VN “kiện” TQ theo cách “làm lại từ đầu”?

Trương Nhân Tuấn

21-9-2019

Nhiều người, ngay cả những người mang danh “nhà nghiên cứu”, thường hay ngộ nhận về hiệu lực một phán quyết của một trọng tài quốc tế về một tranh chấp giữa hai quốc gia. Điển hình phán quyết 11-7-2016 của tòa Trọng tài thường trực ở La Haye xử vụ Phi kiện TQ về Biển Đông.

Đương nhiên phán quyết chỉ có nội dung ràng buộc đối với hai bên của vụ kiện. Thí dụ phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear năm 1962 giữa Campuchia và Thái lan. Hay các phán quyết cũng của CIJ năm 2002 về tranh chấp Mã lai và Indonesia về chủ quyền các đảo, hay vụ Mã lai kiện Singapour năm 2008 về chủ quyền đảo Prdra Branca v.v…

Không quốc gia nào có thể đặt lại nội dung phán quyết, thí dụ Tòa phán Campuchia có chủ quyền ở ngôi đền Preah Vihear (phán quyết CIJ 1962). Chủ quyền đảo Pedra Branca thuộc về Singapour (CIJ 2008). Không quốc gia nào có thể nói ngôi đền đó thuộc Thái lan. Hoặc cũng không ai có thể nói đảo Pedra Branca thuộc về Mã lai. Ngoại trừ các trường hợp phía liên quan làm lại hồ sơ (nếu có bằng chứng mới) yêu cầu Tòa “xét lại” phán quyết. Ta đã thấy Thái lan, cũng như Mã lai, từng khiếu nại để Tòa xét lại phán quyết, khi thấy rằng phán quyết không “công bằng” và họ có thể trưng bằng chứng mới.

Dầu vậy nội dung những phán quyết của các tòa (Công lý quốc tế, Tòa Trọng tài thường trực, Tòa án quốc tế về luật biển…) luôn là “hệ qui chiếu”, gọi là “án lệ”, làm phong phú hóa nền tảng Luật Quốc tế.

Vụ Phi kiện TQ ra tòa CPA cũng vậy. Thoạt nhìn thì phán quyết 11-7-2016 của Tòa cũng không khác với các án lệ đã xảy ra trong quá khứ (hay sau này), là chỉ liên quan (có hiệu lực) đến hai bên trong vụ kiện.

Vấn đề là vụ Phi kiện TQ không phải là một vụ kiện “thông thường”, như các thí dụ dẫn trên, (có phe được có phe mất). VN có mặt trong vụ án này như là “quốc gia có các quyền và lợi ích liên quan”.

Tòa được thành lập theo mục VII UNCLOS. Mục đích của Tòa nhằm “diễn giải và cách áp dụng luật Biển” trong khu vực tranh chấp giữa TQ và Phi. Nội dung phán quyết mở rộng ra toàn Biển Đông, như các đoạn Tòa nói về “đường 9 đoạn”, về quan niệm “biển lịch sử” của TQ và “tư cách pháp lý các bãi ngầm, bãi lúc nổi lúc chìm và đặc biệt các đảo thuộc Trường Sa”…

Phán quyết của Tòa CPA 11-7-2016 nhằm mục đích “diễn giải luật Biển” và “cách áp dụng Luật Biển”, vì vậy nội dung phán quyết cũng là “luật”, áp dụng ở Biển Đông (khu vực Trường Sa).

Vấn đề là TQ không nhìn nhận thẩm quyền Tòa CPA trong vụ xử. TQ vì vậy không nhìn nhận và không tuân thủ phán quyết.

Như vậy phán quyết của 11-7-2016 của Tòa CPA “vô hiệu lực” hay “chưa có hiệu lực” vì thái độ của TQ?

Theo tôi, phán quyết “có hiệu lực”. Khó khăn là Tòa CPA không có cơ quan “cưỡng chế thi hành” phán quyết như Tòa công lý Quốc tế.

Vì vậy VN cần khôn ngoan trong việc lựa chọn. Sao cho việc sử dụng những phương tiện pháp lý sẵn có vừa không hao tốn, vừa không mất thời gian. Nhứt là vừa có hiệu quả ràng buộc cho TQ.

Thay vì VN “phải làm lại từ đầu” như nhiều người bàn luận. Tôi cho rằng VN nên sử dụng những phương tiện pháp lý một cách thông minh hơn, sao cho phán quyết của tòa CPA 11-7-2016 có hiệu lực trên toàn vùng biển của VN, và nhứt là có hiệu lực bắt buộc cho TQ.

Trước khi phán ngôn nhân TQ Cảnh Sảng ra tuyên bố hôm qua về bãi Tư chính, tôi có đề nghị, từ nhiều tuần trước, VN sử dụng mục III UNCLOS để LHQ nhìn nhận “hồ sơ thềm lục địa” của VN nộp cung với Mã lai.

Từ khi phát ngôn nhân TQ Cảnh Sảng ra tuyên bố, hôm qua tôi có viết rằng VN từ nay có bằng chứng. VN nên nắm lấy cơ hội sử dụng phương tiện pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình. VN nên sử dụng điều 290 UNCLOS để yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) ra những “quyết định phòng ngừa” nhằm bảo vệ quyền của VN đăng bị TQ xâm phạm. Thời hạn trung bình của một vụ tương tự chỉ mấy khoảng một tháng.

VN cũng có thể đề nghị Tòa Công lý quốc tế (CIJ) để cho một “ý kiến tham vấn” về hiệu lực của phán quyết 11-7-2016.

Vì sao ta làm điều này mà không kiện TQ?

Bởi vì “ý kiến tư vấn” của Tòa CIJ có thể làm cho phán quyết 11-7-2016 trở nên “bắt buộc”. Nhứt là CIJ có cơ quan cưỡng chế thi hành án.

Và bởi vì, nếu ta “kiện” TQ, VN sẽ mất rất nhiều thời giờ và tiền bạc. (Tòa CPA mà Phi sử dụng, mọi chi phí đều do hai bên trang trải).

Trong khi nội dung của phát ngôn nhân Cảnh Sảnh, nếu ta khai triển ra, thì tranh chấp giữa VN và TQ ở bãi Tư chính phát sinh từ việc chồng lấn phân định ranh giới biển và từ các kết ước giữa TQ và VN.

Nếu VN kiện TQ “làm lại từ đầu” thì VN có thể bị “kẹt” ngay từ đầu. Tòa không có thẩm quyền phân xử (vì TQ bảo lưu) các việc “tranh chấp đến từ chồng lấn phân định biển”.

Và giả sử, nếu tòa có thẩm quyền phân xử, chắc chắn TQ sẽ nắm lấy dịp này để trưng ra những bằng chứng khiến VN mất vĩnh viễn HS và TS, do các hệ quả của các việc “Estoppel” hay “Acquiescement”.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tham khảo ý kiến đề xuất của tác giả Trương Nhân Tuấn với tôi không hề thừa, chỉ có điều tôi vẫn bảo lưu là chuyện đại sự phải có chuyên gia luật quốc tế biển tư vấn cũng như nếu kiện hay làm gì để cho luật sư giỏi hay 1 nhóm luật sư (có thể đặt vấn đề với chính các luật sư đã làm cho Philippines). Vả lại chắc bạn đọc cũng chả lo nhà nước VN làm theo ý kiến TG.

  2. – Phi dám kiện Trung cộng vì Phi không có bác Hồ vĩ đại từng tuyên bố:
    “Mấy cái đảo hoang ở ngoài khơi đó là của ai thì tôi cũng không rõ lắm, nhưng đó cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi.”

    – Phi dám kiện TC vì Phi không có một thứ trưởng ngoại giao như Ung Văn Khiêm đã tuyên bố ngày Ngày 15/6/1956, trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân rằng:
    “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.”
    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/01/140120_duongtrungquoc_hoangsa_northvietnam

    – Phi dám kiện TC vì Phi không có bản công hàm như bản công hàm bán nước do Hồ Chí Minh chỉ thị cho Phạm Văn Đông ký “tán thành” và “tôn trọng” TOÀN BỘ “bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc” mà bản tuyên bố này của TC đã ghi rõ rằng Nam Sa và Tây Sa là của TC!

    – Phi dám kiện TC vì Phi không có các bản đồ và sách giáo khoa Sử-Địa (in thời VNDCCH) dạy học sinh rằng Nam Sa và Tây Sa là của TC.
    https://www.voatiengviet.com/a/tq-dua-sach-giao-khoa-vn-ra-lam-chung-ve-chu-quyen-bien-dong/1935536.html

    – Cuối cùng – Phi dám kiện TC vì Phi không có bác Hồ vĩ đại đảng CS quang vinh lãnh đạo như VN!

    Đừng đem việc Phi kiện TC ra mà “dụ dỗ” ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA để “đảng ta” xụp hầm…..
    …. vô ích, vì “đảng ta” cũng biết rằng nếu kiện TC thì với những bằng chứng “không thể chối cãi được” mà chắc chắn phía “bạn” sẽ công khai trưng ra, thế thì chẳng khác nào đảng tự lấy đá mà ghè chân mình ?- “đảng ta” ngu, nhưng đâu có LÚ dữ vậy!

  3. -Trong cuộc họp báo tại Philippines ngày 10/9/2019, nói về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từ ngày 28/08 đến ngày 31/8/2019, ông Duterte nói với các nhà báo rằng, ông Tập đã hứa chia cho Philippines ‘phần hơn’ những gì khai thác được ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines: “Nếu đặt phán quyết sang một bên, chúng tôi sẽ cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc. Họ muốn thăm dò. Chúng tôi chấp nhận để các ông hưởng 60%, còn chúng tôi chỉ lấy 40%. Đó là lời hứa của ông Tập”. Tại sao Tập Hoàng đế lãnh đạo đất nc Đại Hán TQ hơn 1,4 tỷ dân lại phải xuống nc đề nghị với Phi là một nc nhỏ về việc: “Nếu đặt phán quyết sang một bên”? Khi “TQ không nhìn nhận thẩm quyền Tòa CPA trong vụ xử”, “không nhìn nhận và không tuân thủ phán quyết” thì Tập Hoàng đế ko cần phải mở lời đề nghị với Phi về việc “Nếu đặt phán quyết sang một bên”? Có lẽ phán quyết đúng đắn của Tòa PCA thực sự là “Thanh gươm của Damocles” treo lơ lửng trên đầu Tập Hoàng đế để lên án những hoạt động đã & đang của Tập Hoàng đế trên Biển Đông ko có “tính chính danh” (trên bình diện Quốc tế, các nc đều xem TQ đã & đang hoạt động phi pháp trên Biển Đông). Và Tập Hoàng đế muốn có “tính chính danh” nên phải xuống nc đề nghị Phi : “Nếu đặt phán quyết sang một bên”.
    – VN đi kiện đương nhiên phải chịu “mất rất nhiều thời giờ và tiền bạc” là lẽ thường tình. Phi là nc nhỏ đã làm dc thì VN cũng làm dc. VN phải kiện TQ như Phi đã kiện TQ, kiện càng sớm càng có lợi.

  4. Ý kiến rất hay, nhưng theo tôi, lũ lợn sẽ bỏ ngoài tai.
    Chúng nó sợ nếu kiện là sẽ ly dị, mãi mãi không được sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau lừa bịp nhân dân. Nhất là Trọng, tên đảng trưởng.
    Trọng không thể tưởng tượng nổi nếu Đảng lợn không có TQ bên cạnh, bao nhiêu kỷ niệm đẹp, được cùng nhau uống trà Tàu cùng với ông anh Tập sẽ không bao giờ còn có trên đời!

  5. Bác kính iu của đảng quang vinh, của giới trí thức xhcn đã dặn dò truóc lúc đi xa rằng” cả cuộc đời của bác chỉ mong đất nc quy về 1 mối, làm thành 1 bộ phận không thể tách rời với Trng cuốc anh em”. Đấy cũng là ước mong to lớn củaMao chủ tịch kính iu. Các cháu hãy cố gắng.
    Ai ko tin là ko iu bác Hồ

Comments are closed.