Tác giả: David Hutt
Dịch giả: Mai V. Phạm
20-8-2019
Đảng cầm quyền đang phân hóa giữa đường lối ủng hộ và chống Trung Quốc trước thềm Đại hội Đảng 2021 then chốt, vốn sẽ quyết định đường lối và các lãnh đạo mới.
Khi Việt Nam bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ 13 vào đầu năm 2021, sự kiện quyết định các chức vụ lãnh đạo quan trọng trong 5 năm tiếp theo, lập trường về Trung Quốc có thể xác định kẻ thắng, người thua.
Tại hội nghị trung ương vào tháng 5, Đảng đã bắt đầu lựa chọn các cán bộ chiến lược – thế hệ kế vị được đánh giá là đạo đức và không tham nhũng, bởi các lãnh đạo hiện tại – là những đảng viên có thể được chọn làm ủy viên Bộ Chính trị quyền lực vào năm 2021.
Carl Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam và là giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Úc, cho biết, khi quá trình tuyển chọn lãnh đạo tương lai căng thẳng trong 16 tháng tới, “có khả năng trọng tâm tập trung vào Bí thư [Đảng] tương lai sẽ xử lý các vấn đề với Trung Quốc như thế nào”.
Mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây khi Trung Quốc gia tăng áp lực buộc Việt Nam phải ngừng khai thác dầu gần Bãi Tư Chính, một khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Người ta thường cho rằng, những tranh chấp như vậy sẽ không làm căng thẳng mối quan hệ huynh đệ giữa hai trong số vài nhà nước cộng sản còn nắm quyền trên thế giới. Bởi thế, Việt -Trung vẫn giữ mối quan hệ thân thiện, ngay cả khi có những dấu hiệu sát bên bờ bạo lực.
Hà Nội thường xuyên khơi dậy tình cảm dân tộc, nhưng ở mức độ vừa phải vì không muốn ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, hoặc vô tình nâng cao nhận thức về quyền lực nhân dân với một dân tộc đang bị đàn áp.
Nhưng chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc trong quần chúng Việt Nam, thường xung quanh vấn đề biển Đông, có thể đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề của Đảng, đặc biệt nếu phe cầm quyền hiện nay tập trung quanh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đấu tranh để giành được sự ủng hộ về lập trường Trung Quốc của họ trước thế hệ đảng viên mới.
Tính chính danh của Đảng Cộng sản phần lớn phụ thuộc vào nền kinh tế phát triển nhanh – Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh ở châu Á – và củng cố hiện trạng kinh tế đó. Tuy nhiên, một cách mà Đảng có thể củng cố vị thế của mình trong nước là đưa ra đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, thực hiện hồi năm 2017, khoảng 64% người Việt tham gia, cho biết, Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh là có hại; trong khi 92% cho rằng, sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc là mối đe dọa đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc có xu hướng trùng với tình cảm ủng hộ thể chế dân chủ mà Đảng Cộng sản đàn áp thô bạo.
Trong 3 năm qua, chính trị Việt Nam có vẻ bền vững và ổn định. Quay lại năm 2016, Nguyễn Phú Trọng đã giành được đa số phiếu bầu, ở độ tuổi 72 (quá tuổi phải về hưu), để giữ chức Tổng bí thư thêm 5 năm nữa.
Nguyễn Phú Trọng là người đã vươn lên hàng ngũ lãnh đạo với tư cách là Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và nhà lý luận uy tín, đại diện cho sự đồng thuận truyền thống của Đảng. Ông Trọng cũng luôn đi đầu trong việc duy trì các mối quan hệ chặt chẽ, cùng ý thức hệ [cộng sản] với Trung Quốc.
Hồi Đại hội Đảng năm đó [2016], ông Trọng đối đầu với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy, lúc đó đang thực hiện một chiến dịch để trở thành Tổng bí thư đảng.
Ông Trọng đại diện cho một niềm tin cổ hủ về vai trò của Đảng đối với xã hội; ông Dũng là hiện thân của một cán bộ Đảng viên mới, xem tiến bộ cá nhân và lợi ích tài chính là chuẩn mực mới trong Đảng.
Ông Dũng muốn các tầng lớp tư sản mới có ảnh hưởng nhiều hơn trong Đảng Cộng sản; ông Trọng muốn Đảng Cộng sản nắm quyền kiểm soát lớn hơn đối với các tầng lớp tư sản đang lớn mạnh.
Ông Trọng đã chiến thắng và nhanh chóng phát động một chiến dịch chống tham nhũng và chống tha hóa đạo đức trong nội bộ Đảng, tương tự như chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm thanh trừng và củng cố quyền lực.
Nhưng đến nay, ông Trọng đã kiên quyết không thay đổi chính sách đối ngoại, thay vào đó là tiếp tục truyền thống của Đảng, tạo ra “càng nhiều bạn càng tốt”, ngay cả khi Bắc Kinh đẩy mạnh xâm lược ở Biển Đông.
Nếu đại hội 2016 về cơ bản là một cuộc tranh chấp giữa cũ và mới, thì đại hội vào đầu năm 2021 sẽ phức tạp hơn, với các tư tưởng cạnh tranh về cách xử lý Trung Quốc – yếu tố có tính quyết định và có khả năng gây chia rẽ.
Hiện tại, không có ứng cử viên nổi bật nào để thay thế ông Trọng, 76 tuổi vào đầu năm 2021. Đã phục vụ hai nhiệm kỳ, ông Trọng gần như chắc chắn sẽ từ chức Tổng bí thư Đảng, mặc dù ông có thể giữ chức chủ tịch nước.
Thậm chí khi điều này xảy ra, Đảng sẽ phải thay đổi các quy định lâu năm. Một nhà phân tích yêu cầu giấu tên cho rằng, có thể xảy ra “một cuộc khủng hoảng lãnh đạo kế vị”, dẫn đến sự bất ổn trong nội bộ Đảng, vào thời điểm đất nước cần sự lãnh đạo khéo léo và mạnh mẽ để giảm các căng thẳng đang gia tăng trong khu vực, bao gồm với cả Trung Quốc.
Trần Quốc Vượng dường như sẽ là người kế vị hiển nhiên của ông Trọng, trong vai trò là người đứng đầu chống tham nhũng và là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương kể từ năm 2016.
Khi ông Đinh Thế Huynh, một người từng nắm quyền hành và là đồng minh khác của ông Trọng, bị buộc phải nghỉ hưu hồi năm ngoái vì sức khỏe yếu, thì ông Vượng được giao chức Thường trực Ban Bí thư, có nhiệm vụ thực hiện các chính sách của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng.
Nhưng ông Vượng không có kinh nghiệm thực tế ở vị trí cao cấp của chính phủ và đến năm 2021, ông sẽ 65 tuổi. Như thế, ông có thể sẽ phải nghỉ hưu trừ khi giới hạn độ tuổi được nới lỏng.
Một người trung thành khác của ông Trọng là Phạm Minh Chính, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an và trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng năm 2016 – cơ quan dưới Bộ Chính trị nhưng chịu trách nhiệm đề cử và phê chuẩn công tác cán bộ Đảng. Điều đó có nghĩa là ông Chính từng là người bảo vệ cho các chức vụ đảng.
Nhưng, ông Nguyễn Khắc Giang, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, đã chỉ ra: Chưa bao giờ có một tổng Bí thư từng là trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Có một logic rõ ràng cho điều đó, bởi một người như vậy sẽ được đánh giá là có quá nhiều quyền lực khi nắm vị trí cao nhất, đồng thời bảo mật các dữ liệu nhân sự cao cấp của Đảng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể thay đổi từ người đứng đầu chính phủ sang người đứng đầu đảng, giống như sếp cũ của ông [là Nguyễn Tấn Dũng] muốn làm điều này hồi năm 2016. Nhưng vào năm 2021, ông [Phúc] sẽ bước sang tuổi 66, và nhiều hạn chế hơn là ông xuất thân từ miền Nam. Tuy nhiên, người đứng đầu Đảng là người miền Nam vốn là kết cục không có khả năng xảy ra.
Ông Thayer nói, hiện tại đang có một cuộc tranh luận trong nội bộ Đảng về việc nới lỏng tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65. Nếu được chấp nhận, nó sẽ cho phép các chính trị gia lão làng của đảng duy trì quyền lực, và chắc chắn sẽ nâng cao cơ hội cho ông Trần Quốc Vượng trở thành Tổng Bí thư.
Sự khó xử và giằng co này đối với phong cách và truyền thống của Đảng sẽ diễn ra vào thời kỳ quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Sự hung hăng gần đây của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính đã chỉ ra rằng, chính sách truyền thống của Hà Nội là xoa dịu Bắc Kinh hiện không có hiệu quả. Việt Nam đã ngừng thăm dò dầu khí vào năm 2017 và 2018 tại các vùng biển bị tranh chấp, để đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng áp lực vẫn tiếp tục. Phản ứng mạnh mẽ của Hà Nội lần này có thể cho thấy, Đảng đã nhận ra rằng, sự nhượng bộ trước đây chỉ khiến Trung Quốc ngày càng táo bạo hơn.
Liệu ông Trọng sẽ duy trì chính sách đối ngoại truyền thống của Đảng là cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, cho phép Việt Nam tối đa hóa lợi ích từ cả hai, hay đi một con đường mới, có thể thấy trong những tháng tới.
Ông Trọng đã ủng hộ nhiều chính sách truyền thống của Đảng khi còn nắm quyền, nghĩa là ông chưa thể thay đổi đường lối ngoại giao với Trung Quốc. Ông Thayer cho biết, mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh “sẽ được quyết định” vào tháng Mười khi ông Trọng đến gặp Tổng Thống Trump ở Washington.
“Một vấn đề quan trọng là liệu [Việt Nam] có nên nâng mối quan hệ song phương [với Mỹ] từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược hay không. Điều này rõ ràng liên kết chặt chẽ với mối quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc”.
Nếu ông Trọng nâng cấp quan hệ với Mỹ, thì đó sẽ là một trong những thay đổi ngoại giao lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập niên và sẽ làm dịu bớt vì ngày càng có nhiều đảng viên đòi hỏi hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc. Nhưng nếu ông Trọng không thực hiện một hành động táo bạo như thế và vẫn cố gắng xoa dịu Trung Quốc một lần nữa bằng các biện pháp truyền thống, trong khi Bắc Kinh gia tăng áp lực ở Biển Đông, thì điều đó có thể gây ra các phản ứng dữ dội từ nội bộ Đảng.
Thật vậy, một thế hệ ủy viên Trung ương Đảng mới, có thể nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn trong việc lựa chọn nhóm lãnh đạo Đảng tiếp theo vào năm 2021, và do đó làm giảm quyền lực của Bộ Chính trị.
Một sự đồng tình phản đối lập trường chính sách ngoại giao của ông Trọng có thể không đủ để đánh bật toàn bộ phe phái của ông, nhưng các ủy viên cao cấp Bộ Chính trị sẽ chắc chắn phải cẩn thận trước tâm lý chống Trung Quốc, cả trong nội bộ Đảng và các cơ sở địa phương.
Ông Thayer cho hay, “Nếu có sự thúc đẩy cho một lãnh đạo trẻ tuổi, có khả năng sẽ từ Trung ương Đảng”.
Việc duy trì tình thế hiện tại liên quan đến ngoại giao có thể sẽ rắc rối nếu các ủy viên Bộ Chính trị được cho là tha hóa bởi lập trường nhu nhược trước Trung Quốc.
Ông Phúc có thể tiếp tục làm Thủ tướng thêm 5 năm, sau năm 2021. Mặc dù được đánh giá là có khả năng, nhưng chính phủ của ông Phúc đã mắc một lỗi rất lớn vào đầu năm 2018 khi đưa ra một đề xuất cho phép các công ty nước ngoài thuê đất ở các “Đặc khu kinh tế” (SEZ) của Việt Nam lên tới 99 năm.
Khi người dân Việt Nam nhận thấy điều này đồng nghĩa với việc bán toàn bộ đất đai của Việt Nam cho Trung Quốc, chính sách thuê đất này đã gây ra một số cuộc biểu tình lớn nhất trên toàn quốc trong nhiều năm qua.
“Chủ nghĩa dân tộc chắc chắn sẽ đóng một vai trò trong tương lai chính trị Việt Nam, nhưng chúng tôi không chắc chắn về mức độ của nó và nó sẽ ảnh hưởng đến những lãnh vực nào”, nhà phân tích [Nguyễn Khắc] Giang, chia sẻ với Asia Times.
© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt
Tôi chỉ mong mau hạ màn để mọi người thấy vở kịch này là Bi hay là Hài. Có lẽ đây là Bi-Hài kịch.
Chúng ta và chúng nó sẽ vừa cười, vừa khóc chăng?
E rằng – đã là đảng viên đảng CSVN, đã thề trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh – thì thằng (chó) nào lên – cũng giống nhau, nghĩa là vẫn phải giữ gìn “đại cục”, vẫn phải trung thành với quan thày Bắc Kinh thông qua cái gọi là bốn tốt và 16 chữ vàng mà Bắc Kinh đã ban phát sau khi “đám con hoang” (lãng tử) quay trở về với….mẹ(*).
(*) Vừa phủ dụ, ve vuốt, vừa đe dọa trong “thập lục tự phương châm”, là đoạn văn “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” nghĩa là sông núi một giải, cùng chung lý tưởng, văn hóa cùng nguồn, vận mạng chung nhau (bố sống thì con sống, bố mà chết thì chúng mày cũng đột tử)
Đọc cái tít xong mừng hơn bác mất trong lăng sống dậy
Đám ” già nhưng yên, minh triết, văn đoàn” có thể vui thú điền viên với con cháu bên âu châu, úc châu, quê hương thứ 2, nhưng đáng sống
Đám công nhân các khu chế xuất sắp đc tự do bán sức lao động cho tư bản mắt xanh mũi lõ
Đám thanh niên ” quê mùa” không cần phải tìm đường cứu nhà cứu mình, chui nhủi như chuột nữa
Đám chị em sống bằng vốn tự có ko phải lo bị công an, côn đồ ăn bám theo cái lờ nhăn nheo, nhưng dẻo dai hơn bác tổng chủ
Bọn bò đỏ, ak như rắn mất đầu
Đám hồng fuc dân tộc sắp phải rời bỏ quê hương sống biệt xứ nơi giãy chết
Sơ sơ…