Chí Lò Vương Ngọa Triều

Nguyên Đại

16-5-2019

Năm 1005, vua Lê Đại Hành băng hà. Thái tử Lê Long Việt được chỉ định nối ngôi. Người em là Lê Long Tích khởi binh tranh ngôi với anh. Hai bên giao chiến, Tích thua trận chạy vào nam, thuộc khu vực nước Champa thời bấy giờ, sau đó Tích bị người Champa giết chết. Long Việt lên ngôi, nhưng bị một người em khác là Lê Long Đỉnh (Đỉnh còn có tên khác là Lê Chí Trung, cũng lại “Chí”) cho người thuốc chết; cướp ngôi vua.

Sử ký ghi lại, Đỉnh rất tàn ác, đã sai lính bắt trói và chôn những người đã từng chống đối ông xuống bờ sông lúc thủy triều rút xuống. Đỉnh hạ lệnh là chỉ chôn đến ngực, để khi triều dâng, nhưng người này bị chết từ từ trong kinh hoàng và đau đớn.

Sau này Đỉnh bị bệnh trĩ, không ngồi được, nên sai người khiêng luôn cái giường ra để Đỉnh nằm nghe tấu trình và phán định công việc triều chính (có sách lại nói rằng, Đỉnh không ngồi dậy được vì hoang dâm quá độ). Trong lịch sử Việt nam, chỉ có Đỉnh là nằm thiết triều, nên dân gian đặt tên ông là vua Lê Ngọa Triều.

Long Đỉnh làm vua được 4 năm thì mất. Lý Thái Tổ lên ngôi, mở đầu triều đại Nhà Lý, một thời kỳ thịnh trị trong lịch sử Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử và cũng là duy nhất, lấy công làm thủ, đại tướng Lý Thường Kiệt đã đem quân nam đánh bại các quân Tống đang đồn trú ở hai tỉnh biên giới phía Bắc Việt nam, phá vỡ kế hoạch xâm lăng Đại Việt.

Lịch sử có vẻ tái diễn sau 1000 năm ở Đông-Lào, lần này là sau khi Tấn Dung thất thế chạy vào miền Nam (xưa thuộc nước Champa). Đại Quàng lên ngôi, nhưng không bao lâu thì bị trúng độc mà chết. Lu Trong thay Đại Quàng, lên ngôi tước hiệu là Lu Trong Vương. Khác với Long Đỉnh, người đã dùng thủy hình với những kẻ không theo ông ta, Lu Vương dùng hỏa hình, các quan lại trước đây không phò Lu Vương, lần lượt bị đưa vào “lò”.

Thắng thế ở phương bắc, Lu Vương cùng bộ hạ trực chỉ vào nam, vào cứ địa của Tấn Dung, bất ngờ bị té quỵ, phải nằm trong phòng kín. Khoảng 2 tuần sau, Lu Vương đã tỉnh dậy, cũng giống như Long Đỉnh, Lu Vương chỉ huy việc “hỏa hình”, đốt “lò” từ giường bệnh của mình.

Sau một tháng, Lu Vương đã tỉnh hẳn, tiếp tục dụng hỏa hình, đưa vào “lò” các quan lại không cùng phe cánh. Cao tuổi và vừa tỉnh dậy sau trận đột quỵ, nên khi thiết triều, Lu Vương phải dùng dây để buộc mình vào ghế cho an toàn. Một dụng cụ đặt biệt được các ngự y đeo vào tay Lu Vương có tác dụng phòng độc.

Triều đại của Lu Vương, các quan lại kẻ thì bị trúng độc, người thì bị đưa vào “lò”, kẻ thì trốn chạy qua các nước Tây phương. Dù vậy, Lu Vương bất chấp tuổi cao, trọng bệnh, quyết chí đốt “lò” cho bằng được. “Củi” tươi hay khô gì, đốt được là Lu Vương cho vào “lò” tất, nên dân gian đặt tên là Chí-Lò Vương, hay ngắn gọn hơn: Lò Vương.

Ghi chú của tác giả: Tượng Lê Long Đỉnh, nếu cạo hết râu, rất giống Lu Vương.
Bình Luận từ Facebook