LTS: Một độc giả vừa gửi tới bài viết của nhà báo Nguyễn Huy Toàn, (thuộc truyền hình Công an Nhân dân), đưa ra quan điểm khác về sự kiện bắt Trịnh Xuân Thanh. Để có thông tin đa chiều, xin được giới thiệu cùng quý độc giả bài viết này:
___
3-8-2017
Hai hôm nay mạng xã hội nóng rừng rực. Tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú chưa kịp nguội thì bây giờ lại nóng lên với hàng loạt trích dẫn các bài báo, các trang mạng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức, về việc họ phản kháng và cho rằng lực lượng An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên đất nước họ. Nhiều người tải hình ảnh, trích dẫn một vài mẩu tin rồi để đấy, có người bình luận vu vơ vài câu không đầu, không cuối.
Với tôi, điều này không hề bất ngờ, bởi biết rằng để bắt được Trịnh Xuân Thanh là vấn đề không dễ và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cũng thừa biết những vấn đề phức tạp sẽ xảy ra sau khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Nếu đúng như báo chí Đức đưa tin là Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì cũng không có giải pháp nào tốt hơn là phải chịu trả giá về mặt đối ngoại để giải quyết vấn đề đối nội.
Năm 2016, sau khi phanh phui chân tướng Trịnh Xuân Thanh, đã dần hé lộ ra cả một mạng lưới tham nhũng có mối quan hệ chằng chịt và chi phối lẫn nhau. Vụ việc đang điều tra và cũng đang dừng lại ở việc xử lý về mặt đảng, về hành chính thì Trịnh Xuân Thanh chạy ra nước ngoài. Điều ranh mãnh là Trịnh Xuân Thanh chạy sang Cộng hòa Liên bang Đức – Quốc gia chưa ký kết hợp tác về tư pháp, về điều tra và dẫn độ. Vì thế việc bắt Trịnh Xuân Thanh không dễ chút nào.
Vào thời điểm đấy dư luận trong nước đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu có ai đó mở đường cho việc đào thoát của Trịnh Xuân Thanh? Thậm chí nghi ngờ cả lực lượng Công an: Tại Công an không muốn bắt chứ ở đâu chả bắt được?.v.v…
Không chỉ là dư luận mà các câu hỏi đó được đặt ra trong các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo cấp cao và cả trên diễn đàn Quốc Hội. Hơn nữa, tuy xác định được Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến nhiều người, thậm chí có những người đang giữ vị trí cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhưng tính chất, mức độ mối quan hệ đó tới đâu? Trách nhiệm của từng người trong đường dây tham nhũng và ván cờ chính trị của họ thế nào thì chưa có lời giải đáp. Chính vì vậy, công tác điều tra xử lý không triệt để, không đúng với tính chất của vụ việc. Một số cá nhân đã xử lý cũng chỉ về mặt đảng, về mặt hành chính như là cách chức, thuyên chuyển vị trí công tác, thậm chí là cách cái “nguyên Bộ trưởng”, mà khó có bằng chứng để xử lý hình sự. Vì thế ba vấn đề được đặt ra:
– Một là: không bắt được Trịnh Xuân Thanh thì nhân dân không tin tưởng vào lực lượng Công an và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
– Hai là: Không xử lý triệt để đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các đối tượng tham nhũng thì nhân dân cũng không tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.
– Ba là: Nếu không “đánh rắn dập đầu” thì bọn tham nhũng sẽ phản đòn và tiếp tục ngóc đầu dậy chống đối quyết liệt hơn.
Từ ba vấn đề trên đã đặt ra mục tiêu phải bằng mọi cách đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam nhằm phục vụ công tác điều tra và giải quyết khủng hoảng niềm tin.
Tôi tin rằng, thời gian một năm qua lực lương Công an Việt Nam đã tìm hiểu luật pháp và thông lệ Quốc tế để vận vận dụng. Đồng thời triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ như thông qua gia đình, bạn bè tác động để Thanh về đầu thú; câu nhử Thanh ra khỏi tổ kén để bắt .v.v… Trong đó các bài toán nghiệp vụ đã được tính toán đi kèm với các giải pháp ngoại giao cần thiết.
Chính vì thế, khi có tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú nhiều người đã đặt câu hỏi: tại sao Trịnh Xuân Thanh giống như Tôn Ngộ Không vậy, muốn ra nước ngoài thì ra, muốn bay về đầu thú thì về? Hoặc họ lờ mờ nghĩ đến chuyện “bắt cóc” tại sao lại phải gọi là “đầu thú”? Thực ra “bắt cóc” hay “đầu thú” không quan trọng, mà quan trọng là có con người Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam – một mắt xích quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Nếu phía Đức đưa ra những cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” cũng chẳng qua họ muốn thể hiện uy quyền và sự nghiêm minh của bộ máy tư pháp của họ mà thôi. Bởi Trịnh Xuân Thanh không phải là biểu tượng về “tự do dân chủ”, “nhân quyển”, hay một nhà hoạt động về tư tưởng, chính trị. Còn họ bảo hộ cho một kẻ tham nhũng thì họ cũng chẳng tốt lành gì.
Cũng có thể có một thế lực nào đó đang lo sợ hoặc không muốn chúng ta yên ổn, không muốn bộ máy của Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí mà lấy con bài Trịnh Xuân Thanh trong việc che chắn cho bọn tham nhũng.
Thời gian gần đây, trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họ đã bày tỏ một số vấn đề quan ngại chung quanh việc ta bắt một số đối tượng chống đối, nay cộng thêm vụ Trịnh Xuân Thanh trở thành vấn đề bất đồng ngoại giao.
Họ đòi hỏi phải trả Trịnh Xuân Thanh về Đức ư? Phi lý. Vì Trịnh Xuân Thanh chưa phải là công dân Đức. Nếu Đức thiết tha có được một quan chức tham nhũng để làm tấm gương cho quan chức họ thì đợi đấy! Khi Thanh đã khai báo đầy đủ, hoàn nộp đầy đủ những thất thoát và chấp hành đầy đủ sự trừng phạt theo pháp luật Việt Nam rồi họ muốn rước về cũng được.
Tôi nghĩ rằng đó chỉ là cái cớ để họ làm khó những vấn đề khác mà thôi. Sẽ vất vả cho các bác Bộ Ngoại giao phải vào cuộc và giải quyết những bất đồng giữa hai nước trên tinh thần xây dựng.
Huy Toàn 03/8/2017
TB: Có những vấn đề thuộc về nghiệp vụ riêng của ngành Công an không được phép tiết lộ, hoặc không được tìm hiểu sâu. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chia sẻ 1 chiều báo chí nước ngoài mà không thể hiện chính kiến của mình; không đặt vụ việc trong tổng thể của cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go thử thách thì chỉ làm cho dư luận mất phương hướng… và FB của bạn bị chặn là điều dễ hiểu.
anh Toàn nói chỉ khổ mấy bác Bộ ngoại giao. Không hẳn như vậy đâu… Kinh tế nước ta sẽ thiệt hại không thể kể hết. Hiệp định EVFTA đang mất bao công sức của thủ tướng Phúc và các bộ ngành- đâu phải việc riêng của Bộ Ngoại Giao ? Đức họ thiệt hại ít, mình thiệt hại nhiều lần hơn.
Dù sao tôi cũng thích anh Toàn nói thực nói thẳng, vì anh là người hiếm hoi trong ngành CA dám nói thực.
Thời gian có thể khiến anh Toàn ngộ ra nhiều lẽ phải hơn.
Trình độ anh Toàn ngang tầm Tổng Bí thư và quan điểm anh Toàn đúng là một người cộng sản chân chính, hy sinh tất cả mọi gía trị con người nhằm xây dựng bằng được chủ nghĩa cộng sản. Ý chí của anh Toàn cao ngang tầm IS sẵn sàng khủng bố liều chết hy sinh cả bản thân mình miễn là phải giết được mọi kẻ ngoại đạo, biết bài mình viết thiếu tính người của một nhà báo sẽ bị giới truyền thông lên án vẫn sẵn sàng. Xin thưa đây là nguyên lý của xã hội Tây phương đã được chứng minh qua lịch sử loài người: Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được, trong đó có quyền sống quyền mưu cầu hạnh phúc (Hồ Chí Minh). Quyền tỵ nạn là 1 quyền cơ bản bất khả xâm phạm miễn viện dẫn bất cứ tội trạng nào để vi phạm. Còn nếu thực sự họ có dấu hiệu phạm tội sẽ được pháp luật xử lý theo trình tự. Cũng như quyền cơ bản, Quốc gia họ là bất khả xâm phạm, nước ngoài không được phép làm trái dù bất kỳ lý do gì. “Hỡi con người hãy cảnh giác (Nhà cộng sản Phu Xích Tiệp khắc)” với bất cứ lời nói nào của kẻ nào nếu họ xâm phạm quyền cơ bản của bất kỳ con người nào.
Chia sẻ cùng Anh Kỳ:
Điều 1 Hiến Pháp Đức:
(1) Die Würde des Menschen ist unantastbar. Sie zu achten und zu schützen ist Verpflichtung aller staatlichen Gewalt.
=>
Phẩm giá con người là bất khả xâm hi/phm- Tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người là trách nhiệm của tất cả cc cơ quan quyeên lực nhà nước.
Không dám chia sẻ cùng anh Toàn vì thấy anh viết là đã “nghiên cứu mọi mặt”.
T.M., BTP
( Tôi là Kỷ xin viết tiếp về bài của anh Nguyễn Huy Toàn.)Tôi đồng ý với anh
về câu anh viết :Trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội…Anh đã nói đúng vấn đề.Nhưng cũng phải biết rằng chúng ta cần ĐỐI NGOẠI biết bao nhiêu.Từ trước đến nay đối ngoại quan trọng biết bao ! Bạn bè năm châu cho chúng ta nhiều lắm.Cụ Hồ ngày trước chẳng dạy chúng ta coi trọng mặt này đấy thôi. Việc để cho họ hiểu ta tổ chức bắt cóc có vũ khí là họ coi ta là khủng bố,là Mafia, họ sợ ta ,họ tránh xa ta và họ khinh bỉ ta.Đau lắm anh Toàn ạ !Trong anh em chúng tôi đã có người phải khóc về việc này.
Vài lời với anh cho vui.Anh viết tốt lắm.Mong được đọc của anh nhiều nữa .
Kính chào anh .
VVKy.
Tôi đọc bài của anh Nguyễn Huy Toàn chăm chú và hiểu ra nhiều điều.Anh Toàn là công an viên.Anh phải viết như thế là chuẩn. Nhưng còn nhiều điều anh Toàn hiểu sai.Tôi xin chỉ nói ra ở đây có một điều thôi. Anh viết thế này :” Còn họ bảo hộ cho một kẻ tham nhũng thì họ cũng chẳng tốt lành gì “.Chúng tôi sống ở Đức vài chục năm rồi,chúng tôi thấy họ cũng ghét kẻ tham nhũng,ghét bè phái mất đoàn kêt…Pháp luật của họ nghiêm trị các tội phạm tham nhũng bằng các bản án,phiên tòa xét sử công khai thực sự,ai vào dự cũng được ( người lớn ).Còn họ không bảo hộ cho kẻ tham nhũng ( theo ý anh là Trịnh Xuân Thanh ) đâu ! Họ cần có TXT để giải quyết tiếp THỦ TỤC XIN TỴ NẠN theo một trình tự nhất định thuộc về yêu cầu băt buộc của một nhà nước Pháp Quyền khi có người xin tỵ nạn.Tôi xin lưu ý anh ,họ (người Đức ) đang làm gương cho các nước về mặt này , và anh ạ ,trong Hiến pháp Đức CON NGƯỜI nămf ở Điều 1, Chương 1.Danh dự của con người là bất khả kháng , moi quyền lưc của bộ máy nhà nước nhằm trước hết là để phục vụ ,bảo vệ con người.
Về chính trị, an ninh quốc gia, đối nội đối ngoại…. có rất nhiều thứ phức tạp, nay thế này, mai thế khác, nói thế mà không phải thế, làm chuyện này nhưng mục đích nhắm đến lại là chuyện khác…. Một người thực sự yêu tổ quốc, yêu dân tộc, khi hữu sự họ sẽ đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Người Anh, người Mỹ đã lựa chọn rồi đấy. Anh bạn mới chỉ nghe và nhìn thấy thế thôi, hãy dùng não để tư duy đi nhé