Bài phản biện của Trần Đức Anh Sơn và Trần Thị Vĩnh Tường với học giả Nông Hồng, Trung Quốc

Trần Đức Anh Sơn

26-7-2019

Nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường (trái) và Trần Đức Anh Sơn (phải). Nguồn: TĐAS

Đây là bài lược thuật và phản biện của tôi (Trần Đức Anh Sơn) và chị Trần Thị Vĩnh Tường (ở Santa Ana, CA, USA) với một học giả Trung Quốc là Nông Hồng tại Hội thảo về xung đột trên Biển Đông tổ chức ở ĐH Yale vào tháng 5/2016.

Tôi đã “rửa tay gác kiếm” đối với chủ đề Biển Đông trong hành trình học thuật của mình trong tương lai. Nhưng do chị Vĩnh Tường “đào” bài này lên và tag tên tôi vào, nên nó hiện trên timeline tài khoản FB của tôi. Vì thế, tôi sửa lại mấy chỗ sai chính tả trước đây và đăng lại cho bà con đọc cho vui.

Với lại, những gì mà Nông Hồng hàm ý trong bài tham luận của bà ta là Trung cộng sẽ tìm mọi cách tranh đoạt trên Biển Đông, giờ đang hiển hiện ở Tư Chính – Vũng Mây.

BÌNH LUẬN VỀ PHÁT BIỂU CỦA TS. NÔNG HỒNG TẠI HỘI THẢO “XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG” Ở ĐẠI HỌC YALE

Sau khi tôi (Trần Đức Anh Sơn) post thông tin về hội thảo “Conflict in the South Sea” (Xung đột trên Biển Đông) tổ chức tại ĐH Yale vào cuối tuần trước lên FB, có nhiều bạn bè muốn biết đại diện Trung Quốc phát biểu gì?

Vì thế, tôi và chị Trần Thị Vĩnh Tường (từ California sang Yale tham dự hội thảo này) xin lược thuật lại những điểm chính trong bài trình bày của TS. Nông Hồng (Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ – Trung, do Trung Quốc lập ra, đặt trụ sở tại Washington DC) và có một số bình luận về bài trình bày của học giả Trung Quốc này.

Sau đây là phần lược thuật và bình luận của tôi và Trần Thị Vĩnh Tường về phát biểu của TS. Nông Hồng.

1. Hội thảo “Conflict in the South Sea”, chủ đề gồm: Lich sử – Điạ chính trị – Luật pháp, phần trình bày của TS. Nông Hồng thuộc phiên Luật pháp, vì thế bà ấy không có ý định chứng minh “lịch sử chủ quyền của Trung Quốc” đối với Biển Đông. Tuy nhiên, trong phần thảo luận của phiên họp này, Trần Thị Vĩnh Tường đã trình bày những slide chứng minh rằng 2.000 năm trước Trung Quốc không hề có mặt ở Biển Đông. Phần trình bày của Vĩnh Tường đã cung cấp nhiều thông tin mới để phản biện “cái gọi là chủ quyền lịch sử lâu đời của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông)” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố ở Mỹ, Anh và Singapore. (Theo TS. Tạ Văn Tài thì những thông tin do Vĩnh Tường trình bày “rất incontrovertible”, một thuật ngữ pháp lý có nghĩa là “bằng chứng không thể phản bác”).

– Bình luận của chúng tôi: Nếu Trung Quốc thật sự có bằng cớ về chủ quyền trên Biển Đông thì đây là dịp tốt nhất để TS. Nông Hồng trưng những bằng chứng và lý lẽ ấy ra cho các học giả quốc tế, tức là cho thế giới biết. Tuy nhiên, bà ấy đã không làm vậy và cũng không có bình luận nào về những chứng cứ của Trần Thị Vĩnh Tường, cũng như những chứng cứ mà tôi đưa ra trong phiên họp thứ nhất để chứng minh Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ít nhất từ thế kỷ XVII. Bà ấy đã né tránh vấn đề này.

2. Trong bài phát biểu của mình, TS. Nông Hồng đã dẫn 13 trường hợp các quốc gia liên hệ không tuân thủ quyết định của quốc tế, nhằm dẫn dụ cử tọa hiểu rằng vì các quốc gia khác đã không hợp tác thì Trung Quốc cũng không dại gì mà hợp tác với tòa trọng tài quốc tế và nghe/tuân thủ các quyết định của (tòa án) quốc tế.

3. Trong phát biểu, TS. Nông Hồng có nói: “Leaving the legal issue aside” (đặt vấn đề luật pháp qua một bên), khiến cử tọa hiểu rằng “các nước có liên quan hãy quên chuyện luật pháp (quốc tế) đi khi muốn nói chuyện với Trung Quốc”.

– Bình luận của chúng tôi: Vì sao như thế? Là vì Trung Quốc tự thấy mình không đủ mạnh và không đủ tự tin khi phải đối mặt với quốc tế trên phương diện luật pháp? Nôm na là Trung Quốc hành xử sai luật nên muốn gạt bỏ luật pháp sang một bên.

4. TS. Nông Hồng cũng nói: “FoN (Freedom of Navigation: Tự do hàng hải); MoN (Memorandum of Understanding: Biên bản thỏa hiệp) on avoiding incidents at sea or air; ASEAN wisdom to solve the problem” (Tự do hàng hải; biên bản thỏa hiệp về việc tránh những biến cố trên biển, sự khôn ngoan của ASEAN (là cách) để giải quyết vấn đề”.

– Bình luận của chúng tôi: Cử tọa hiểu rằng với câu này, bà Nông Hồng ngầm đưa ra một đe dọa: ASEAN nên khôn ngoan, tránh gây hấn với Trung Quốc trên biển. Nếu không sẽ bị Trung Quốc dùng vũ lực để giải quyết?

5. Trong bài phát biểu, TS. Nông Hồng có nhắn các quốc gia ASEAN rằng chuyện “đòi chủ quyền lãnh thổ” không hề làm cho vấn đề chủ quyền trên các hòn đảo mà các nước đang yêu sách mạnh thêm; cũng không làm sức mạnh hàng hải của nước đó mạnh thêm; không ảnh hưởng đến tự do hàng hải. Nhưng việc này thì liên quan đến việc tranh chấp đất đai với Trung Quốc do Philippines khởi xướng tại tòa trọng tài quốc tế để chống lại Trung Quốc. Vì thế Trung Quốc mới yêu sách về lãnh thổ và hành xử đối với các đảo/thực thể ở Biển Đông như họ đã làm trong mấy năm qua.

– Bình luận của chúng tôi: Luận điểm này chỉ là sự diễn dịch quan điểm chính thống của giới lãnh đạo Trung Quốc trong những năm qua, khi hết Dương Khiết Trì rồi đến Vương Nghị luôn cho rằng “Trung Quốc là nạn nhân của các nước nhỏ ở Nam Hải”. Vì thế Trung Quốc cần phải hành xử quyết liệt để thoát khỏi “số phận nạn nhân” này để giành lại các đảo/thực thể và vùng biển ở Biển Đông.

6. TS. Nông Hồng cũng kể lể dài dòng những điều khoản về trách nhiệm của các nước trong việc bảo vệ môi trường và sinh thái trên biển, ngăn chặn và xử lý những ô nhiễm môi trường từ quốc gia này lan tràn qua quốc gia khác.

– Bình luận của chúng tôi: Đó là sự ngụy biện, vì chính Trung Quốc là tác nhân gây ra sự ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển ở Biển Đông nghiêm trọng nhất, đặc biệt là hậu quả của các vụ đảo hóa những thực thể địa lý (rock, shoal, reef…) ở Biển Đông; cũng như đã sản xuất và xuất khẩu ra thế giới những hàng hóa chứa đầy chất độc hại. Vì thế, luận điểm này của TS. Nông Hồng bị các học giả tham gia hội thảo phản ứng mạnh mẽ.

7. TS. Nông Hồng cũng đưa ra 4 điểm gọi là “Choice for China” (Sự lựa chọn của Trung Quốc) gồm: transparency (minh bạch); publicity (công khai); confidence building (xây dựng lòng tin) và US-China interests reconciliation (hài hòa lợi ích Mỹ – Trung).

– Bình luận của chúng tôi: Về 4 điểm này, chúng tôi thấy rằng: Trung Quốc chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế đánh giá là minh bạch, ngoài chuyện ỷ thế mạnh, chiếm đất, chiếm biển bằng vũ lực. Trung Quốc cũng chưa công khai cái gì có lợi cho sự phát triển của thế giới mà chỉ làm cho thế giới tràn ngập với hàng hóa “made-in-China” phẩm chất xấu hoặc độc hại, dù chính thức hay hàng lậu, gây nguy hại lớn cho người tiêu thụ trên thế giới và làm cho nhiều quốc gia điêu đứng. Chúng tôi cũng chưa thấy Trung Quốc làm gì để xây dựng lòng tin, ngoài việc “nay nói thế này, mai nói và làm thế khác”. Cứ coi cái cách họ sử dụng DOC, trì hoãn thông qua COC với ASEAN; cứ nghe phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Quốc hội Việt Nam vào ngày 5/11/2015 và phát biểu của ông ta tại ĐH Quốc gia Singapore vào ngày 6/11/2015 thì rõ. Chúng tôi cũng chưa thấy Trung Quốc làm gì để thể hiện điều đó, ngoài việc mua chuộc một số nước ở Đông Nam Á như Campuchia, Brunei, Malaysia… để chống lại các nước khác trong khối ASEAN. Về vấn đề hài hòa lợi ích Mỹ – Trung, thì chúng tôi thấy đây là cách Trung Quốc ve vãn Mỹ, cùng chia nhau sự thống trị Biển Đông và Thái Bình Dương, nói cách khác là mặc cả với Mỹ trên lưng các quốc gia ở Biển Đông. Vấn đề là Mỹ không/chưa/có thể bắt tay với Trung Quốc hay không thì chúng tôi chưa kiểm chứng được. Và chúng tôi lấy làm lạ là tại sao vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á mà Trung Quốc muốn thỏa thuận, hòa giải riêng với Mỹ và gạt các nước Đông Nam Á sang một bên?

8. Đối với vấn đề “China’s participation in UNCLOS”, TS. Nông Hồng nói: “Đó là một thắng lợi trong cuộc tranh đấu của các quốc gia thuộc ‘third world’ (thế giới thứ ba) cho quyền hàng hải bình đẳng và chống lại bá quyền hàng hải của các siêu cường”.

– Bình luận của chúng tôi: Thực ra thì đây là lời tuyên truyền của Trung Quốc dành cho dân của họ và cho những người theo phe họ, tuyên bố từ năm 1982, không xứng đáng để tuyên bố trong một hội thảo khoa học quốc tế, vì nó sặc mùi tuyên giáo. Danh từ “third world” được đặt ra thời chiến tranh lạnh để chỉ các nước không thuộc khối NATO hay không thuộc khối Cộng sản. Danh từ này đã lỗi thời sau khi Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Vậy nhưng trong hội thảo này TS. Nông Hồng dùng thì chắc là có ý dẫn dụ các quốc gia đang phát triển, các quốc gia nghèo yếu vì mặc cảm tự ti với các siêu cường mà về hùa với Trung Quốc. Đó không phải là một luận điểm khoa học cần có tại một hội thảo khoa học.

Vả lại, với Việt Nam và Philippines thì một mặt Trung Quốc sử dụng luận điểm này để biện bạch cho cái gọi là thắng lợi của quyền tự do hàng hải, trong khi lại liên tiếp cho tàu vũ trang “ủi chìm” tàu cá của Việt Nam và uy hiếp tàu cá của ngư dân Philippines.

Điều này được xác thực tại hội thảo là trong phần trình bày tham luận của mình, TS. James Kraska (Trường Hải quân Mỹ) đã chiếu cho cử tọa xem clip tàu vỏ thép của Trung Quốc tấn công và húc chìm tàu cá ĐNa 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng khi tàu này đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa, cách giàn khoan Hải Dương 981 do Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khoảng 17 hải lý, khiến cho 10 ngư dân Đà Nẵng bị hất xuống biển. James Kraska cũng trình chiếu clip tàu vũ trang Trung Quốc bắn canon nước dữ dội lên tàu cảnh sát biển Việt Nam. Hai clip mà James Kraska đã phản bác tất cả những gì mà bà Nông Hồng đã cố sức ca tụng về sự thân thiện, ứng xử đúng luật của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền với nước khác trên Biển Đông.

9. Phần cuối bài phát biểu, TS. Nông Hồng lại nói rằng: “Trung Quốc lo ngại và không hoàn toàn thỏa mãn với vài điều khoản trong UNCLOS, nhất là, những điều khoản về quyền ‘tự do đi lại vô hại’ trên biển”.

– Bình luận của chúng tôi: Điều này mâu thuẫn với luận điểm vừa trình bày trên đây của Nông Hồng và cho thấy: Trung Quốc “vừa đánh trống vừa la làng”. Họ dùng vũ lực tranh giành biển đảo của nước khác để xây thành đảo nhân tạo, biến những nơi này thành căn cứ quân sự tiền tiêu để phục vụ cho âm mưu thôn tính Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng rồi lại thắc mắc và lo ngại về quyền “đi lại vô hại” trên biển khi có tàu bè quốc tế đi qua những nơi này. Tức là họ lo sợ/chống lại với những quy định trong UNCLOS gây bất lợi cho hành động chiếm đóng trái phép của họ, trong khi họ từng cho UNCLOS là một thắng lợi trong cuộc tranh đấu của các quốc gia thuộc “thế giới thứ ba” cho quyền hàng hải bình đẳng và chống lại bá quyền hàng hải của các siêu cường”, mà họ là một quốc gia thành viên của UNCLOS.

10. Trong phần cuối cùng, TS. Nông Hồng đưa ra 4 lý do giải thích tại sao Trung Quốc tán thành UNCLOS, đó là:

a. UNCLOS là có lợi cho việc bảo tồn và bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải Trung Quốc và giúp mở rộng thẩm quyền hàng hải của Trung Quốc;

b. UNCLOS là hữu ích để duy trì tình trạng thực tế của Trung Quốc như là “một nhà đầu tư tiên phong” trong các hoạt động phát triển nguồn tài nguyên dưới đáy biển sâu và do đó thực hiện lợi ích lâu dài của Trung Quốc;

c. UNCLOS sẽ có lợi cho sự tham gia của Trung Quốc trong những tổ chức được thành lập theo UNCLOS và giữ vị thế của Trung Quốc trong các vấn đề hàng hải toàn cầu.

d. UNCLOS có ích trong việc định hình một hình ảnh tốt cho Trung Quốc.

TS. Nông Hồng cũng nêu 4 quan ngại với UNCLOS, đó là:

a. UNCLOS có một sự khác biệt với pháp luật của Trung Quốc (liên quan tới biển).

b. UNCLOS có thể khiến cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng, do các quy định trong UNCLOS liên quan đến việc xác định vùng đặc quyền về kinh tế (EEZ) và thềm lục địa.

c. Cần phải đưa các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vào những điều khoản cụ thể hơn.

d. Trung Quốc có những lo ngại về các quy trình giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển của UNCLOS (có thể gây bất lợi cho Trung Quốc).

– Bình luận của chúng tôi: Tóm lại là cái chi mà UNCLOS có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc tán thành, cái chi bất lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc lờ đi, bày tỏ quan ngại hoặc phản đối.

Trên đây là những gì mà TS. Nông Hồng phát biểu mà chúng tôi nghe và bình luận. Xin thông tin cho những ai quan tâm đến bài phát biểu này biết.

TRẦN ĐỨC ANH SƠN và TRẦN THỊ VĨNH TƯỜNG lược thuật từ Yale University, 13/5/2016

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Hihi, mấy ông bà trí thức này phải nấp sau ASEAN để đưa ra lời “phản biện”, chắc không dám đứng trên phương diện Việt Nam . Đơn giản vì cái xương cá công hàm mang tên người thầy kính mến của gs Tương Lai . Tớ đã dự thính (as in không “muốn” có bài tham luận) 1 cuộc hội thảo trong đó Trung Quốc đưa bản công hàm ra làm bằng chứng . Tự hào làm người Việt dể sở lun trong buổi họp đó! Những người trong cuộc hội thảo đó phải nói bản công hàm chỉ có tác dụng với phía Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều bên trong vấn đề biển Đông . As stated, có nghĩa thế giới công nhận tính pháp lý của bản công hàm, và tính pháp lý của nó có tính liên tục chừng nào Đảng Cộng Sản vẫn còn lãnh đạo .

    Chắc bà này chỉ giới thiệu chung chung, chứ không cụ thể hóa từng quốc gia .

    Trong phát biểu, TS. Nông Hồng có nói: “Leaving the legal issue aside” (đặt vấn đề luật pháp qua một bên), khiến cử tọa hiểu rằng “các nước có liên quan hãy quên chuyện luật pháp (quốc tế) đi khi muốn nói chuyện với Trung Quốc”.

    Phạm Đoan Trang cũng sêm xít, không bàn tới đạo đức .

    “ASEAN wisdom to solve the problem”

    Câu trích có vẻ không đầy đủ . Nó không có nghĩa “sự khôn ngoan của ASEAN (là cách) để giải quyết vấn đề”. Nhưng với tiếng Anh của tiến sĩ Trung Quốc, interpretation is pretty much up in the air. Nếu câu này đầy đủ, cần hỏi lại bà ta câu này có nghĩa gì .

    “Hai clip mà James Kraska đã phản bác tất cả những gì mà bà Nông Hồng đã cố sức ca tụng về sự thân thiện, ứng xử đúng luật của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền với nước khác trên Biển Đông”

    Đây là lúc bà Nông Hồng nên nêu ra bản công hàm Phạm Văn Đồng để phản bác lại, đây chỉ là đ/v Việt Nam . Không phải những nước khác . Việt Nam thì khác nên Trung Quốc cũng đối xử khác với VN.

    Chỉ xin 2 ông bà trí thức nên chú ý tới sự khác nhau giữa Việt Nam & Việt Cộng . Đúng, sẽ cực kỳ khó khăn với 2 vị, nhưng dù sao cũng phải cố gắng . Bài này tớ chấm điểm “A” for attempt. Ráng lên các em bé ngoan nào .

  2. Trung cộng đã đưa ra công hàm 1958 do tên đại diện bán nước Phạm văn Đồng ký thay bọn vẹm, trong đó công nhận chủ quyền Trung cộng như đường lưỡi bò trên biển mà Trung cộng đã tuyên bố.
    Biển Đông thì phần tiếp giáp Hoàng sa, Trường sa thuộc về Việt Nam. Việt cộng đã dâng trọn phần lãnh hải cho Tàu qua công hàm 1958 có giấy tờ đàng hoàng như thế thì có ai vào mà phản biện được.
    Nên nhớ là vẹm chưa hề tuyên bố trước Quốc tế là công hàm 1958 vô giá trị nhé.
    Có quỷ thần và bọn đầu sỏ họ vẹm mới biết còn bao nhiêu “văn tự bán nước” mà bọn vẹm ký kết và Tàu cộng đang nắm giữ. Thằng đầu sỏ đã thế rồi còn bọn tép riu ra nhãy tưng tưng để tấu hài à ?
    Vẹm đã chấp nhận giao biển Đông cho Tàu cộng. Nếu chúng ta muốn lấy lại biển Đông, thì cách duy nhất là lật đổ vẹm. Chánh quyền mới sẽ đại diện Việt Nam đòi lại Hoàng sa, Trường sa và tất cả những phần biển thuộc Việt Nam từ tay Tàu.
    Việc thiết thực nhất thì không dám làm. Toàn làm các việc viễn vông.
    Ai đó tự nhận yêu nước sao không hỏi thẳng họ vẹm: nếu vẹm đổ thừa VNCH làm mất Hoàng sa thì tại sao không trả miền nam VN cho VNCH ? Để VNCH có thể đòi lại Hoàng sa từ tay Trung cộng?
    Có thể là do ngu, có thể là do nhát. Hoặc có thể là do cả hai: vừa ngu vừa nhát.

Comments are closed.