Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và con đường nào cho Việt Nam?

Dương Quốc Chính

24-10-2019

Ở stt trước, mình chủ yếu viết về một góc tối của thế chế, là mối liên hệ cộng sinh giữa tham nhũng và trốn thuế, do quy mô của 1 stt. Điều đó khiến cho 1 số bạn, có thể chưa theo dõi mình lâu, sẽ không thấy được góc nhìn đầy đủ về chế độ CS mang màu sắc TQ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mà mình gọi là nền kinh tế con la (do lừa giao phối với ngựa đẻ ra).

Tổng quan về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

KTTT định hướng XHCN bản chất vẫn là nền kinh tế kế hoạch kiểu XHCN nhưng đã được cải cách theo hướng tự do hơn nguyên bản (như VN thời trước đổi mới, dùng tem phiếu). Khi phân tích, đánh giá về chế độ CS thì cần minh định rõ 2 chế độ CS, chửi lẫn lộn là chả hiểu gì về CS.

CS nguyên thủy quản lý hầu như toàn bộ các mặt kinh tế, xã hội, sử dụng tem phiếu để phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng. Hầu hết mọi ngành kinh tế đều do nhà nước kiểm soát. Ủy ban kế hoạch nhà nước sẽ dự báo về cung và cầu để các nhà máy, nông trường… cung cấp hàng hóa hoặc xuất nhập khẩu.

Lúc đó thị trường tự do vẫn tồn tại, nhưng là do nhà nước không thể kiểm soát nổi mà thôi, nên người ta gọi đó là thị trường chợ đen, người bán ở đó gọi là con phe, con buôn. Chợ đen không biết chiếm nổi 5% nền kinh tế không và chủ yếu gồm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Vì thế mà tiền lúc đó không quý bằng tem phiếu, vì ít cơ hội chi tiêu.

Khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chế độ CS nguyên thủy coi như đã cáo chung (xem thêm stt Vì sao LX sụp đổ?). Nước CS nguyên thủy còn sống sót dặt dẹo duy nhất là Cuba. Bắc Triều Tiên thì đã biến tướng, lai tạp với chế độ phong kiến mà họ gọi “Chủ thể” (Juche), được diễn giải là “Coi con người là chủ thể” hay tính tự lực, tự cường của người Bắc Triều Tiên. Hiểu nôm na về tính tự lực của Bắc Triều Tiên là đóng cửa thủ dâm tinh thần.

Trung Quốc, chính xác hơn là Đặng Tiểu Bình, đã sớm nhận ra những mặt hạn chế của chế độ CS nguyên thủy do Liên Xô là đầu lĩnh. Một phần là do TQ mâu thuẫn với LX về con đường phát triển và liên minh với Mỹ kể từ năm 1972, nên Đặng đã học được nhiều điều từ chế độ tư bản, để áp dụng vào việc cải cách kinh tế.

Đặng là kẻ “phát minh” ra khái niệm KTTT định hướng XHCN, mà TQ gọi là chế độ CS đặc sắc TQ. VN sau khi mất đi đại ca LX, phải quay lại ôm chân nước bạn thì cũng áp dụng rập khuôn theo mô hình kinh tế, xã hội này, có lẽ giống TQ 90%.

Chế độ CS kiểu mới này không còn giáo điều như chế độ CS nguyên thủy, nó chấp nhận có kinh tế tư nhân, có người bóc lột người, đảng viên được làm kinh tế, nhà nước không còn kiểm soát toàn bộ nền kinh tế cũng như xã hội, xóa bỏ tem phiếu và UB kế hoạch nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước vẫn kiểm soát 1 số ngành kinh tế thiết yếu, có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, các công ty nhà nước vẫn được nhiều đặc quyền đặc lợi cho dù cùng chung 1 ngành kinh tế với tư nhân.

Về mặt xã hội, chính quyền cũng giảm bớt sự kiểm soát, 1 số mặt được thả lỏng hơn, như GD đã được có trường tư, trường Tây, tư nhân được tham gia liên kết với các NXB nhà nước để phát hành sách báo… Toàn dân không hoàn toàn bị trói chặt vào tư tưởng CS như cũ.

Tuy nhiên 1 số mặt quyết định, ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân vẫn bị nhà nước kiểm soát rất chặt như sách báo vẫn bị kiểm duyệt, GD vẫn chỉ có 1 bộ sách nặng về tuyên truyền nhồi sọ, dù quyền tự do tư tưởng và ngôn luận đã được nới lỏng tương đối nhiều.

Chế độ CS nguyên thủy vốn quản lý mọi mặt của xã hội, nên nó đẻ ra rất nhiều các cánh tay nối dài như đoàn, đội, các hội, công đoàn, Mặt trận Tổ quốc… Tất cả đều ăn bám ngân sách, kể cả đảng CS cũng vậy. Có nghĩa là bộ máy nhà nước CS nó như con bạch tuộc khổng lồ mà mỗi cái vòi kiểm soát 1 mặt của kinh tế xã hội. Không có gì thoát ra khỏi sự kiểm soát đó, ngoài trừ 1 số thành phần dân chúng rất nhỏ sống dựa vào thị trường chợ đen. Tạm coi, có 95% dân số là có liên quan đến chế độ CS nguyên thủy. 5% con phe và thân nhân họ là sống ngoài lề. Ở VN còn có thành phần nữa là những người thuộc chế độ cũ cũng bị đẩy ra ngoài lề xã hội như vậy.

Còn chế độ CS kiểu mới, do nhận thức được rằng kiểm soát như vậy là chết (như LX), nên nó đã giảm sự kiểm soát kinh tế, xã hội. Hiện nay, mình ước tính, có khoảng 20-30% dân số là nằm trong hệ thống, tức là cán bộ công chức hoặc nằm trong các doanh nghiệp nhà nước. Trong 1 số liệu đăng báo gần đây thì VN đang có khoảng 11/90 triệu dân sống dựa vào ngân sách.

Thành phần còn lại nằm trong khối tư nhân, bao gồm cả nông dân. Nhưng có lẽ phải tới 80-90% dân số là có mối liên hệ với chính quyền, do là công ty sân sau hoặc có thân nhân nằm trong hệ thống. Hiện tại, rất khó tìm được người không có mối liên hệ nào với bộ máy nhà nước.

Đó là lý do khiến người dân không dám, không thể lên tiếng phản đối chính quyền, để bảo vệ nồi cơm của mình và thân nhân. Bộ máy tuyên truyền cũng như an ninh thì xoáy sâu vào điều đó. Họ giao nhiệm vụ cho đảng viên, công chức phải có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền cho thân nhân, chống phản động. Vì thế nên rào cản lớn nhất cho bọn phản động chính là thân nhân của họ, rồi mới tới cơ quan an ninh.

Phân tích dài dòng như vậy để mọi người thấy rằng bộ máy nhà nước càng to thì chế độ càng bền vững, dù nó có thối nát cỡ nào. Là do nó có khả năng ban phát nhiều quyền lợi cho những người nằm trong bộ máy và thân nhân họ.

Ngược lại, bộ máy càng bị thu hẹp lại, dẫn đến càng ít người phụ thuộc nó, thì lượng phản động sẽ tăng lên. Người ta chỉ có thể lên tiếng khi không còn trong hệ thống. Đó là lý do tại sao quan chức nghỉ hưu thì mới bi bô lộn lề, cho dù khi đương chức họ cũng biết thừa những cái sai của hệ thống. GS Chu Hảo hay tướng Lê Mã Lương, bà Chi Lan, ông Đăng Doanh và các “nhân sỹ, trí thức” cấp tiến khác cũng vậy thôi. Dù sao nghỉ hưu mới nói còn hơn không bao giờ nói và như vậy họ cũng phải hi sinh quyền lợi của con cháu mình. Vẫn đáng trân trọng.

Cho dù đã cố thu hẹp lại, nhưng bộ máy nhà nước hiện nay vẫn rất to, so với các nước tư bản giãy chết, lý do chính đã nêu bên trên. Bộ máy to, thuế thì khó thu, dẫn đến lương công chức không thể cao, tạo nên cái vòng luẩn quẩn mình đã nêu ở stt trước. Ngoài ra, lương thấp cộng với việc buộc phải tham nhũng khi làm công chức, sẽ không thể thu hút được những người vừa có tài, vừa có tâm, có đức vào trong hệ thống. Dẫn đến trình độ công chức yếu kém hơn nhiều so với những người trong khối tư nhân. Hiện nay, quan ngu hơn dân là điều rất bình thường, nhưng đó chính là điều bất hạnh nhất đối với bất kỳ quốc gia nào.

Minh chứng là thứ trưởng Lê Hải An mới chết, lần đầu tiên được cả phe phản động nhao nhao ca ngợi. Chính là vì quan chức có tài, có tâm, vừa ý được cả anh em phản động giờ như lá mùa thu. Đến nỗi người ta quên luôn đi 1 thực tế hiển nhiên là ông An có giỏi bằng giời mà không có quan hệ và tiền tệ thì cũng chả lên được thứ trưởng nhanh như thế. Thôi thì nghĩa tử, nghĩa tận, tạm cho qua chuyện đó cũng được!

Với phân tích trên, tiền đồ nước Việt tối như tiền đồ chị Dậu. Vì bị rơi vào vòng lặp của tham nhũng, công chức yếu kém, thất thu thuế, vay nợ nước ngoài, kinh tế chậm tiến…

Vậy còn con đường nào không?

Theo phân tích bên trên thì chỉ có con đường duy nhất, bền vững, là thu hẹp dần bộ máy nhà nước, để có thể giảm chi ngân sách nuôi những thành phần ăn bám. Đầu tiên là những hội, đoàn, cánh tay nối dài vô tích sự với nền kinh tế, chỉ có tác dụng tuyên truyền và bảo vệ chế độ. Sau đó đến các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, thậm chí không kém mà bán được giá.

Đồng thời nới rộng quyền tự do ngôn luận, để người dân có tiếng nói phản biện. Các hội đoàn nhà nước chuyển thành xã hội dân sự, tự thu chi, thì họ mới có thể phản biện xã hội, phản biện chính sách, giám sát hệ thống.

Cải cách giáo dục và xuất bản sách báo, dần xóa bỏ kiểu tuyên truyền, giáo dục ngu dân. Người dân phải nhận thức được đúng, sai thì mới có thể lựa chọn được những lãnh đạo tốt nhất cho hệ thống, mới phát huy được trí tuệ toàn dân.

Trong 10-20 năm tới có thể chưa cần đa đảng, chỉ cần cải cách như trên, để tạo nền tảng dân trí chuẩn bị cho đa đảng.

Nhưng, cũng theo các phân tích nêu trên. Thu hẹp bộ máy tức là tự tạo ra nguy cơ mất chế độ, do số lượng phản động tăng lên. Thế nên có thể nói, VN có sánh vai được với các cường quốc 5 châu hay không, là do lòng dũng cảm của các UV BCT, nhờ công học tập (tự diễn biến) của AEQL.

Cái câu “Còn đảng, còn mình” đã nói lên tất cả.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Kt thì trường xhcn mang lại sự giàu có tột bực cho đảng và những ng phò đảng
    Mang lại ĐỊA NGỤC CHO THIỂU SỐ CÒN LẠI.
    ƯU VIỆT CỦA NÓ ĐẤY. KO BIẾT TG NẰM CHỖ NÀO TRONG 2 DẠNG TRÊN. HAY LÀ QUÁI THAI

  2. Thoạt đầu, chủ nghĩa marx chủ trương xóa thị trường. Không xóa nổi, đành công nhận nhưng gắn thêm xhcn.
    Tại sao? Có nguyên nhân, nhưng đây không phải chỗ bàn.
    Đây là chỗ hỗn độn người và ma; ruồi muỗi…

    Đọc Dương Quốc Chính cần đọc cả loạt bài, sẽ thấy sự nhất quán về lập luận. Xin nói rõ: Đó là những Bài hẳn hoi.

    Cũng như đọc mosquito phải đọc cả loạt comments (chỉ là những comments, dù dài lê thê, gồm các ý lộn xộn chắp nối lại) mới rõ người này là ai.

  3. “Trong 10-20 năm tới có thể chưa cần đa đảng”

    Rất dzui vì chí thức nhà mềnh, dù ở xó xỉnh nào trên thế giới, cũng luôn lo lắng tới sự sống còn của Đảng . Có vẻ như bài này có nguồn gốc từ 1 bữa nhậu nên -công nhận tình yêu Đảng của tác giả- lô dít hoàn toàn PoS.

    Có 2 thứ Cộng Sản kiểu mới & kiểu cũ không ? i doubt it. Chỉ có 1 thứ Cộng Sản, và thứ này là phản Cộng Sản . Tớ biết trí thức Việt Nam không phân biệt nổi cộng sản vs cộng đồng, nhưng ráng động não chỗ này chút . Phản Cộng sản khác với chống Cộng sản . Ở Việt Nam là phản Cộng sản . Đám tiên láo nhà anh Thưởng bảo đây là “nhận thức mới”, có vẻ chỉ có đám tiên láo nhà anh Thưởng & Dương Quốc Chính là tin . Tuy vậy, theo như những infos tớ nhận được, trong ban tư tưởng của Đảng có những người nhận thức được đây là phản bội, nhưng được cấp nhà, tiền & những phụ cấp khác nên im . Ló dư thế lày, đám cán bộ trẻ hầu như không còn tin vào lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ, heck, chúng nó không cả tin vào Bác Hồ . Nhưng những người hiểu (đây là phản bội) thường nắm những chức vụ nhất định có nghĩa đám phản bội phải “sáng tạo” ra những trò mèo tư bẩn nhưng phải gán mác Cộng sản, mác mác xít, mác tư tưởng Hồ Chí Minh này nọ, đồng thời bôi trơn mấy ông già khốt ta bít thì mới cho qua lọt cả 1 thớt voi tư bẩn 12 con .

    Đọc Đoàn Minh Huấn, tổng biên tập tạp hý cộng sản, sẽ biết . Freudian slips are not mistakes, its when the truth comes out.

    Nhưng như tớ đã nói, vẫn còn những người hiểu đây là cuộc phản bội, có nghĩa trong đảng hiện giờ có 2 phe; phe phản bội & phe biết rõ tụi nó phản bội . Hiện bây giờ phe phản bội có vẻ thắng thế, nhưng trong 1 thể chế độc đảng, anything goes. Sẽ có vua hiền hoặc vua ác, nằm ngoài sự kiểm soát của người dân nên người ta gọi là vận nước . Có nghĩa, người tổng-chủ kế có thể quay ngoắt 180o, ra lệnh cải tạo tư sản như ngày xưa, và lũ Hà Đăng ca tụng “thành tựu của đổi mới” ngày hôm nay, ngày mai sẽ lại nuốt nước bọt của chính mình, lên án những kẻ đã phản bội lại lý tưởng Cộng Sản mà Bác Hồ đã chọn cho đất nước & dân tộc . My advice: enjoy it when it lasts. dont know how long.

    Nhặt đá tảng trong bài

    “phản động” as in “Chính là vì quan chức có tài, có tâm, vừa ý được cả anh em phản động giờ như lá mùa thu”. Có vẻ tương tự như những kẻ được-xem-là “bất đồng chính kiến” nhưng vẫn tôn thờ biểu tượng & giá trị của “chính kiến”?

    “Là do nó có khả năng ban phát nhiều quyền lợi cho những người nằm trong bộ máy và thân nhân họ”

    Có nghĩa những người nằm trong bộ máy, hưởng nhiều quyền lợi thì sẽ biện hộ, tuyên truyền dùm cho chính quyền . Ta phải gọi những người này là gì đây ? Dư lợn viên cấp trung ? Lets see, “Trong 10-20 năm tới có thể chưa cần đa đảng” or something like that?

    Mấy “kiến nghị” DQC đưa ra, Đảng làm theo … chết ráng chịu . Đọc như đọc truyện cười thì được . Dương Quốc Chính khuyên Đảng tự mổ bụng mình, & he actually believe Đảng sẽ làm theo . Em bé này dể thương dể sở lun .

    Ở Việt Nam không có gì đúng nghĩa của nó . Bất đồng chính kiến thì tôn thờ những biểu tượng & giá trị của chính kiến . Bi giờ phản động actually thích quan cộng sản .

    Đảng không chết được đâu . Đơn giản vì ai cũng iu Đảng hết chơn á . Weird ways of showing, but its love alrite.

Comments are closed.