Bán nước

Dương Quốc Chính

6-11-2019

Mình thấy việc bán nước của mấy anh chị Đà Đuống về bản chất giống hệt như mấy cái trạm BOT. Đầu tiên là doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, sẽ được ưu đãi vay vốn lãi suất thấp, nên họ thường vay tối đa có thể.

Sau đó doanh nghiệp lên phương án giá bán để cấp có thẩm quyền (ở đây là UBND TP Hà Nội) thông qua. Giá nước phụ thuộc vào chi phi phí đầu tư của doanh nghiệp và không được vượt quá khung giá do Bộ Tài chính quy định. Khung giá này ở TP trực thuộc Trung ương là 18ng/m3, quy định từ năm 2012. Như vậy, với giá lũy tiến cao nhất thì chị Đuống đã lấy kịch khung, tức là không vượt quy định.

Vấn đề ở đây là việc thẩm định cái chi phí đầu tư cái nhà máy. Theo thông lệ như các dự án BT và BOT, anh em doanh nghiệp phải thổi giá này lên cao nhất có thể để đưa vào hồ sơ, chi phí thực thì vẫn tối thiểu. Chuyện này là đương nhiên, ăn nhau là ở chỗ ấy. Việc thẩm định giá này chỉ là do cơ quan nhà nước làm tùy từng dự án, ở đây là thẩm quyền của UBND TP HN, trực tiếp chắc sẽ là Sở Tài chén, Sở XD, Sở KHĐT gì đó… đại khái thế, trong đó ông Tài chén là quan trọng nhất trong việc thẩm định giá.

Nhìn quy trình như thế thì dự án này cũng như dự án ngân sách thôi, rất dễ đục đẽo. Cứ làm hồ sơ sổ sách cho đẹp rồi abc với anh em công chức để họ duyệt cho cái giá cao nhất có thể. Khi giá đầu tư cao thì giá bán nước sẽ được duyệt cao thôi. Giá đầu tư cao cỡ nào thì đúng ra phải có 1 cơ quan chuyên môn độc lập thẩm định, giám sát thi công xem có làm đúng như hồ sơ hay không.

Đầu tư dự án cấp nước sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền vào các đường ống ngầm, vì chạy xa. Mà các thứ ngầm này rất dễ ăn tiền, vì chôn cmn xuống đất rồi, cũng như làm đường vậy. Vì thế đầu tư vào mảng này rất ngon ăn, không kém gì làm dự án BOT giao thông. Còn ngon hơn BOT giao thông ở chỗ đường BOT không phải là tuyến duy nhất, dân có thể chọn tuyến khác để đi miễn phí với tốc độ chậm hơn, còn BOT nước này thì dân không có lựa chọn thứ 2 đâu. Bởi vì việc cấp nước này sẽ được phân theo vùng, mỗi DN cấp nước sẽ được phân cho 1 vùng để bán nước, coi như độc quyền. Vì thế DN chỉ cần chăm sóc tốt cho UBND là ngon, vì ông đó có quyền chọn DN cấp nước, quyết định giá nước, tóm lại là quyền sinh quyền sát. Tư bản thân hữu là ở những chỗ này chứ đâu nữa.

Phân tích trên của mình là tổng quát, mọi DN cấp nước đều sẽ làm như vậy, chả cứ gì anh Đà hay chị Đuống. Anh Đà bán rẻ hơn 1 phần là do đầu tư công nghệ cũ hơn, vật liệu đường ống kém hơn (vỡ mấy chục lần) và đầu tư sớm nên độ ranh ma trong thổi giá có thể kém hơn?! Dù sao Vinaconex khi đầu tư anh Đà còn là DN nhà nước, chắc cũng không dám làm thô quá. Chính vì thế nên anh Đà vẫn có lãi khủng cho tới thời điểm này, chứ không phải anh Đà là ngây thơ, chất phác hơn chị sác Đuống đâu.

Những chuyện như thế này, cũng tương tự chuyện BOT bẩn… là khó tránh khỏi ở thể chế kiểu lừa lai ngựa này. Nhân dân kêu gào thì cũng tốt, nhưng khó có thể triệt tận gốc, vì vẫn còn cơ chế xin cho thì không thể tránh khỏi. Hiện tại, nhân dân chỉ có thể vịn vào 1 điều trong luật là “Cơ chế giám sát cộng đồng” đối với các dự án cấp nước. 

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. siêu lợi nhuận. Chả có công nghệ gì hết. Chỉ có clo và clo. Clo như thần dược. Cái gì cũng bỏ clo. Hóa chất độc hại cũng bỏ clo. Chuyên gia nước ngoài nghe xong lắc đầu luôn.
    Không mời thầu công khai, tự áp đặt giá nước, không công khai chi phí, ăn trọn tận gốc đến tận ngọn.

  2. Nhìn cảnh dân thủ đô xếp hàng nhận nước sinh hoạt miễn phí là đủ thấy dân hà nụi ( nơi mà tinh hoa dân tộc việt tập trung đông như bụi đường) YÊU ĐẺN LẮM LẮM.

Comments are closed.