Lê Trung Việt
13-7-2019
Lu à, tau với mi không xa lạ chi nhưng lâu quá rồi không gặp. Gần đây nhất là 4 năm trước tau ra đảo Bé Lý Sơn – Quảng Ngãi, thấy mi cùng dòng tộc nằm phơi mưa nắng, thân thể bạc thếch vốn đã có từ tiền kiếp, sinh ra để giúp người qua cơn khát. Nhưng rồi nhà nước kéo điện về, xây nhà máy xử lí nước ngọt để bà con dùng, nên mi thành phế nhân, bỗng dưng bị người ta dứt tình, bỏ bê lăn lóc, dù mấy trăm năm ở xứ này, không có mi, chắc tất cả đã trở thành mồ ma.
Rồi năm 2017, tau về miền tây mùa hạn mặn, vô nhà mấy người sát biển Tây, họ kéo tau ra sau hè, nói khàn đặc giọng vì khô khát: “nè chú, mấy cái lu này cứu tụi tôi chứ nước máy không có, trữ nước mưa từ năm ngoái giờ”. Lúc đó tau thấy lòng người chưa hẳn đã gỗ đá; thấy mi trở nên lung linh như các em showbiz. Rồi tau, thi thoảng có ghé ra qua khu du lịch, thấy đời mi cũng sang, là vô đó chơi nhởi, tĩnh tâm sống chậm, làm dáng cho thiên hạ ngắm, vì đâu chỉ mi đứng một mình, mà giữa bụng mi có thêm cây chuối, khóm trúc.
Lu ơi, nói vậy để mình đồng ý với nhau rằng, thực sự mi chưa chết, dù rằng đời gọi tên mi ngày càng ít đi, bởi số phận là thứ không nói được, nó như thời cuộc vậy đó, như thơ cổ “thịnh suy như lộ thảo đầu phô” (thịnh suy như sương đầu ngọn cỏ). Nói thiệt với mi, không thấy không nhắc thì tau chẳng nhớ mi, giỏi lắm nếu ở quê tau rồi đó, nhà nào mi cũng có tên trong hộ khẩu, mi dùng để hứng nước mưa vì lúc đó làm chi có nước máy; nước giếng thì đóng phèn. Tau nhớ khi giếng đá ở làng được làm, sau một đêm, nhà tau dứt tình với mi, ông già nói thôi khỏi trữ nước nữa, để lâu lăng quăng tụ, sinh muỗi, cáy bẩn cũng nhiều.
Hồi đó nhà trồng chuối trồng nhiều, mi được luân chuyển vị trí, trách nhiệm sang làm nơi ủ, giấu chuối cho máu chín. Thộn nện vô bụng mi một mớ rơm, quăng buồng chuối vô đó, thắp 3 cây nhang rồi đậy nắp lại. Một tuần, nửa tháng sau, mở nắp ra, mùi chuối chín, mùi rơm, váng vất hơi nhang, hòa quyện đánh thức khứu giác vị giác như sóng biển… Ở biển miền Trung, thì mi dùng để chứa cá cơm làm mắm.
Dẫu sao cũng vẻ vang phải không Lu? Dẫu có bữa tau thấy ghe khẳm chở mi, hỏi thì bạn nói ở Lái Thiêu đó, chở về miền tây, chứ ở đây ai mà dùng. Lu bị lãng quên, mà tau chắc kẻ sinh ra từ đất và lửa như mi, bụng dạ không lưu vết dấu của cái gọi là danh phận, tuổi tên, ba cái đồ đó là đồ yêu, báu chi.
Nhưng Lu ơi, mi nghe rõ không, hôm qua, tên mi được xướng trân trọng giữa cuộc họp HĐND TP HCM. Người gọi tên mi không phải là nông dân chân đất như tau hay như bao kẻ con nhà nông bỗng nhiên nhớ ngày cũ, mà là Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân – Trưởng Khoa Đô thị học Trường Đại học KH XH và NV TPHCM, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học – Nhân học TP.HCM. Mi nghe rõ chưa, đã không hả Lu, phận đất cát như mi là được bậc thức giả gọi tên trang trọng, hiến kế cho chuyện trăm năm dai dẳng vĩ mô không lối thoát ở Sài Gòn. Kinh! Người này nói, gọn thế này: Mỗi nhà nên dùng một cái Lu để chống ngập!
Ê Lu, mi dừng bớt cơn sung sướng lại nghe, xí thôi, nghe tau hỏi cái ni, tau tin là mi nói thiệt, nhớ nghe: Kiếp mi sinh ra, hồi mô tới chừ, cha mẹ ông bà đến lũ bội bạc có tên là Người, có khi mô bắt mi làm gánh cái chuyện chống ngập chống lụt cho triều cường, mưa lớn không? Mi mà gật, tau nói thiệt, tau đập bể đầu mi liền.
Xin lỗi Lu, tau nóng nên nói rứa, nhưng chừ nghe tau hoảng, thời buổi lộn lạo, mọi giá trị biến hình hết, không lẽ mi ngủ một đêm thành vương tướng, thành kẻ cứu rỗi thế gian ở thành phố hơn 10 triệu dân khốn nạn vì ngập này hả Lu? Có thiệt không Lu? Ủa, chứ mi học bơi, học phép thần thông biến bụng mi thành bụng Thạch Sanh, ăn mấy chứa mấy cũng không hết từ bao giờ, để bây giờ mi đảm đương trọng trách mở đường máu cứu dân lành khỏi chết nước, cái chuyện mà mấy chục năm qua, hàng chục ngàn tỷ đồng, hàng triệu cái đầu từ bậc tiến sĩ giáo sư nước trong nước ngoài đến phận cắm đầu suốt ngày chạy xe hít bụi lội nước như tau như bao người quanh tau, đổ vào đó, trăm phương ngàn kế tìm cách thoát ngập, mà nghĩ không ra?
Ô hô, Lu ơi, tau và đồng nhân, đắc tội to với mi rồi, nhà có vàng mà đi đào tận đâu đâu. Mà ê Lu, mi đang ở Lái Thiêu, đang ở chỗ mấy cơ sở làm gốm, gạch hay đã đón xe đò lên Sài Gòn, hiên ngang đi vào biệt thự, chung cư, nhà cấp 4, công sở, thay áo mão để “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”? Nếu chuẩn bị đi, tau khuyên mi từ bỏ ý định. Nếu đã đi, thì con ơi, nhảy xuống đi, thà què cẳng hơn là tan xác.
Mi hỏi lại răng hả, thì đây, cái đầu đất, tau nói lại mi nghe:
Lu, ở nhà quê là hứng nước mưa để dùng vì nước sạch khan hiếm. Còn tắm thì tắm sông, kênh; nước mưa để dành nấu nướng. Lúc đó quê không bị bê tông, kênh mương chưa bị lấp, nước chảy vô tư, chẳng ai thèm nghĩ chống ngập chống lụt. Bởi dung tích chứa được 1 m3 của Lu, mưa tành banh như cầm chĩnh đổ, mấy Lu cho đủ.
Sài Gòn, ngập là do những cái đầu thông minh tương tự như người bỗng dưng nhớ Lu, phá; rồi do dân vô ý thức xả rác. Kênh, rạch bị phá hết; nhà cửa xây vô tội vạ, bít hết hệ thống thoát; triều cường ngày một cao; vũ lượng mưa ngày càng lớn… Không ngập mới lạ.
Bà đại biểu HĐND kiêm PGS.TS trên không biết thương mi thiệt hay hại mi, mà dụ thiên hạ kéo rước mi mô ở? Mi có biết (mà mi biết rồi, tau nói thêm thôi), mi chừ lăn tăn vài ba chỗ ngồi làm cảnh, kiểu như đánh thức hoài miện chân quê ở các Resort. Khách sạn, biệt thự, chứ làm chi mi rúc vô được nhà riêng người ta mà ở. Thành phố, tấc đất tấc vàng, một m2 làm được bao nhiêu chuyện, nước máy vô tư, ai chứa mi làm chi? Xu hướng đô thị là làm chung cư, mỗi bloc cả ngàn người, mỗi m2 cả gần 100 triệu, mi đáng mấy đồng bạc mà bày đặc son xen hả con ? Mà này, chưa hết đâu nghe, ở thành phố khác nhà quê, ngập kệ, cha chung không ai khóc, không có cửa đâu con ơi.
Mi nhớ chưa, người đề xuất phong thần cứu nhân độ thế cho Lu là Trưởng khoa Đô thị học của trường danh giá nhất thành phố này. Xin lỗi Lu, dù có quen thân, nhưng tau nói thiệt với mi, tau nghi tư duy bà này lắm, thiên hạ, lớp trẻ nói gọn là “trình”. Phụ trách khoa Đô thị, chắc là có liên quan chính đến chuyên môn xây dựng, chống ngập, dẫu có tình thương mến thương Lu, lòng dạ không ngừng hướng về văn hóa, nhưng không thể đem Lu ra mà bàn. Tau nói thiệt, giả như nhà nào bây giờ cũng có Lu, thì y như con nít bày đồ hàng chơi. Chống ngập kiểu đó, là phát kiến thế kỷ, Lu hè?
Mình ngồi ghế đại biểu của dân, lại là có hàm vị khoa học, nói cái chi cho ra cái nấy về khoa học, căn cơ, hiệu quả, khả thi để góp cùng thành phố giải bài toán hóc búa này, chứ không phải hứng lên nói cho vui (ê, mà tau tin không hứng nghe, chắc có suy nghĩ kỹ, mà nếu đúng vậy, thì tư duy này chắc có bà con đúng với cái tên mi, Lu hỉ). Tư duy kiểu đó, khác nào là cười cượt, mỉa mai, hoặc nó phản ánh đúng não trạng điều hành đô thị kiểu như cái Lu, không hơn không kém. Làm đại biểu hội đồng, đại diện cho dân, không biết bà đã cho thử nghiệm cử tri nơi mình ứng cử thử xài Lu chống ngập chưa mà nói vậy ta? Suýt nữa quên, bà này là cô giáo đại học nghe, tầm đó hướng dẫn tiến sĩ nghe. Sợ!
Tau đang lo, nếu ngày mai thành phố yêu cầu khuyến khích mỗi nhà mỗi công sở xài một Lu, lấy đó làm tiêu chí thi đua, thì Lu ơi, tỉnh lại nghe con, đời con không lên hương đâu, đừng lầm mà sang chảnh sớm, mang mi về, để đó không xài, nước rúc nào, sinh muỗi sốt xuất huyết, người ta điên đầu lấy cái búa phang cho một chưởng, lúc đó mi thành mảnh sành, thành rác, lại ném ra đường lây ngập nước, thiên hạ lại được phen chì chiết: Ngập cho Lu. Hu hu, lúc đó thì tau không thèm khóc cho mi nữa, mà tặng mi một chữ: Ngu !
Lời dài, tình dài. Thương mến.
Trung Việt
Nguồn: Trần Tuấn
Ghi chú: Tựa bài do Tiếng Dân đặt
This is a Black Humor in Communist Vietnam. Maybe Communist Leaders in Vietnam ( Messrs. Nguyen Phu Trong, Nguyen Xuan Phuc, Tran Quoc Vuong and Mme KimNgan…) LIKE this idea ( Using Jars to Prevent Flood ).
Tôi nghĩ chị này chắc chắn là có cái lu “siêu to khổng lồ”….vì nhìn cái “khuôn trăng đày đặn” của chị ấy là hình dung ra ngay thôi, vì ta đã có câu “cái mặt làm sao thì cái….lu làm vậy” hay “mặt sao…lu vậy” đó mà.
Nhà có lu….to thì chống lũ lụt tốt, còn nhà có ….lu bé thì chống lũ lụt ….ít tốt hơn, chỉ có điều là lu của nhà giàu, của PGS-TS thì vừa đẹp, vừa….múp, còn lu nhà khó thì chắc là vừa “nhăn nhó” vừa xác xơ, nhưng nói chung thì …lu nào cũng chứa được….nước cả thôi.
Nịnh lu đến thế là cùng.
Nếu cẩn thận, tác giả nên mở một cái ngoặc thiệt bự ” Lu (không có dấu sắc )…”kẻo bọn phản động nó bỏ thêm dấu vào, thì lôi thôi to.
Cái LU và cai LON cả hai đều là cái. Tháng trước sáng kiến ra cái LON tháng sau sáng kiến ra cái LU. Cả hai sáng kiến đều của hai con mụ GS TS (không phải hai Bà).
Sợ GS TS lắm rồi!!
Nói tới cái lu mới thấy ngu.
Văn hóa bản địa: https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/Trong-mat-ma-bat-hinh-dong-3026/
Giải pháp “lập chống ngu” lu chống ngập nuôi muỗi của bà tiến sỹ cần được nhân rộng và “lan tỏa”, cũng là cơ hội để cho báo quốc doanh múa bút giải tỏa cơn bí tiểu không có đề tài lên khuôn.
Than ôi thời buổi dân trí đỉnh cao.