Chống fake news phải bằng true news, chống ngôn luận xấu bằng ngôn luận tốt

Lê Nguyễn Duy Hậu

29-8-2019

Cho dù với bất kỳ niềm tin hay động cơ tốt đẹp đến đâu thì việc lan truyền fake news, đặc biệt liên quan đến trẻ em, đều là hành vi đáng lên án. Và ai cũng phẫn nộ khi thấy những người xung quanh rơi vào cái bẫy đó.

Mặc dù vậy, rất không nên xem những điều đáng tiếc này là cái cớ cho việc gia tăng kiểm soát internet. Cần phải chấp nhận một điều là xã hội luôn luôn có tin xấu, tin giả, những âm mưu thâm độc, những động cơ hèn kém. Chúng ta luôn mơ ước rằng mỗi sáng thức dậy, lên mặt báo, facebook và đọc toàn những tin tốt đẹp. Nhưng để mình nhại lại lời của D. P. Moynihan, người đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu về báo chí ở các quốc gia cộng sản kiểm duyệt: “Nếu báo chí (hoặc mạng xã hội – Hậu) của đất nước toàn tin tốt, nghĩa là nhà tù toàn giam người tốt.” Đừng bao giờ nhìn sang một mạng xã hội khác và nghĩ rằng đó là giải pháp thay thế. Nếu một mạng xã hội toàn tin tốt, thì chắc chắn có một bộ máy kiểm duyệt khổng lồ đang che mắt chúng ta.

Quay trở lại với vấn đề tin giả, cần phải nhìn nhận việc người dân tin vào thuyết âm mưu, vào tin giả, bất tín vào cơ quan điều tra… là những dấu hiệu của vấn đề phải giải quyết. Trong vụ Gateway và Điện Biên, không gì tệ hại hơn khi có người hả hê vì đồng bào của mình rơi vào cái bẫy của fake news, của phỏng đoán, của thuyết âm mưu. Kì thực, vấn đề không nằm ở mạng xã hội. Đổ lỗi cho mạng xã hội cũng như kiểu chúng ta vốn đã hậu đậu nhưng lại đi đổ lỗi cho hòn đá lăn trên đường làm ta ngã. Người dân tin vào fake news vì khao khát có thông tin của người dân không được đáp ứng, hoặc họ đã không tin vào sự minh bạch của thông tin.

Tương tự, người ta tin vào thuyết âm mưu là vì họ đã chứng kiến quá nhiều âm mưu, sự trở mặt, cấu kết tồn tại suốt mấy mươi năm qua. Cũng như vậy, người ta không tin vào cơ quan điều tra là vì người ta thấy quá nhiều uẩn khúc chưa giải đáp, những lần làm án thiếu minh bạch, và người vô tội chịu oan… Vấn đề cốt lõi rốt cuộc là niềm tin và uy tín, mà đó lại là thứ phải giành lại đàng hoàng chứ không thể xoay chiều bằng chiêu trò kiểm duyệt. Thông tin và quan điểm len lỏi khắp mọi nơi và không ai đoán được sẽ có một phương tiện nào khác truyền bá thông tin nhanh hơn mạng xã hội xuất hiện trong tương lai, không thể cứ chạy theo sau như vậy được.

Duy chỉ có một thứ theo mình là không thay đổi, đó là vai trò thực sự của chính khách trong việc thúc đẩy một quốc gia. Một chính khách (hay ngôn ngữ ta hay gọi là “lãnh đạo”) không có vai trò hùa theo đám đông, và cũng không đi ngược lại với đám đông. Vai trò của chính khách là giữ cho được niềm tin của công chúng vào chính quyền của mình. Mà chính quyền chính là những công chức mẫn cán đang ngày đêm làm công việc mà không vì một mưu đồ nào sau đó. Họ là các điều tra viên đang điều tra vụ án ở Gateway hay ở Điện Biên. Họ cũng là những nhà ngoại giao đã ngày đêm cố gắng để giúp Đoàn Thị Hương. Họ là hàng trăm ngàn cán bộ giải quyết những công việc hàng ngày.

Chính khách đến và đi nhưng họ ở lại và vận hành bộ máy. Họ cần được bảo vệ, được để yên cho hoàn thành tốt công việc. Nếu chính khách không giữ được niềm tin của công chúng, nghĩa là chính khách không bảo vệ được bộ máy của mình. Xã hội trở nên bất an, công chúng nghi ngờ chính quyền, và chính quyền khinh rẻ công chúng. Đó chính là môi trường cho fake news phát triển, là ổ ung thư mà không bộ phận kiểm duyệt nào có thể chữa lành.

Vậy giữ niềm tin bằng cách nào? Ta tin người trước sau chính từ sự minh bạch và cố gắng đối thoại. Chống fake news phải bằng true news, chống ngôn luận xấu bằng ngôn luận tốt.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Sau khi làm quan sát viên vụ xử án Eichmann, Hannah Arendt sáng tạo ra thuật ngữ “Banality of Evil”, (Sự bình thường của tội ác), & Phạm Đoan Trang hiểu sai . Nếu Hannah Arendt còn sống và là người Việt, đọc Lê Nguyễn Duy Hậu, có lẽ sẽ tạo ra thêm thuật ngữ “Sự bụ bẫm, bầu bĩnh, nhìn cũng dễ coi, hơi giống hot boi của ủng hộ cái ác . Eichmann mà được xử ở 1 xứ toàn Lê Nguyễn Duy Hậu, tòa sẽ tiên bố “Đây không phải là người có tội, Eichmann là 1 gương điển hình của cán bộ cần cù, luôn vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ . Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần nhiều hơn nữa những Eichmann’s”

    But then, Việt Nam không phải là thế giới .

  2. Xin hỏi: những nhân vật như Vũ Đức Đam, Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Đức Chung có phải là chính khách không nhỉ ?

  3. “Họ là các điều tra viên đang điều tra vụ án ở Gateway hay ở Điện Biên. Họ cũng là những nhà ngoại giao đã ngày đêm cố gắng để giúp Đoàn Thị Hương. Họ là hàng trăm ngàn cán bộ giải quyết những công việc hàng ngày”

    Bổ túc #ĐMCS, ta nên thêm #ĐMTTCS.

    Mấy bài hết phải biết nói thế nào, chỉ còn #ĐMTTCS

    Muốn hỏi những người như Lê Nguyễn Duy Hậu, là sau khi đọc câu này “Nếu báo chí (hoặc mạng xã hội – Hậu) của đất nước toàn tin tốt, nghĩa là nhà tù toàn giam người tốt.” Gotta ask, where the fook you think you are?

    Tớ nói rùi, đọc Phạm Đoan Trang mới biết những người như Lê Nguyễn Duy Hậu “đấu tranh” cho nhân quyền hay những thứ của khỉ như vậy . Cộng Sản chả bao giờ đổ vì những người mệnh danh là “đấu tranh” đang biện hộ cho nó, đang tái tạo lại màng tr …, lộn, niềm tin cho nó .

    Nguyễn Tiến Tường đúng . Ngàn năm -đọc bài này- là giá chót . Trung Cộng hay Việt Cộng, sêm xít . Oh, btw, “Cộng” ở trong “Trung Cộng” là Cộng đồng, hổng phải Cộng sản .

Comments are closed.