Từ Sa Huỳnh đến… Lộc Hưng!

Đỗ Thành Nhân

16-2-2019

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng từng nói “Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” (“chúng ta” trong ngữ cảnh này được hiểu là quan chức).

Câu nói phản ảnh đúng bản chất chế độ đảng độc quyền lãnh đạo: luật pháp sinh ra chỉ để trừng phạt người dân.

Cứ tưởng câu nói đó đã là sự khốn nạn tột cùng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa!

Nhưng chưa đâu. Câu nói trên là của quan chức cấp trung ương; xuống nhiều địa phương được vận dụng thành “Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

I. Dẫn chứng từ Sa Huỳnh

Nhà máy rác Sa Huỳnh gây ô nhiễm, người dân bức xúc phản ứng tập thể như chặn xe chở rác, gây ách tắc giao thông.

Lẽ ra phải đối thoại giải quyết bằng dân sự, hành chính, thì ông Trần Ngọc Căng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về Sa Huỳnh chỉ đạo Công an tỉnh xử lý những kẻ cầm đầu kích động (clip 1); điều này càng làm cho người dân phẫn nộ có khả năng dẫn đến manh động. Trong khi lỗi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước không tuân thủ đúng các quy định pháp luật về đầu tư, môi trường.

Publiée par Đỗ Thanh Nhân sur Vendredi 15 février 2019

Như vậy: “Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai”.

Người dân càng bức xúc, quyết hơn thua đủ với chính quyền vì đằng nào cũng chết bởi phải sống trong môi trường vô cùng ô nhiễm. Dân tập trung gây cản trở giao thông, vây ép tạo áp lực với chính quyền cấp xã, thậm chí còn có cả bom xăng, làm tình trạng tồi tệ thêm … Vậy là chính quyền có lý do bắt người.

Kết quả là nhiều người đã bị bắt giữ (congan.com.vn/tin-chinh/quang-ngai-thong-tin-vu-chan-xe-vao-nha-may-rac-tren-quoc-lo_61381.html).

Như vậy: “Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” (đương nhiên)

Không còn gì để mất, Người dân tiếp tục đấu tranh để buộc chính quyền phải điều tra, công bố các sai phạm của nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước liên quan trong quá trình thực hiện dự án (clip 2).

Publiée par Đỗ Thanh Nhân sur Vendredi 15 février 2019

Vụ việc chưa kết thúc, hệ lụy còn kéo dài, khi những người dân bị đẩy vào đường cùng buộc phải đấu tranh và bị bắt giữ. Vào tay công an nếu không chịu tự tử thì phải nhận tội theo yêu cầu, con đường tiếp theo là tù đày.

Ai là người phải chịu trách nhiệm đã đẩy người dân vào tù ?

II. Đến Vườn rau Lộc Hưng

Nhìn rộng ra trên bình diện xã hội của Việt Nam thì Bãi rác Sa Huỳnh và Vườn rau Lộc Hưng cũng có những nét tương đồng:

1. Sa Huỳnh là vùng cộng sản qua 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ; còn Lộc Hưng là cộng đồng thiên chúa giáo qua các thời kỳ. Người dân gắn bó với nhau qua nhiều thế hệ.

2. Người dân Sa Huỳnh và Lộc Hưng đều bị tước đoạt những quyền sống căn bản là môi trường sống và đất đai.

3. Nguyên nhân đều xuất phát từ cái sai của chính quyền. Nhưng ban đầu chính quyền không nhận sai mà theo quan điểm “Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai”.

4. Cùng đường, người dân Sa Huỳnh và Lộc Hưng sẽ đấu tranh, bị quy chụp cho những hành vi vi phạm pháp luật để trừng phạt theo đúng quan điểm “Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”

5. Dư luận, đặc biệt là mạng xã hội Facebook ủng hộ mạnh cho người dân Sa Huỳnh và Lộc Hưng.

Tuy nhiên,

Người dân Bãi rác Sa Huỳnh đã đoàn kết đấu tranh, Và bước đầu thành công.

Người dân Vườn rau Lộc Hưng hãy nhìn ra Sa Huỳnh – Đức Phổ – Quảng Ngãi, và cũng nên học tập tư tưởng của “người”:

“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất đất, không chịu sống trong môi trường ô nhiễm.”

Mong bà con Vườn rau Lộc Hưng sẽ có ngày được như bà con ở Bãi rác Sa Huỳnh.

Tất nhiên, sự đấu tranh nào cũng phải trả giá, bởi vì quan điểm của chính quyền cai trị “Nếu chúng ta sai, thì cài bẫy cho dân sai. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” – đằng nào người dân cũng phải sai, chấp nhận hy sinh.

Sẽ có người bị bắt bớ, tù đày nhưng được nhân dân kính trọng. Sự hy sinh này là cái giá phải trả để có được một xã hội minh bạch, một môi trường trong sạch.

Các bài viết liên quan:

– Dấu ấn TRẦN NGỌC CĂNG

– THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT: Ngoài pháp lý ra còn có đạo lý!

– THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT: Vườn rau Lộc Hưng

– THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT: Trách nhiệm của chính quyền 

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Nguyễn Duy

    con ơi mẹ dặn câu này
    cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)

    Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
    cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
    có con dấu đóng đỏ tươi
    có còng có súng dùi cui nhà tù

    cướp xưa lén lút tù mù
    cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
    con trời bay lả bay la
    cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng

    dân oan tuôn lệ ròng ròng
    mất nhà mất đất nát lòng miền quê
    tiếng than vang động bốn bề
    cướp từ thôn xóm tiến về thành đô

    ai qua thành phố Bác Hồ
    mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
    bây giờ mẹ phải dặn thêm
    quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

    Nguồn Mạng

  2. Học Giả: Thái Bá Tân

    Mục đích của cách mạng
    Vô sản và công nông
    Là thông qua bạo lực
    Biến của tư thành công.

    Khi cách mạng thắng lợi,
    Nhanh chóng hoặc từ từ,
    Các quan chức cộng sản
    Biến của công thành tư.

    Cộng sản gây đau khổ
    Cho hàng triệu, triệu người
    Rốt cục để mang lợi
    Cho một số ít người.

    Một sự thật chua xót –
    Các vấn đề của ta,
    Cách này hay cách nọ,
    Từ cộng sản mà ra.

    Nguồn Mạng.

  3. HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.

    Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)

    Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
    nhân dân đây
    cái gốc quốc gia này.

    Bán mặt cho đất
    bán lưng cho trời
    nhân dân mẹ cha
    nhân dân ông bà
    nhân dân tổ tiên
    nhân dân nguồn cội
    hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.

    Mảnh đất truyền đời
    chát mồ hôi
    đắng máu
    lớp lớp anh hùng áo vải
    lớp lớp xác người giữ đất
    vẫn nhân dân.

    Sao nên nỗi người cày không có ruộng
    luật hoang vu hoang hóa nhân tình?

    Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
    ăn quả trên cành tè axit gốc cây?

    Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
    ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?

    Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
    nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?

    Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
    tự biến thành thù địch trước nhân dân?

    Lai tỉnh
    hỡi lương tri
    lai tỉnh!

    (*) Lật thuyền mới biết dân là nước
    (Quan hải, Nguyễn Trãi)

    Nguồn Mạng.

Comments are closed.