Lương Thị Huyền
20-7-2019
Có một điều mà tôi tin rằng trong tương lai, khi phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền càng phát triển thì chúng ta càng phải lưu tâm hơn. Đó là thay vì chỉ phê bình, chỉ trích, than van, chúng ta sẽ tự hỏi mình và hỏi lẫn nhau rằng trước những vấn nạn và bất công ấy thì chúng ta làm gì?
Chúng ta làm gì? Chỉ trích nhà nước và mong chờ họ sẽ tự sửa mình, sẽ tốt hơn sao?
Tôi tin rằng những người hiểu được căn nguyên gốc rễ của vấn đề, hiểu về thể chế, chắc chắn sẽ không còn ngây thơ mà trông chờ vào lương tri, vào sự thay đổi của những kẻ bây giờ đang nắm quyền trong đảng cộng sản. Chúng ta hiểu rằng chỉ có một cách là tự mình tranh đấu và xây dựng.
Nhà nước dân chủ hay độc tài, về mặt bản chất là thế tương quan giữa người dân và chính quyền. Một chính quyền dùng toàn bộ các công cụ quyền lực để cai trị, kiểm soát người dân như ở Việt Nam hiện nay thì đó là chế độ độc tài. Chúng ta muốn dân chủ, không còn cách nào khác, phải thay đổi thế tương quan đó, phải giúp người dân mạnh lên, giành quyền lại cho mình, từ đó xây dựng một nền pháp trị. Vì thế, việc của những người mong muốn thay đổi xã hội sẽ không đơn thuần là chỉ ra xem nhà nước làm gì, sai trái, xấu xa ra sao, mà quan trọng hơn nữa là chúng ta làm gì, làm như thế nào?
Cá nhân tôi tin rằng chúng ta sẽ thắng khi ta Cùng nhau làm. Đúng việc. Đúng cách.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cùng nhau làm, đúng việc và đúng cách? Muốn cùng nhau thì phải sẻ chia với nhau một hệ giá trị cốt lõi, trong đó quan trọng nhất là sự thật. Lẽ đương nhiên ta không thể chung đường mà lừa dối lẫn nhau. Tôi luôn luôn tin rằng, nếu chúng ta không có đạo đức, không tôn trọng sự thật, thì công việc đấu tranh sẽ chỉ là vô nghĩa.
Tôi đã phải phân vân rất lâu trước khi viết bài này. Tôi rất buồn và thất vọng khi phải chỉ ra cái sai, cái không thật của những người đang đấu tranh, đang đòi công lý.
Đây là đường dẫn đến trang web của Hội Công lý cho nạn nhân Formosa, viết tắt là JFFV.
Theo đó họ thông tin như sau: “Geneva: 27/5/2019: Trước những bằng chứng mới đây về việc công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh tiếp tục xả thải hóa học độc hại vào biển và hàng triệu tấn thải rắn lan tràn, thay mặt cho hàng ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng vì thảm họa môi trường Formosa, hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa đã chính thức gửi đơn khiếu nại lên Ủy Ban NhânQuyền của Liên Hiệp Quốc để tố cáo những vi phạm môi trường của công ty Formosa qua việc xả thải làm cá chết và ô nhiễm môi trường và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề bồi thường cho nạn nhân.
Đơn khiếu nại gồm 2 văn bản:
I. Văn bản thứ nhất (Tiếng Việt, English) gồm 20 trang nêu 6 vi phạm trầm trọng của nhà nước Việt Nam; bao gồm vi phạm quyền được sống trong môi trường, bình an, trong sạch và lành mạnh, quyền hưởng thực phẩm sạch và lành mạnh, quyền được làm việc và phương tiện sinh sống, quyền được biết những thông tin và quyền được phát biểu, quyền tự do lập hội và quyền khắc phục những mất mát một cách hữu hiệu.
Đơn tố cáo cũng yêu cầu Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hãy khuyến cáo và trừng phạt nhà nước Việt Nam nếu họ không thực hiện những điểm sau đây:
1. Thành lập một Ủy Ban điều tra để tìm hiểu và đòi hỏi việc bảo đảm cho tất cả nạn nhân phải được đền bù xứng đáng về những mất mát vật chất cũng như tinh thần.
2. Thành lập một Ban điều tra độc lập gồm có những chuyên viên quốc tế tham dự để tìm hiểu ngọn ngành những gì đã xảy ra và ai là những người phải chịu trách nhiệm.
3. Thành lập nhóm làm việc của Ủy Ban Nhân quyền để tái đàm phán với công ty Formosa về tiền bồi thường cho nạn nhân một cách công bằng.
4. Nhà nước CSVN phải lập ra những luật lệ bảo đảm về môi trường và sự thanh tra chặt chẽ.
5. Nhà nước VN phải thường xuyên kiểm soát và đánh giá sự an toàn của nước.
6. Thả lập tức và vô điều kiện các tù nhân lương tâm, cũng như bảo đảm quyền phát biểu của người dân.
7. Thành lập nhóm nghiên cứu quốc tế, độc lập và chuyên ngành về những chất độc và những dung dịch độc hại để theo dõi tình trạng an toàn của nước để bảo đảm người dân có nguồn thực phẩm hải sản an toàn.
8. Yêu cầu chính phủ Việt Nam đưa ra những đạo luật với những hình phạt nặng nề đối với những người vi phạm để phòng ngừa những thảm họa môi trường như Formosa không thể xảy ra.
II. Văn bản thứ hai (Tiếng Việt, English) dài 18 trang có nội dung tương tự và được gửi tới các Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc để thành lập những Ủy Ban điều tra dưới đây:·
- Working Group on the issue of human rights and transnational corporations and other business enterprises: Mr. Githu Muigai; Mr. Surya Deva; Ms. Elzbleta Karska; Ms. Anita Ramasastry; Mr. Dante Pesce·
- Special Rapporteur on human rights and the Environment: Mr. David R. Boyd Special Rapporteur on the right to food: Ms. Hilal Elver·
- Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression: Mr. David Kaye·
- Special Rapporteur on the rights to freedom of peaceful assembly and of association: Mr. Clement Nyaletsossi Voule·
- Special Rapporteur on the implications for human rights of the environmentally sound management and disposal of hazardous substances and wastes: Mr. Baskut Tuncak
- Special Rapporteur on the right of everyone to the enjoyment of the highest attainable standard of physical and mental health: Mr. Dainius Puras
Theo thủ tục, Ủy Ban Nhân Quyền sẽ cứu xét và sẽ có thư trả lời cho hội JFFV về quyết định của Ủy Ban. Điều mà hội JFFV mong mỏi là Ủy Ban Nhân Quyền sẽ lập một nhóm điều tra để nếu họ tìm ra những vi phạm, họ sẽ có đưa ra những quyết định khuyến cáo hoặc trừng phạt tùy theo mức độ vi phạm. Chúng tôi xin cho đăng nguyên văn hai bản cáo trạng này và sẽ cho đăng bản dịch tiếng Việt trong những ngày tới”.
Đọc những thông tin này, tôi băn khoăn mãi một câu hỏi, không lẽ JFFV không biết rằng “yêu cầu Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hãy khuyến cáo và trừng phạt nhà nước Việt Nam” là một yêu cầu hoàn toàn sai khi đệ trình bất cứ bản báo cáo hay khiếu nại nào lên các Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc ư? Các Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc không có bất cứ một chế tài nào để trừng phạt một nhà nước nào trên thế giới. Liên Hợp Quốc chỉ đưa ra khuyến nghị khi xem xét có sai phạm trong việc thực hiện các Công ước mà nhà nước đó đã ký và phê chuẩn.
Khi đọc chi tiết đơn khiếu nại được đệ trình, tôi thấy thật khó để nghĩ rằng Hội “Công lý cho nạn nhân Formosa” không biết đến một điều quá sức căn bản này. Trong thư khiếu nại có những lập luận xác đáng để chỉ ra rằng thảm họa Formosa đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với môi trường sống, sinh kế của người dân. Thư khiếu nại đồng thời nói rằng nhà nước Việt Nam đồng thời cũng vi phạm nhiều điều khoản trong Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia vào năm 1982, mà trong Công ước đó, ngay tại điều 1 đã ghi rằng: Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Vậy thì nếu Liên Hợp Quốc đưa ra chế tài trừng phạt nhà nước Việt Nam như JFFV yêu cầu thì tức là Liên Hợp Quốc sẽ vi phạm chính điều khoản này trong Công ước mà họ soạn thảo.
Đến đây tôi để ngỏ hai khả năng, một là JFFV thực sự không biết những điều mà tôi chỉ ra trên đây, và như thế thì thật đáng buồn. Bởi một hội nhóm đấu tranh, tổ chức quyên góp và đại diện cho bao nhiêu bà con đi đòi công lý mà lại “ngây thơ” (hay tắc trách?) đến mức này thì bà con có thể trông chờ gì vào họ? Càng đáng tiếc hơn bởi nếu như JFFV không biết thì cũng còn rất nhiều người khác biết. Có những tổ chức Nhân quyền rất rành rẽ trong việc vận động quốc tế mà họ hoàn toàn có thể tìm đến để nhờ hợp tác, trợ giúp kia mà.
Khả năng thứ hai, đáng buồn hơn nữa, là JFFV biết nhưng họ cố tình nói sai. Họ thông tin không đúng sự thật, nói dối những người đã ủng hộ họ, quyên góp tiền cho họ, gửi gắm niềm hy vọng trong những nỗ lực của JFFV, rằng ít nhất có thể tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tế đối với một vấn đề mà nhân dân ở thế yếu hơn chính quyền khi tranh đấu ở trong nước.
Mong, rất mong JFFV sẽ nhìn nhận sự sai lầm và chỉnh sửa.
Sẽ không có trái ngọt cho một việc đấu tranh nửa vời. Và sẽ càng không có thành quả khi ta thực hiện một cuộc đấu tranh mà chính mình lại không tôn trọng những giá trị đạo đức cốt lõi nhất, không tôn trọng sự thật. Chúng ta biết để nhắc nhau, để rút ra những bài học kinh nghiệm, để tránh những sai lầm không đáng. Bởi chúng ta chỉ có thể dùng ánh sáng để xua đi bóng tối, chỉ thắng được gian tà khi ta đứng về chính nghĩa mà thôi.
Bài viết của tác giả Lương Thị Huyền lên án JFFV làm sai vì đệ đơn lên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Huyền viết : …”không lẽ JFFV không biết rằng “yêu cầu Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hãy khuyến cáo và trừng phạt nhà nước Việt Nam” là một yêu cầu hoàn toàn sai khi đệ trình bất cứ bản báo cáo hay khiếu nại nào lên các Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc ư? Các Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc không có bất cứ một chế tài nào để trừng phạt một nhà nước nào trên thế giới. Liên Hợp Quốc chỉ đưa ra khuyến nghị khi xem xét có sai phạm trong việc thực hiện các Công ước mà nhà nước đó đã ký và phê chuẩn”…
Việc đầu tiên thì phải hỏi ngay : thế nhà nước CSVN có ký Công Ước bảo vệ nhân quyền của LHQ hay không ? Câu trả lời là có, và ký kết nhiều Công Ước lắm (xin chép xuống đây một vài dẫn chứng) :
…”Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, cụ thể: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24-9-1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24-9-1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày 29-7-1980, phê chuẩn ngày 17-2-1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, gia nhập ngày 9-6-1982; Công ước về Quyền Trẻ em 1989, ký kết ngày 26-1-1990, phê chuẩn ngày 28-2-1990 và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang (ký kết ngày 8-9-2000, phê chuẩn ngày 20-12-2001) và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm (ký kết ngày 8-9-2000, phê chuẩn ngày 20-12-2001); Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006, ký ngày 22-11-2007 và phê chuẩn ngày 5-2-2015; Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ký ngày 7-11-2013 và phê chuẩn ngày 5-2-2015. Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người là nguyên tắc cơ bản của mọi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đây cũng là sự hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên”….(trích báo VN : http://www.bienphong.com.vn/viet-nam-da-tham-gia-hau-het-cac-cong-uoc-quoc-te-co-ban-ve-quyen-con-nguoi/).
Những cam kết đó nhà nước Việt Nam đã không làm nổi nhất là với thảm họa mội trường gây ra bởi Formosa.
Thảm họa mội trường Formosa là một thảm họa làm phương hại đến quyền cơ bản của con người. Theo đơn khiếu nại viết bằng tiếng Anh của Luật Sư Philippe LaRochelle (đại diện cho JFFV) nộp cho Ủy Ban Nhân Quyền LHQ, những quyền cơ bản của con người sau đây như : 1. quyền có mội trường sống an toàn, sạch, lành mạnh và bền vững, 2. quyền được bảo hiểm sức khỏe và an toàn thực phẩm, 3. quyền được có công ăn việc làm và quyền mưu sinh, 4. quyền được nhận thông tin, được tự do phát biểu và quyền hội họp, 5. quyền đang có môi trường sinh sống đã bị phá hoại cần được sửa chữa lại cho tốt đẹp. Trên 20 trang của luật sư LaRochelle, ông đã diễn bày và chứng minh đầy đủ tại sao thảm họa Formosa đưa đến sự vi phạm trầm trọng những quyền căn bản này của người dân bốn tỉnh Thừa Thiên, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Ông LaRochelle không dùng chữ trừng trị nhà nước Việt Nam mà ông dùng những chữ như : thúc dục (urge), call (kêu gọi), implore (khẩn cầu), stress, demand, suggest, recommend v.v… (không có chữ nào có thể dịch là trừng trị, do đó nếu bản tiếng Việt của JFFV dịch là trừng trị thì JFFV sẽ chắc chắn phải sửa lại cho đúng nguyên văn). Và như thế đơn khiếu nại của JFFV đến Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là hoàn toàn đúng và không có gì sai.
Thực ra đây chỉ là bước đầu trong cuộc tranh đấu khiếu nại và đòi bồi thường cho hơn 8,000 (tám ngàn) người dân sinh sống dọc 250 km bở biển từ Vũng Áng cho đến Lăng Cô. Nếu nhà nước VN sau khi nhận được khuyến cáo của LHQ mà không làm gì hết thì lúc đó chắc chắn LHQ sẽ có những biện pháp thích nghi (dựa trên những Công Ước Quốc Tế mà CHXHCN Việt Nam đã ký và cam kết). Và sau đó chính JFFV sẽ có những vụ kiện khác : họ có thể sẽ đưa Formosa ra những tòa án tối cao như Tòa Thượng Thẩm của Đài Loan cũng như Tòa Án Quốc Tế của LHQ.
Nước Việt Nam mình có thể được ví như một người thiếu nữ. Thiếu nữ này bị cưỡng bức và hiếp dâm. Nhân phẩm không còn, thân tâm tơi tả. Bất công này biết than thở cùng ai. La lên thì bị nhà nước áp đảo. May thay còn những người có tâm huyết (như JFFV, như Mẹ Nấm …) hét lên thay cho họ. Bà Huyền nếu có chút tâm huyết cho Việt Nam thì xin bà dẫn đường chỉ lối thêm cho chúng tôi theo. Để bảo vệ cho một nước Việt Nam tươi đẹp và lành mạnh cho con cháu mình sau này.
Lương Thị Huyền (là ai?), viết bài một ná hai chim:
1/ Trích “… thay vì chỉ phê bình, chỉ trích, than van, chúng ta sẽ tự hỏi mình và hỏi lẫn nhau rằng trước những vấn nạn và bất công ấy thì chúng ta làm gì?
Chúng ta làm gì? Chỉ trích nhà nước và mong chờ họ sẽ tự sửa mình, sẽ tốt hơn sao?”
2/ Lại trích “…hai khả năng, một là JFFV thực sự không biết những điều mà tôi chỉ ra trên đây, và như thế thì thật đáng buồn. Bởi một hội nhóm đấu tranh, tổ chức quyên góp và đại diện cho bao nhiêu bà con đi đòi công lý mà lại “ngây thơ” (hay tắc trách?) đến mức này thì bà con có thể trông chờ gì vào họ?
…Khả năng thứ hai, đáng buồn hơn nữa, là JFFV biết nhưng họ cố tình nói sai. Họ thông tin không đúng sự thật, nói dối những người đã ủng hộ họ, quyên góp tiền cho họ, gửi gắm niềm hy vọng trong những nỗ lực của JFFV”
Ý đồ của tác giả Lương Thị Huyền trong bài này thật rõ ràng, miễn bàn về động lực và ai là “cơ quan chủ quản” của LTH. Nhưng cần biết người đang trực diện mũi dùi tấn công của LTH chính là linh mục Nguyễn Văn Hùng, đại diện cho JFFV, người một mình tranh đấu tích cực (và hữu hiệu) cho các “cô dâu” Việt (thực chất là nạn nhân tệ nạn buôn người ở Đài Loan, và sau này là người nhận trách nhiệm tranh đầu cho ngư dân nạn “Formosa” khi hầu hết những ai quan tâm đều “bó tay chấm com”!!!
Tiện đây, mời quý bạn đọc bài này tuy không liên quan đến đề tài này nhưng cũng vui nè:
NHỮNG CON KỀN KỀN “NGUỴ DÂN CHỦ” NÚP BÓNG HAI CHỮ “DÂN TUÝ”
“Kền kền” theo nghĩa đen là một con vật chuyên rình rập để rỉa rói xác chết, đánh chén no say trên sự đau khổ, mất mát. Thuật ngữ và hình ảnh “kền kền” cũng dùng để ám chỉ những tay nhà báo bất chấp đạo đức nghề nghiệp, chuyên “dây máu ăn phần” trong hầu hết các sự kiện! Hễ thấy nơi nào có máu me, chết chóc, bắt bớ, sai phạm là bọn họ lại nhảy vào rình mò, đào bới sự việc lên để đưa tin giật tít, câu view hoặc kiếm chác lợi ích! Nói chung, “kền kền” là đại diện cho những gì độc ác, bẩn bựa nhất.
Vậy “kền kền” có khốn nạn?
Xét về nghĩa đen thì loài chim kền kền không hề khốn nạn vì việc ăn xác chết vốn là bản năng sinh tồn của loài chim này trong thế giới tự nhiên hoang dã, thêm nữa: Việc kền kền ăn xác động vật chết cũng giúp môi trường tự nhiên đỡ bị ô nhiễm! Còn nếu xét về nghĩa bóng thì những thể loại “kền kền” trong báo chí quá khốn nạn & không có lý do gì để bàn cãi!
Mặt tích cực của “kền kền”
Tất nhiên, nói “kền kền” khốn nạn không mà không ghi nhận mặt tích cực của nó cũng không đúng, vì trong một xã hội chưa minh bạch & có nhiều khuất tất như hiện nay thì rất cần những con kền kền báo chí! Đương nhiên, việc té nước theo mưa và tấn công vào những khuất tất hoặc sai phạm của cá nhân, quan chức, doanh nghiệp có nhiều sai phạm, khuất tất để kiếm chác lợi ích và dây máu ăn phần là không thể chấp nhận được, nhưng thử hỏi nếu những cá nhân, quan chức, doanh nghiệp không có sai phạm hay khuất tất gì thì liệu những con kền kền có tấn công và kiếm chác lợi ích từ họ được không? Chắc chắn là không. Và nếu không có những thể loại “kền kền báo chí” này thì liệu những thông tin về việc sai phạm của quan chức, doanh nghiệp có được “bung” ra để người dân biết hay không? Cũng chắc chắn là không. Thế nên, “kền kền kền báo chí” cũng có mặt tích cực của nó là vậy, nhất là trong một xã hội tranh tối tranh sáng và nhiều khuất tất như hiện nay.
Khốn nạn hơn cả “kền kền”
“Kền kền báo chí” vốn dĩ đã khốn nạn, nhưng dù gì cũng có mặt tích cực! Còn một thể loại khác không có mặt gì tích cực lại còn khốn nạn hơn cả thể loại “kền kền báo chí” gấp vạn lần: Đó là những thể loại bản chất vốn là kền kền nhưng khoác tấm áo “DÂN TÚY”, điển hình là Nguyễn Công Khế, Osin Huy Đức, Hoàng Hải Vân, Lưu Trọng Văn…., dưới lớp mặt nạ và bề ngoài mang danh chống tham nhũng, tiêu cực và khoác tấm áo đấu tranh dân chủ hết sức tinh vi, họ đã thành công trong việc tạo lớp bình phong che giấu bộ mặt thật của mình! Thể loại này mới là thể loại nguy hiểm nhất và khốn nạn hơn thể loại “kền kền báo chí” gấp vạn lần! Dưới vỏ bọc” DÂN TÚY” thì thể loại này vừa tha hồ kiếm chác vừa được cái danh chống tiêu cực, tham nhũng và đấu tranh dân chủ, khi phát hiện hoặc đánh hơi việc gì có thể kiếm chác, họ liên kết với nhau tạo hiệu ứng đám đông, dẫn dắt, mượn áp lực dư luận của người Dân gây bất ổn xã hội, người Dân đôi lúc bị bọn họ dùng chiêu bài “DÂN TÚY” sử dụng như con cờ mà không hề hay biết, đây mới là điều cực kỳ nguy hiểm, dễ gây bất ổn xã hội về lâu về dài, và điều nguy hiểm nhất là phần lớn người DÂN không đủ nhận thức để có thể phát hiện & nhận ra được bộ mặt thật của bọn kền kền “NGỤY DÂN CHỦ” này./.
(Fb Secret information)
Tôi nghĩ ‘trừng phạt” có nhiều cách thức trong vị thế LHQ.,chứ không
phải kiểu như nước Mỹ cấm vận một quốc gia nào đó! Nếu LHQ.đưa ra
yêu cầu VN.tôn trọng những gì họ cam kết thì cũng kể như đó là cách
trừng phạt rồi,vì như thế là làm mất mặt quốc thể của VN.!
Hay nhất là cách trừng phạt này của LHQ.Đó là khi LHQ.đồng ý cho cấm
vận môt nưóc nào đó,như trường hợp Mỹ cấm vận Bắc Hàn,Iran v.v. !
Không nên đòi hỏi phải tranh đấu QUYẾT LIỆT hơn nữa (chứ không phải
nửa vời) bởi vì như vậy là dễ bị kết án gây kích động và BẠO ĐỘNG khi
tổ chức này được TCG.ủng hộ trong khi tôn giáo này lại bị CS.tìm đủ mọi
cách để tấn công,đánh phá thông qua cái hội gọi là Hội Cờ Đỏ !
Đấu tranh ở VN.”thiên nạn vạn nan” là vậy ! Chưa đủ khó khăn hay sao
mà còn chỉ trích,thưa tác gỉả ?
Nếu điều chị Huyền viết: “Tôi rất buồn và thất vọng khi phải chỉ ra cái sai, cái không thật của những người đang đấu tranh, đang đòi công lý” là đúng, thì việc làm của “Hội Công lý cho nạn nhân Formosa, viết tắt là JFFV” sẽ làm cuộc đấu tranh ko còn chính danh dưới con mắt Quốc tế vì đã sử dụng “cái sai, cái không thật”, khi ko còn chính danh thì thất bại là hiển nhiên. Dối trá là bản chất của CS mà ta lại lấy sự dối trá để vạch trần chúng thì hóa ra ta còn tệ hơn chúng nữa sao? Đồng ý với chị: “Cá nhân tôi tin rằng chúng ta sẽ thắng khi ta Cùng nhau làm. Đúng việc. Đúng cách” và “trong đó quan trọng nhất là sự thật”. Ta ko tranh luận với CS mà chỉ viết và nói lên sự thật thì mới vạch trần sự dc dối trá của CS cho mọi ng biết. Vậy chúng ta cùng chung tay góp sức với JFFV và hy vọng mọi sự tốt đẹp sẽ đến với JFFV.