bà cũng bị chính quyền tại Huế chiếm dụng đất đai của gia đình và có nhiều tranh tụng.
    Trong bối cảnh chính trị sôi sụt tại Huế vào năm 1963, Bà Lan khó lòng mà mang một tâm trạng trong sáng, ngây thơ để tranh đấu cho bất công xã hội và bình đẳng tôn giáo nếu nhà văn Bảo Cự mô tả đúng. Khi cả hai gặp gở để thảo luận, vấn đề không phải là cần hai người thống nhất ý chí hay quan điểm chính trị trong quá khứ mà hy vọng là cả hai có một nhận định trưởng thành hơn. Hiện nay, không phải lả lúc ca ngợi hay thoá mạ nhau, mà cùng xót xa cho một giai đoạn bất hạnh chung cho dân tộc có nhiều tiềm năng để phát triển tốt đẹp hơn, đã đánh mất và không bao giờ có thể tìm lại. Nhờ thế, người ngoại cuộc và hậu sinh sẽ học hồi kinh nghiệm.

  2. Hãy thảo luận đúng câu hói mà tác giả bài này nêu ra.
    – Tác giả đưa ý kiến của bà Thái Kim Lam và ông Bảo Cự mâu thuẫn nhau khi hai vị này tham gia phong trào. Và đề nghị hai vị tranh luận cho ngã ngũ…
    Mỗi người, mỗi nhóm tham gia với quan điểm và động cơ khác nhau, làm sao (và có quyền gì) đòi hỏi họ phải thống nhất???
    Họ chỉ có thể thống nhất ở mục tiêu thấp nhất: Bảo vệ Phật Giáo chân chính.

    Nói như vậy vì có bác Minh ngo (18/11/2019 at 6:52 pm) hỏi rằng:
    Thế ư!?, phần lớn các chùa phật giáo đều chứa chấp cộng sản và kẻ trốn lính vì lẽ gì!? (bác này nghi ngờ các chùa)
    – Do vậy, tôi trả lời bác rằng (nguyên văn):
    Thế này… Cả hai sự việc (mà bác Monh ngo nêu ra) đều có thật.
    1) CS lợi dụng Phật Giáo. Chúng cài cắm đảng viên vào giới tu hành
    2) Đảng viên CS trốn tránh vào chùa để tránh truy nã, hoặc để hoạt động ngần
    Cả hai trường hợp, chúng ta chớ nên ngu xuẩn mà kết tội giới Phật giáo chân tu.

    Tại sao Muỗi lồng lộn lên như bị phun DDT vậy cà?

  3. ”các tổ chức công khai như:
    – Tổng Đoàn Học sinh do Ban đại diện học sinh các trường Trung học bầu ra
    – Tổng Hội Sinh Viên do Ban Đại diện SV các trường Đai học bầu ra
    – Đoàn Văn nghệ HS, SV Saigon … và nhiều tổ chức khác

    Các tổ chức này không cần xin phép chính quyền, hoạt động tự do, công khai, Ban Giám hiệu các trường cũng không được can thiệp. Cảnh sát, CA vào trường phải xin phép Hiệu trưởng,”

    (Bài viết trả lời các bạn Già và Trẻ | Lê Công Giàu/Tiếng Dân)

    ”Nằm trong bóng tối là các tổ chức bí mật chỉ đạo các tổ chức công khai, đó là các chi bộ, Đảng ủy… “

    (Bài viết trả lời các bạn Già và Trẻ | Lê Công Giàu/Tiếng Dân)

  4. Lộn rùi . Barking the wrong tree. Muốn kiếm mối liên hệ của Phật giáo với Cộng sản thời đó, ta phải đọc hồi ký của cán bộ Cộng sản đang hoạt động ở miền Nam lúc đó như Nguyễn Hộ, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn Linh, Sáu Dân trong quần dân Võ Văn Kiệt, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Chấn & Trương Như Tảng … Chứ đọc mấy người vừa khôn như rận, vừa không tỏ vẻ nguy hiểm, mấy kẻ đó mới thật sự là nguy hiểm .

    Đọc hồi ký của mấy người đó, họ không nói rõ tên, nhưng phớt qua thì hổng chối được . Chưa hết, phải đọc mấy bài kỷ niệm, lễ lạc trên báo, tung hê vai trò lãnh đạo của Đảng trong chiện này mới thấy . Trí thức Cộng sản viết về Mười Cúc tức Nguyễn Văn Linh kể khá rõ về hoạt động của hắn ở dưới vĩ tuyến 17, Nguyễn Văn Chấn kể về ảnh hưởng của Cộng sản qua móc nối của anh ta với phong trào sinh viên phản kháng ở cả miền Trung & Nam .

    Tại đổi mới, mọi thứ đổ đốn nên mọi người đều “Em chã …”. Thời 75, xít come outta woodwork cả đàn cả lũ . Nguyễn Ngọc Giao, Hoàng Phủ Ngọc Tường … ai cũng là Cộng sản cả . Có thể mới đầu họ chỉ là trong sáng, nhưng sau này, ai cũng gia nhập Cộng sản cả . Nguyễn Đắc Xuân cũng rứa . 66-68 có 2 năm chứ mấy . Tới 68, cả lũ kéo nhau về lại Huế trả thù . 68 mà dẫn Cộng sản về Huế trả thù thì phải gia nhập Đảng phải từ 65-66 là ít .

  5. Thế này… Có hai sự việc đều có thật.
    1) CS lợi dụng Phật Giáo. Chúng cài cắm đảng viên vào giới tu hành
    2) Đảng viên CS trốn tránh vào chùa để tránh truy nã, hoặc để hoạt động ngần
    Cả hai trường hợp, chúng ta chớ nên ngu xuẩn mà kết tội giới Phật giáo chân tu.

    • Người ta không kết tội “Phật giáo chân tu”, trí thức xã hội chủ nghĩa Van Do đừng dở trò bịp cào lờ ăn vạ,

      trí thức xã hội chủ nghĩa Van Do đừng làm nhục “phật giáo chân tu”, đừng lấy cái “phật giáo chân tu” làm mo cau che mặt cho chính chị da trí quang

      trí thức xã hội chủ nghĩa Van Do đừng làm nhục “phật giáo chân tu”, kiểu ný nuận bả chó của tri thức xã nghĩa: “súc phạm đến giao chỉ quận vương hồ chí minh/trần ích tắc 1950 & đảng mao-ít lao động là súc phajm tổ quốc”

    • Người ta không kết tội “Phật giáo chân tu”, trí thức xã hội chủ nghĩa Van Do đừng dở trò bịp cào lờ ăn vạ,

      trí thức xã hội chủ nghĩa Van Do đừng làm nhục “phật giáo chân tu”, đừng lấy cái “phật giáo chân tu” làm mo cau che mặt cho chính chị da trí quang

      trí thức xã hội chủ nghĩa Van Do đừng làm nhục “phật giáo chân tu”, bằng cái ný nuận bả chó của tri thức xã nghĩa: “súc phạm đến giao chỉ quận vương hồ chí minh/trần ích tắc 1950 & súc phạm đến đảng mao-ít lao động con đẻ của Mao Trạch Đông, là súc phạm đến tổ quốc”

  6. Thế ư!?, phần lớn các chùa phật giáo đều chứa chấp cộng sản và kẻ trốn lính vì lẽ gì!?

  7. Cùng tham gia một phong trào, nhưng động cơ của từng cá nhân, từng nhóm, từng khối… có thể rất khác nhau.
    Ông Bảo Cự hay bà Kim Lan không thể “tranh luận để đi đến thống nhất” như tác giả bài này yêu cầu.
    Yêu cầu gì lạ vậy.
    Kết luận chung là Phong Trào Phật Giáo có mục tiêu chung là chống bất công với các nhà tu hành.

  8. Trước 1975, sư Trí Quang quậy “tới bến” mà không sợ tù tội hay đổ máu là vì VNCH là một quốc gia theo chính thể cộng hòa với dân chủ, tự do thật sự, thượng tôn pháp luật. Còn trong thể chế CS sau 1975, ông Trí Quang đừng hòng làm loạn, gây rối trật tự, an bình của xã hội vì ông ta sẽ bị và tức khắc bị trừng phạt tù đày nơi rừng thiêng nước độc hoặc “ăn kẹo đồng” vào tim. Ông Trí Quang biết rất rõ sự cai trị kiểu CS là triệt để với bọn phản cách mạng. Nói thật ông ta run sợ trại cải tạo và cây AK 47.
    Cũng nói thật, mặc dù tu hành nhưng Trí Quang đã tạo nghiệp chướng quá nhiều khi xúi bậy hay o ép tự thiêu bằng những lời đường mật dối trá. Ông chắc chắn biết tạo hóa sinh ra người để sống chớ không phải để chết thế mà ông muốn người ta chết một cách đau đớn hòng ông đạt được mục đich, tham vọng chính trị.

  9. Thượng toạ Thích Thông Lai có lẽ là nhà sư duy nhất phê phán nghiêm khắc
    TTQ.còn đa số áp dụng chiến thuật của Quốc Xã và CS.nói láo nói láo mãi,nói
    láo nữa hòng biến thành “sự thật”.Đúng là cùng tần số CỰC ĐOAN !
    Điều khác biệt rất lớn sau cái chết của hoà thượng Thích Tâm Châu và TTQ.
    thì HT/TTC.ra đi hầu như không một tiếng vang trong khi TTQ.chết thì đám
    đông những người liên quan trong Biến Loạn miền Trung 1966 xúm vào TUNG
    HÔ TTQ.một cách hoàn toàn nguỵ biện và có ý đồ ! Đúng là VỌNG NGỮ !
    Đừng nghĩ TTQ.bị VC.giam tù là bằng chứng phủ nhận hành động chính trị
    của ông ta là làm lợi cho VC.Ngay những người có công rất lớn như Phạm
    Xuân Ẩn cũng bị theo dõi và như Nguyễn Tài gián điệp cao cấp VC.cũng bị
    thanh trừng hơn 10 năm “lên bờ xuống ruộng” mới khỏi nghi ngờ !

Comments are closed.