Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Siêu thị bày bán địa cầu có ‘đường lưỡi bò’, bị phạt 1,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy. Ngày 14/11/2019, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, đã ra quyết định xử phạt hành chính với Công ty Chí Linh 1,5 triệu đồng, hành vi “buôn bán hàng cấm”.
Siêu thị “U-Mart” của công ty này đã bày bán hai quả địa cầu có in bản đồ “đường lưỡi bò”. Quyết định xử phạt cũng buộc tiêu hủy hai quả cầu này. Đại diện siêu thị trên cho biết hai quả địa cầu có “đường lưỡi bò” là do nhân viên “tự ý nhập về bày bán” mà không có hóa đơn chứng từ và thừa nhận sự sơ suất, chấp nhận nộp phạt, tiêu hủy hai quả địa cầu này.
Báo Pháp Luật TPHCM có bài: Cẩn trọng bản đồ đường lưỡi bò trên smartphone TQ xách tay. Bản đồ đường lưỡi bò được Trung Quốc cài cắm vào các ứng dụng trên máy tính, điện thoại, xe cộ … đang được phát tán ngày càng tinh vi hơn. Thế nhưng, cách đối phó của lãnh đạo Việt Nam giống như gà mắc tóc. Lẽ ra, khi phát hiện mặt hàng nào của TQ chơi đểu như vậy, nên cấm vĩnh viễn mua bán mặt hàng đó của TQ. Thay vào đó, VN nên nhập hàng này từ nước khác.
Mời đọc thêm: Trung Quốc lại “Đổi trắng thay đen” về vấn đề Biển Đông (ANTĐ). – Việt Nam phản đối diễn giải sai trái hay cố tình hạ thấp vai trò của UNCLOS (TN). – Tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay gay gắt hơn? (Sputnik). – “Ông chủ” Lầu Năm Góc sẽ bàn về Biển Đông khi thăm Ấn Độ-Thái Bình Dương (DT). – Quan chức treo bản đồ ‘lưỡi bò’ bày tỏ lòng trung thành với Trung Cộng? (NV).
Chuyện nghị trường
Trang An Ninh Thủ Đô đặt câu hỏi về luật Thanh niên: Đại biểu Quốc hội vẫn tranh luận về độ tuổi thanh niên từ 16-30 hay 16-35? Chiều 15/11/2019, QH thảo luận dự án Luật Thanh niên (sửa đổi), như quy định về độ tuổi của thanh niên, Bộ chủ quản quản lý nhà nước về thanh niên, hay quyền lợi nghĩa vụ của thanh niên. Quan chức CSVN vẫn loay hoay với việc tính giới hạn tuổi thanh niên đến 30 hay 35.
PGS. TS Phạm Quý Thọ phân tích tình hình Việt Nam: Nghị trường đang bộc lộ năng lực quan chức. Dù các quan chức CSVN đã có ý thức nói lời “xin lỗi”, còn lâu họ mới có lòng tự trọng để chủ động từ chức khi gây ra sai phạm: “Bản chất chế độ chính trị hiện hành tạo ra sự miễn nhiễm ‘văn hoá từ chức’ đối với quan chức, bởi vì công tác cán bộ là công việc nội bộ của Đảng CS mang tính nguyên tắc mà mọi đảng viên, lãnh đạo phải tuân thủ. Ngoài ra, cơ chế hiện hành tạo ra một bộ máy quan chức đặc quyền đặc lợi”.
Ông Thọ chỉ ra, “trong nhiều phiên chất vấn trên nghị trường các đời bộ trưởng Bộ Nội vụ đều không thể hoặc không giải thích sự tác động của việc chuyển đổi kinh tế sang thị trường đến tổ chức, bộ máy và chính sách nhân lực khu vực công một cách rõ ràng, thuyết phục, cụ thể”. Lãnh đạo CSVN không dám xây dựng nền kinh tế thị trường thật sự vì lo sợ ảnh hưởng đến gốc rễ chế độ, nên bày ra trò “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Mời đọc thêm: Thanh niên không thể là lực lượng xung kích nếu cứ được ‘bao bọc’ (Tin Tức). – Đòi nợ thuê: Chính phủ đề nghị cấm, Quốc hội nói không nên (CP). – Biến tướng, lạm dụng nhưng không nên cấm ‘kinh doanh dịch vụ đòi nợ’ (Tp). – Đại biểu Quốc hội đề xuất đề tài nghiên cứu quốc gia về mại dâm (Zing). – Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài: Không miễn thị thực vô điều kiện (GDTĐ).
Công an “nhân dân”
Công an huyện An Dương truy tìm tài xế bỏ trốn sau khi lái xe tông sản phụ tử vong ở Hải Phòng, theo báo Tiền Phong. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 21h ngày 9/11 ở Hải Phòng, nạn nhân là cô Đặng Thị H, đang chạy xe mô tô chở theo con trai 4 tuổi thì bị một xe ô tô tông. Sau khi gây ra tai nạn, người lái xe ô tô bỏ đi. Cô H đang mang thai 34 tuần, tai nạn khiến cô bị thương nặng, các bác sĩ đã chỉ định mổ cứu thai nhi, trước khi người mẹ qua đời.
VTC đưa tin: Cán bộ Công an Hải Phòng đến tự thú sau khi gây tai nạn khiến sản phụ thiệt mạng. Liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở Hải Phòng, khiến một sản phụ thiệt mạng, chiều 15/11, Công an TP Hải Phòng xác nhận, tài xế gây tai nạn là cán bộ Công an TP Hải Phòng, tên Ngô Hải Tuấn. Tuấn đang trong quá trình làm thủ tục xin thôi việc và đã đến Cơ quan CSĐT Công an huyện An Dương tự thú.
Vụ nữ đại úy Lê Thị Hiền, thuộc Công an quận Đống Đa, Hà Nội, lăng mạ nhân viên hàng không sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 8/2019, báo Công an Nhân dân đưa tin: Giáng 2 cấp hàm và sẽ cho ra khỏi ngành nữ Đại uý Lê Thị Hiền. Bà Hiền bị tổ chức đảng của Công an quận Đống Đa kỷ luật, khai trừ Đảng và bị Công an TP Hà Nội hạ 2 cấp, từ Đại uý xuống Trung uý, và cho ra khỏi ngành.
Facebooker Dương Tiêu bình luận: “Hiền có thể trở về với nhân dân, làm tài chính như thường vẫn. Nhân dân có thể không thích nhưng vẫn nhận chị về. Để đỡ phung phí hơn một chục củ giả lương mỗi tháng cho nữ Đại úy kiêm… Và Xô ‘xúc xích’. Anh cũng sẽ nhận kết cục giống Hiền ‘sân bay’ mà thôi“.
Cũng chuyện công an, báo Thanh Niên có bài: Hai người đàn ông bán sữa đe dọa, đề nghị dân xóa clip làm việc với CSGT. Hôm 12/11, anh Nguyễn Xuân Mạnh ở Hưng Yên đăng tải video clip ghi lại cảnh, anh bị tổ công tác của CSGT Hưng Yên vô cớ dừng xe. Trong khi anh Mạnh ghi hình thì bị 2 người lạ mặt tới đe dọa, đề nghị phải xóa đoạn clip đó. Mời xem clip:
Tiếp thị sữa nhờ xóa clip làm việc với CSGT: ‘Toàn người Hưng Yên với nhau cả’, theo báo Thanh Niên. Những người lạ mặt, đeo khẩu trang, được trang bị bộ đàm, cầm sẵn hung khí, đứng gần để giúp đỡ công an chặn bắt xe trên đường làm luật, được người dân gọi là “tiếp thị sữa”. May cho anh Mạnh là anh gặp những tay “tiếp thị sữa” này hiền, nếu không thì anh khó mà thoát nạn.
Anh Mạnh kể: “Tôi thấy khó hiểu về cách làm việc của tổ công tác hôm đó. Họ không chào tôi và yêu cầu tôi tắt máy quay, tôi bảo chỉ ra lỗi vi phạm thì họ vòng vo, rời đi và sau đó xuất hiện người lạ, mặc thường phục đi bộ từ phía xe công vụ của tổ công tác đến nói nhỏ nhẹ ‘toàn người Hưng Yên với nhau cả’, và xin xóa clip”.
Mời đọc thêm: Bị đe dọa khi quay CSGT: Dân tố bị dừng xe vô cớ, công an nói dân tự dừng để gây chuyện (VTC). – Nghi cảnh sát giao thông ở Hưng Yên bắt tay với côn đồ khi ‘làm luật’ (NV). – Nữ Đại úy Lê Thị Hiền làm náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất bị khai trừ Đảng (CAND). – Khai trừ khỏi Đảng nữ đại úy Lê Thị Hiền ‘đại náo’ sân bay Tân Sơn Nhất (TT).
– Công an TP Hải Phòng thông tin chính thức về danh tính lái xe gây TNGT vụ bà mẹ 4 con tử vong (GĐ). – Cán bộ công an sắp thôi việc tự thú gây tai nạn khiến thai phụ tử vong (TĐ). – Hải Phòng: Lái xe gây tai nạn khiến sản phụ tử vong đã ra đầu thú (Infonet). – Tài xế xe Altis tông chết thai phụ, nhanh chóng rời đi (ĐV). – Người phụ nữ mang thai 34 tuần bị ô tô đâm tử vong, tài xế bỏ trốn (VNN).
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Báo Dân Trí dẫn số liệu thống kê từ Chủ tịch Hà Nội: Gần 300 nhân viên bỏ việc vì đường sắt Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ. Ngày 15/11, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thừa nhận: “Do dự án chậm tiến độ, nên trong năm vừa qua có tới 28% công nhân của dự án đã bỏ việc. Điều này làm cho TP gặp rất nhiều khó khăn”.
Ông Chung tiếp tục hứa hẹn: “Tổng thầu đã hứa sẽ cung cấp sớm để Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu toàn bộ dự án. Nếu như mọi việc suôn sẻ, và chúng tôi cũng đang cố gắng làm theo chỉ đạo của Thủ tướng là hết tháng 12 đưa tuyến đường sắt vào vận hành”.
Mời đọc thêm: Nhân viên, lái tàu bỏ việc vì đường sắt Cát Linh – Hà Đông chậm (TP). – Đợi đường sắt Cát Linh-Hà Đông mãi không xong, 28% công nhân bỏ đi (VNN). – Bốn vấn đề chưa được giải quyết ở dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (TT). – Các dự án dính líu Trung Quốc: Không lối thoát? (RFA). – Đà Nẵng rục rịch tính chi hơn 12.000 tỷ di dời ga đường sắt ra ngoại ô (VNN).
Chủ tịch Hà Nội ra mặt bảo vệ nhà máy nước sông Đuống
Trong tình hình cả báo “lề đảng” lẫn “lề dân” đều liên tiếp có bài về nghi vấn lãnh đạo TP Hà Nội “bảo kê” cho nhà máy nước sông Đuống bán nước giá với cao bất thường, báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung: ‘Không có lợi ích nhóm ở nhà máy nước sông Đuống’.
Ông Chung giải thích: “Tập đoàn Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên làm chủ tịch HĐQT (kiêm chủ tịch HĐQT Công ty CP nước mặt Sông Đuống). Đây là công ty từng làm nhà máy lớn nhất miền Nam tại Long An. TP cũng chọn những nhà đầu tư có năng lực. Vấn đề là như vậy chứ không có lợi ích nhóm của ai ở đây cả”.
Cả phía Kiểm toán Nhà nước cũng “góp sức” bảo vệ nhà máy nước sông Đuống. VTC dẫn lời Tổng kiểm toán Nhà nước: ‘Không thể kiểm toán nước sạch sông Đuống’. Ông Hồ Đức Phớc giải thích, “những dự án xã hội hóa dịch vụ công như Nhà máy nước sông Đuống không nằm trong phạm vi kiểm toán, vì đây là dự án do tư nhân đầu tư, quản lý và sử dụng, nên thuộc tài sản tư nhân”.
Ông Phớc nói thêm: “Tồn tại này là do quá trình đàm phán giữa cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền và nhà đầu tư. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý chuyên ngành về nước, cơ quan tài chính thuộc Bộ Tài chính cần tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ”.
Báo Tổ Quốc đặt câu hỏi: Bộ Tài chính nói gì về giá nước của Công ty CP nước mặt Sông Đuống? Về giá nước Sông Đuống, Bộ Tài chính phân tích, dự án nhà máy nước mặt sông Đuống chưa quyết toán, không có đủ cơ sở để xác định mức chi phí cụ thể nên nguyên tắc xác định mức giá là tạm tính. Riêng đối với chi phí lãi vay, Bộ Tài chính yêu cầu cần loại trừ các khoản vốn hóa, tránh tính trùng chi phí.
Đối với vấn đề cấp bù cho các đơn vị bán lẻ, Bộ đề nghị tính toán đúng quy định trên cơ sở phương án giá tiêu thụ nước sạch của đơn vị đó, “không xem xét cấp bù riêng với khoản chi phí mua nước từ Công ty CP nước mặt Sông Đuống. UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm về số liệu, phương án giá theo đúng quy định”.
Vì hai phe trong vụ đấu đá này vẫn có vẻ “ngang sức, ngang tài”, nên có ĐBQH tiếp tục truy vấn giá nước sông Đuống. Báo Giao Thông dẫn lời ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói về giá nước sông Đuống cao bất thường: Bất công với người dân.
Nghị Nhưỡng không đồng tình với giải thích của lãnh đạo TP Hà Nội về vấn đề xác định giá nước theo tỷ suất đầu tư và công nghệ sản xuất nước, đồng thời cho rằng, giá nước phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia quy định và phù hợp với mặt bằng giá chung của các công ty cấp nước ở Hà Nội hiện nay, chứ không thể cao một cách bất thường, hơn gấp đôi như vậy.
Báo Người Đưa Tin dẫn lời TS Nguyễn Văn Khải: Đề nghị công bố chất lượng nước sạch sông Đuống! Ông Khải nói: “Tiêu chuẩn thế nào là nước sạch, chất lượng cao hơn, đề nghị công bố. Tiêu chuẩn của nước sông Đuống thế nào thì công bố lên. Không thể cứ nói nước chất lượng hơn mà phải đưa ra các thông số, có đạt thông số tiêu chuẩn nước sạch hay không?… Tiêu chuẩn nào của bộ Y tế về nước cũng cần phải làm rõ”.
Mời đọc thêm: Ông Nguyễn Đức Chung nói lý do chọn doanh nghiệp của bà Đỗ Thị Kim Liên đầu tư nhà máy nước sông Đuống (NLĐ). – Chủ tịch Hà Nội: Không có lợi ích nhóm của ai ở nhà máy nước sông Đuống (VNN). – Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Không có lợi ích nhóm trong xây dựng nhà máy nước sạch sông Đuống (ANTĐ).
– Hà Nội tính chi phí lãi vay vào giá nước sông Đuống: Bộ Tài chính lên tiếng (VNF). – Bộ Tài chính nói gì về việc tính chi phí lãi vay, giá nước “gánh” hơn 2.000 đồng/m3? (BizLive). – Hà Nội có ưu ái nước sạch sông Đuống hay không? (ĐV). – Vụ nước sạch sông Đuống: Vì sao người dân không có quyền đàm phán giá? (NĐT). – Miếng bánh nước sạch (TP).
Vụ xét xử bà Hứa Thị Phấn
Ngày 15/11/2019, TAND TP HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Hứa Thị Phấn và đồng phạm giai đoạn 2. Infonet đưa tin: Bà Hứa Thị Phấn vắng mặt trong phiên tòa xét xử hành vi chiếm đoạt 1.300 tỷ. Lý do: “Bà Phấn hiện mất sức khỏe 93% cùng nhiều chứng bệnh khác nên không còn khả năng đi lại. Sau khi xem xét HĐXX quyết định tiếp tục xử vắng mặt bị cáo này”.
Từ lúc bị triệu tập trong các phiên tòa xét xử Phạm Công Danh đến nay, bà Phấn liên tục vắng mặt vì lý do “sức khỏe” và được tòa án CSVN chấp thuận, dù bà này có liên quan đến vụ sai phạm khiến VNCB trở thành “ngân hàng 0 đồng” đầu tiên ở VN. Các bị cáo khác có thể thoát tội khi khai nhận mọi sự đều từ bà Phấn mà ra.
Nghịch lý ở phiên tòa xử một trong các vụ án kinh tế lớn nhất VN: Hứa Thị Phấn liệt giường, cấp dưới tâm thần, phiên tòa thiếu bị cáo chủ chốt, theo VietNamNet. Bên cạnh trường hợp bà Phấn “nằm liệt giường” vì bệnh nặng, trường hợp ông Nguyễn Kim Thanh, chồng bị can Bùi Thị Kim Loan, cựu kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ, được cơ quan tố tụng quyết định đình chỉ điều tra, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa, Đồng Nai.
Báo Người Lao Động bàn về lời khai của các bị can trong ngày đầu xét xử vụ thất thoát ngàn tỉ ở TRUSTBank: Nhiều người khai thật như đùa! Khi bị chủ tọa chất vấn về mối liên hệ giữa ngân hàng với bà Phấn, bị cáo Bùi Thị Kim Loan trình bày: “Bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo chứ không rõ ngân hàng giao dịch với bà Phấn ra sao”.
Bị cáo Lâm Kim Dũng, cháu rể Hứa Thị Phấn khẳng định, không biết công ty có vốn điều lệ bao nhiêu, quy trình hoạt động ra sao, bản thân không có trình độ, nghiệp vụ nhưng vẫn đứng tên, kí mọi hồ sơ, giấy tờ: “Đầu tiên, bị cáo chỉ làm tạp vụ, bảo trì tòa nhà. Năm 2010, bà Phấn giao bị cáo làm giám đốc công ty. Bà Phấn nói bị cáo không cần làm gì hết, chỉ cần ký giấy tờ. Tất cả mọi chuyện có bà Phấn lo”.
Mời đọc thêm: Bà Hứa Thị Phấn tiếp tục bị xét xử vì gây thiệt hại 1.338 tỷ đồng (SGGP). Tiếp tục bị xét xử nhưng bị cáo Hứa Thị Phấn vẫn không thể ra tòa (ANTĐ). – Gây thiệt hại hơn 1.300 tỷ, Hứa Thị Phấn tiếp tục không đến tòa (Zing). – Ba cha con cùng hầu tòa vì giúp sức cho “đại gia” Hứa Thị Phấn rút ruột tiền Trustbank (BizLive). – Con cháu bà Hứa Thị Phấn khóc nức nở trong ngày đầu hầu tòa (GT). – Cấp dưới, người thân bà Hứa Thị Phấn khai gì tại tòa (PLTP).
Tin Hồng Kông
VOA đưa tin: Sinh viên Hong Kong cố thủ tại các trường đại học. Từ ngày 14/11, SV trường ĐH Hồng Kông đã “dựng các chướng ngại vật và dự trữ vũ khí tự chế trong khuôn viên các trường đại học, chuẩn bị cho cuộc đối đầu với lực lượng an ninh”. Còn phía cảnh sát cho rằng, khu vực này đã trở thành “nhà máy sản xuất và kho vũ khí” và các hành động của SV là “một bước tiến gần hơn tới chủ nghĩa khủng bố”.
Báo Người Việt có bài: Biểu tình suốt nhiều tháng, Hồng Kông suy thoái kinh tế. Lãnh đạo Hồng Kông xác nhận, lãnh thổ này đã chìm trong suy thoái kinh tế sau nhiều tháng biểu tình. GDP giảm 3.2% trong ba tháng trước tháng 9/2019, các ngành du lịch, bán lẻ và các cửa hàng buôn bán nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Một cựu SV ĐH Bách Khoa Hồng Kông chia sẻ: “Tất nhiên, nhìn cảnh này thật đau lòng. Tôi nghĩ đời sinh viên phải là thời gian vui vẻ cho tất cả sinh viên. Nhưng hãy nhìn tình hình lúc này. Theo tôi, rất nhiều người phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là chính phủ”.
Mời đọc thêm: Một thị trấn ở Hồng Kông bị cô lập vì biểu tình (MTG). – Biểu tình Hong Kong: Một người chết sau khi bị ‘vật cứng’ đập vào đầu (BBC). – Trường đại học Trung Quốc ở Hong Kong nói sẽ kêu gọi trợ giúp từ chính phủ nếu người biểu tình không giải tán (RFA). – Sinh viên Đại lục chạy khỏi Hong Kong (VNE).
– Lãnh đạo tư pháp Hồng Kông bị người đòi dân chủ ”tấn công” (RFI). – Bộ trưởng Tư pháp Hong Kong bị đám đông tấn công ở London (VOA). – Trung Quốc: Anh sẽ ‘rước họa’ nếu không thay đổi về Hong Kong (BBC). – Ông Tập: Hong Kong cần chấm dứt bạo lực, khôi phục trật tự (VOA).
Tin giáo dục
Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Ăn chặn tiền chế độ của học sinh nghèo, sao ác vậy? Đó là vụ hai cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Sìn Hồ, Lai Châu vừa bị bắt giam khởi tố, là Nguyễn Thị Minh Liễu, kế toán trưởng và Trần Thị Huệ, thủ quỹ, vì đã tham ô 26,5 tỉ đồng, là tiền hỗ trợ cho học sinh dân tộc ít người và tiền chi thường xuyên của đơn vị.
Tác giả bài báo bình luận: “Có thể nói đây là việc làm táng tận lương tâm của kế toán và thủ quỹ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ (Lai Châu) bởi Sìn Hồ đang là 1 trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước. Được biết, số thu ngân sách địa bàn của cả 80 ngàn dân của huyện Sìn Hồ chỉ đạt 29,5 tỉ đồng/ năm”.
Học sinh nghỉ học biểu tình, phản đối xây Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước, nhưng trước đó, lãnh đạo trường nói rằng, học sinh nghỉ hàng loạt vì bị bệnh. Báo Giáo Dục VN cho biết: Hơn 1000 học sinh Mê Linh bị gia đình buộc tạm nghỉ học không phải vì ốm. Bà Trần Thị Lan, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh thừa nhận, thông tin trẻ nghỉ học hàng loạt do bị ốm là không chính xác.
Theo bà Lan, tình trạng học sinh nghỉ học hàng loạt xảy ra trên địa bàn hai xã Thanh Lâm và Tam Đồng là do việc người dân phản đối việc xây dựng Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước. “Nhiều phụ huynh đã không đưa con đi học ở mầm non, chặn đường không cho trẻ đến trường, thậm chí vào cả lớp học yêu cầu học sinh nghỉ học”.
Mời đọc thêm: Không vướng Nghị định 161, Hà Nội có lý do gì mà không xét đặc cách giáo viên? (GDVN). – Hà Nội tạm dừng thi, xét tuyển kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục (VNN). – Trong một ngày, Chủ tịch Hà Nội hai lần ra công văn khiến thầy cô hoảng hốt — Tự chủ đại học thời kỳ hội nhập, nhà trường tự mình làm chủ mọi công việc (GDVN). – Hiệu trưởng trường ĐH: Hội đồng trường có được độc lập quyết định? (TN). – Giáo sư Trần Hồng Quân gửi 5 kiến nghị về tự chủ đại học (GDVN).
– Hiệu trưởng không được hách dịch, cửa quyền, trù dập, bưng bít — Nghề giáo nay đã là một nghề nguy hiểm — Huyện Vĩnh Thuận chỉ cần trả lại chế độ chính đáng cho nhà giáo đã là sự tri ân (GDVN). – Sở GD-ĐT: trường không thu tiền hỗ trợ xăng xe cho giáo viên, nhưng thu sai nhiều khoản (TT). – Bị “tố” thu sai, trường trả lại 81 triệu đồng cho phụ huynh (PLTP).
Tin môi trường
Zing có bài: Bảo vệ đô thị Việt Nam xanh, sạch là trách nhiệm của cả cộng đồng. Ông Ousmane Dione, GĐ Quốc gia của Ngân hàng Thế giới ở VN, lưu ý: “Trong hai tháng vừa qua, người dân thủ đô đã phải chịu tác động tiêu cực từ ô nhiễm không khí và nước, hai yếu tố thiết yếu của cuộc sống. Đã có những ngày Hà Nội biến thành một trong những đô thị ô nhiễm không khí nhất trên thế giới”.
Các tổ chức xã hội dân sự liên quan tới môi trường như Green Trees, cùng các nhà hoạt động môi trường đã và đang cố gắng giúp cải thiện môi trường sống của người dân, nhưng họ liên tục bị sách nhiễu, quấy phá bởi chính quyền CSVN.
Thông Tấn Xã VN thống kê: Chi ngân sách bảo vệ môi trường đạt 20.442 tỉ đồng, ô nhiễm vẫn lo. Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân thừa nhận, sau gần 7 năm triển khai chiến lược “Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020”, mặc dù nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường tăng dần qua các năm, nhưng tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Chỉ trong 7 năm triển khai chiến lược nói trên, số tiền chi ngân sách cho bảo vệ môi trường đã tăng từ mức 9.772 tỷ đồng vào năm 2012 lên 20.442 tỷ đồng trong năm 2019. Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường cũng đã tăng hơn 4 lần trong giai đoạn từ 2012-2017, nhưng tình hình ô nhiễm môi trường không những không giảm bớt, mà càng trầm trọng hơn.
Mời đọc thêm: Bụi mịn có thể gây đột quỵ não, bệnh về tim mạch (PLTP). – Những “thói quen” gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội (BNews). – Cảnh báo ô nhiễm không khí nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh (RFA). – Ô nhiễm không khí vẫn không được giải quyết triệt để (NĐT). – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường: Ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề báo động! (TTT). – Làm sao chống lại một thế giới tràn ngập rác thải nhựa? (BBC). – Xử lý ô nhiễm đoạn suối chảy qua Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (TNMT). – Báo động tình trạng ô nhiễm và xâm lấn đất đai ở làng nghề Vĩnh Phúc (CAND). – Giải bài toán rác thải Hương Khê (bài 1): Rác bủa vây phố núi! (HT).
***
Chính trường Mỹ: Điều tra luận tội ông Trump: Mai điều trần công khai lần 2 (PLTP). – Trump tấn công cựu Đại sứ Ukraine không tiếc lời khi bà đang điều trần — Schiff cáo buộc Trump ‘đe dọa nhân chứng’ (Cali Today). – Ông Trump thú nhận hối lộ? (CAND). – Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố sốc về ông Trump (VNN). – Luận tội TT Mỹ : Nancy Pelosi tố Donald Trump “nhũng lạm quyền thế” (RFI). – Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Ông Trump có hành vi hối lộ, đủ để đem ra luận tội (VietTimes).
– Nguy cơ mới với Tổng thống Trump: Luật sư bị điều tra vi phạm tài chính (VTC). – Luật sư TT Trump bị điều tra giữa cơn bão luận tội tổng thống (Zing). – Ông Trump có vượt qua cửa ải luận tội? (VNN). – Trump cho TNS Cộng hoà xem biên bản điện đàm đầu tiên với TT Ukraine (Cali Today). – Người Mỹ có hứng thú xem điều trần luận tội Tổng thống Trump qua truyền hình? (VTC). – Đề nghị không cấp giấy phép làm việc cho người tị nạn vào Mỹ bất hợp pháp (VOA). – Xin tị nạn ở Mỹ bằng cách vượt biên ‘sẽ rủi ro’ (VOA).
***
Thêm một số tin: Một phó phòng của UBKT Quảng Nam chết ở nơi làm việc (PLTP). – Hà Nội đính chính văn bản hoãn thi viên chức, tiến hành vừa thi vừa xét tuyển (TN). – Bộ trưởng QP Hoa Kỳ ‘tìm phương thức hợp tác mới’ với Việt Nam (VOA). – Cảnh cáo Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Vũ Anh Minh (TN). – Bỏ HĐND phường ở Hà Nội: Chẳng nước nào có mô hình như vậy (VNN). – Vụ đòi đền cánh tay: Chuyển hồ sơ lên tòa cấp trên (PLTP). – Người Việt và triết lý ‘giàu nhanh, đi tắt, gồm cả phá hoại’ (BBC). – Vụ 39 người chết ở Anh: Hồi hương thi thể tốn kém thế nào? (VOA).