Tránh đưa những thứ xấu xí vào Đà Lạt hay bảo vệ Đà Lạt khỏi sự xấu xí?

Thành Cao Mpa

31-3-2019

Đó là chủ đề tranh luận của giới kiến trúc sư thế giới mà đặt biệt là giới kiến trúc sư Pháp khi nói về Đà Lạt trong thập niên 1930s. Chủ trương của kiến trúc sư Hébrard là “ tránh đưa những thứ xấu xí vào Đà Lạt”, nhưng kiến trúc sư Pineau* thì thực tiễn hơn ” Bảo vệ Đà Lạt khỏi sự xấu xí” nhưng theo một cách khác.

Kiến trúc sư Hébrard (tác giả đồ án quy hoạch Đà Lạt 1923) cố gắng phát triển Đà Lạt, mở rộng Đà Lạt để trở thành thủ đô ở Đông Dương, còn kiến trúc sư Pineau (tác giả đồ án chỉnh trang Đà Lạt 1933) thì mong muốn Đà Lạt là thành phố vườn, thành phố phải được bảo tồn cảnh quan, Đà Lạt phải là trung tâm nghĩ dưỡng. Ông để lại một không gian quan trọng nổi tiếng và quan trọng cho Đà Lạt là vùng bất kiến tạo (cấm xây dựng).

Kiến trúc sư Pineau đưa ra quan điểm bảo vệ thiên nhiên và đường địa hình tự nhiên, bảo vệ và mở rộng không gian quanh hồ lớn. Ông không cho phép xây dựng các công trình xung quanh mặt hồ để tránh ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm cảnh quan quanh hồ. Ngay cả động vật ông luôn bảo vệ đàn nai tha thẩn trên thảm cỏ của khách sạn Langbiang Place, bảo tồn những khòm thông độc đáo trong thành phố.

Nếu như không có đồ án quy hoạch của Pineau thì không có đồi cù cho Đà Lạt ngày hôm nay. Nếu kiến trúc sư Hébrard đề xuất phân lô khu đất số 24 Trần Hưng Đạo thì kiến trúc sư Pineau đề nghị giữ nguyên hiện trạng thông ở đó và hiện nay rừng thông đó vẫn còn được bảo vệ mà không có căn biệt thự nào ở số 24 Trần Hưng Đạo.

Kiến trúc sư Hébrard chú trọng về sự đồng nhất của các biệt thự ở Đà Lạt ( mẫu giống nhau), ông mong muốn nó đồng nhất như các biệt thự ở Pháp và châu Âu (bê nguyên những mẫu biệt thự ở Pháp sang) trong các khu phố thì Pineau lại hưởng ứng đa dạng kiến trúc.

Nhờ quy hoạch 1933 của Pineau mà số biệt thự tư nhân ở Đà Lạt tăng vọt với kiểu dáng phong phú đa dạng, nổi tiếng cho tới tới ngày nay. Ông chú trọng triệt để trong việc bảo vệ thiên nhiên. Kiến trúc sư Pineau cho rằng Mọi di dời, giải tỏa theo quy hoạch ở Đà Lạt chỉ đảo lộn cuộc sống của người Việt bản xứ mà thôi. Ông đề xuất chỉnh trang khu Hòa Bình và thiết kế chợ Gạch (rạp hòa Bình – 1934-1935) thay cho chợ cây bị cháy. Nhìn kiến trúc rạp hòa bình những năm 1940 -1955 chúng ta thấy công trình có tỉ lệ vàng rất hài hòa với cảnh quan xung quanh, với các ô phố thương mại, tỉ lệ cân xứng, các chi tiết lam lấy từ ý tưởng đỉnh núi Langbiang. Phong cách kiến trúc cách tân không giống như chợ Đồng Xuân, Bền thành, cần Thơ, Sa Đéc theo phong cách cổ điển giống như ở nước Pháp. Ông đề xuất vật liệu xây dựng mới hoàn toàn cho mặt đứng công trình (tô đá rửa).

Các nhà quy hoạch người Pháp quy hoạch bảo tồn Đà Lạt không chỉ dành cho người Đà Lạt mà còn cho khách tham quan du lịch. Ngay cả khi Đà Lạt phát triển nhất, báo chí Đông Dương đã từng lên tiếng chỉ trích việc xây dựng biệt thự ào ạt làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên này. Chê bai bộ mặt đô thị Đà Lạt nhiều nhất là cây bút ký tên tắt A. D.. Tác giả này từ năm 1930 từng viết bài trên tờ Extrême-Asie chế nhạo các kiến trúc pha trộn phong cách bản địa ở khắp Đông Dương. Thực tế, tác giả đã bài xích triết lý thiết kế của chính Hébrard. Pineau đến Đông Dương với các khái niệm quy hoạch đô thị hiện đại, khoa học kỹ thuật và xã hội.

QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC NÀO CHO KHU HÒA BÌNH ĐÀ LẠT VÀ DINH TỈNH TRƯỞNG.

Khai thác hiệu quả các khu phố quanh Rạp Hòa Bình và cảnh quan thiên nhiên tại dinh tỉnh trưởng là tạo một môi trường có tiềm năng nhằm cung ứng đầy đủ mọi nhu cầu cho khách du lịch và cư dân địa phương. Tính chất nào cũng phải tôn trong yếu tố tạo nên lịch sử Đà Lạt đặt biệt là khu Hòa Bình. Khai thác di sản kiến trúc ở Khu hoà bình phải bảo lưu được giá trị gốc của nó. Khai thác phải bảo lưu được tính nguyên thủy mà vẫn phát triển được kinh tế. (khai thác gắn liền với bảo tồn, tôn tạo). Khai thác di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên ở khu Hòa Bình phải hiện đại hóa các dịch vụ đô thị trong vùng di sản kiến trúc và cảnh quan chứ không phải đập cái cũ xây cái mới. Chúng ta để cái cũ mai một, biến dạng, xộc xệch đi, méo mó đi là lỗi của chúng ta, không phải lỗi của công trình và hoàn cảnh sống đương đại của nó.

Khai thác di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên ở khu Hòa Bình và Dinh tỉnh trưởng phải đảm bảo được sự hòa nhập với cuộc sống, phải đảm bảo sự thích nghi với các nhu cầu tiến bộ của cuộc sống hiện nay nhưng phải giữ cho được giá trị lịch sử văn hóa mà nó vốn có.

Việc khai thác di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên ở khu Hòa Bình và Dinh tỉnh trưởng chính là khai thác tiềm năng của nó mới đem lại tính bền vững lâu dài. Chỉnh trang đô thị khu Hòa Bình và dinh tỉnh trưởng phải giữ cho được sắc thái riêng, đảm bảo được tính truyền thống, tôn trọng được hình thái đô thị Đà Lạt. Chứ không phải chỉnh trang để có đất bán lấy tiền xây dựng hạ tầng.

Hiệu quả khu Hòa Bình phải đảm bảo rằng không phá vỡ nét truyền thống của Đà Lạt. Không xáo trộn cuộc sống của cư dân bao đời gắn bó với khu Hoà bình. Vấn đề chỉnh trang đô thị khu Hòa Bình phải kế thừa quá khứ trên cả hai bình diện kinh tế và văn hóa. Không thể đặt nặng yếu tố kinh tế mà bỏ đi giá trị văn hóa lịch sử của Đà Lạt.

Rạp Hòa Bình cần được trùng tu nguyên tạng ban đầu như năm 1937 để xây dựng sắc thái riêng cho Đà Lạt. Ngày nay chúng ta không thể bê nguyên xi một trung tâm thương mại thế giới hoặc một khải hoàn môn vào khu hòa bình như ý tưởng của Kiến trúc sư He’brad vậy thì phải làm sống lại khu Hòa Bình bằng cách bảo tồn nó trên nguyên tắc chỉnh trang có chọn lọc và cung cấp cho nó cuộc sống mới.

Vấn đề bảo vệ di sản phải được tiến hành song song với vấn đề xây dựng mới.

(* Kiến trúc sư Pineau là kiến ​​trúc sư hạng nhất của Công trình công cộng Đông Dương (1930-1945) và Phó Giám đốc Sở Kiến trúc và Quy hoạch Hà Nội (1941-1944). Đồng thời, ông là giảng viên của Trường Mỹ thuật Hà Nội (1931-1933) và là giáo sư biệt phái tại Trường Kiến trúc ở Sài Gòn.
Từ Hà Nội, ông là phóng viên của Đại hội Kiến trúc Hiện đại Quốc tế (CIAM), và thường xuyên tiếp xúc với các nhân vật chủ chốt của các xu hướng mới trong chủ nghĩa đô thị như Sigfried Giedion, người Hà Lan Cor van Eesteren hay người Argentina Carlos della Paolera, trước đây bạn cùng lớp tại Học viện Parisururisme de Paris. Do đó, Cor van Eesteren trình bày với CIAM của Athens, vào năm 1933, một báo cáo của Pineau về thành phố Đà Lạt.

Pineau hoạt động chủ yếu dựa trên kế hoạch phát triển và mở rộng các thành phố ở Việt Nam và Lào: Đà Lạt (1932-1933), đại lộ của nhà ga ở Phnom-Penh (Campuchia, 1933), Viêng Chăn (Lào, 1935) các huyện Bay-Mau, Sinh-Tu, Nghĩa trang châu Âu, Viện Pasteur (1941) và Tourane (1944) tại Hà Nội.

Kiến trúc sư Pineau đã để lại 38 hộp lưu trữ (trong số 55hộp) được dành cho khóa học lịch sử chung về kiến ​​trúc từ năm 1945 đến 1966 tại Đại học Sài Gòn (ghi chú viết tay, trích dẫn, trích đoạn tạp chí, kế hoạch – cái này là tính cách rất Pineau), mười hai hộp khác thu thập tài liệu cho một dự án của một cuốn sách về nền văn minh An Nam. Nhiều hộp chứa các slide có lẽ liên quan đến việc giảng dạy của ông ấy và một chút về Việt Nam.)

Bình Luận từ Facebook