Tại sao tôi hay nói đến cái chết?

FB Đỗ Cao Cường

27-12-2018

Trong một lần xây mộ cho người bà của mình, tôi có hỏi nhỏ cậu em rể đang làm việc ở tỉnh Quảng Ninh là mấy nhà máy ở đó có ô nhiễm không? Không chỉ cậu em đó, mà cả một cậu em rể khác đang là thư ký tòa án (có ông bố là chánh án tòa án tỉnh mới phát hiện bị ung thư) nói với tôi rằng ở đâu chẳng ô nhiễm, anh nói ra được gì? Và tôi cũng chỉ biết thở dài rồi im lặng.

Các bạn biết đấy, trong suốt chiều dài lịch sử, dựng và giữ nước, chưa bao giờ môi trường sống ở Việt Nam bị đe dọa như hiện nay, chưa bao giờ tính mạng con người rẻ rúm như thế này.

Tôi nhớ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói “không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế”, nhưng là một người trẻ dấn thân, có thể đi vào các vùng ô nhiễm nhiều hơn bất kỳ giáo sư, tiến sĩ nào, tôi phải đau đớn mà nói rằng có lẽ không còn môi trường trong lành để đánh đổi, những lời tâm huyết của thủ tướng đang dừng ở chiếc bánh vẽ.

Tôi cũng mới lang thang một mình tới rất nhiều nhà máy nhiệt điện, thật buồn vì bản thân trở về trong tình trạng đau ốm, tài liệu quan trọng bị lấy mất, thiết bị tác nghiệp hư hỏng…

Nhưng những điều đó không buồn bằng việc người thân của các nạn nhân đang bị ung thư chờ ngày chôn cất… họ đã tránh mặt tôi.

Trong khi mọi thứ tôi làm đều tự nguyện, tôi đang chịu nguy hiểm thay cho gia đình, quê hương, giống nòi của họ.

Tôi cũng đã phải lựa chọn con đường tác nghiệp độc lập, vì không muốn các tòa soạn, trí thức hai mang lợi dụng mình, để tôi có dịp truyền tải thông điệp của người dân một cách trung thực, nhưng cũng đồng nghĩa mức độ an toàn của tôi bị đe dọa hơn bao giờ hết.

Có người hỏi tôi rằng, sao viết bài tôi hay nhắc tới từ ‘chết’ thế, tôi cũng chỉ biết trả lời với họ là… nghĩ đến cái chết để giúp tôi sống tử tế hơn, và dân tộc này cũng vậy.

Công cuộc đốt củi ở Việt Nam – Trung Quốc đang trong giai đoạn cháy hừng hực, mấy năm nữa, khi tổng bí thư kiêm chủ tịch nước chết đi thì những cánh rừng tham nhũng mọc nhiều hơn hiện nay, và khi đó tất cả đã quá muộn.

Xét cho cùng, môi trường ô nhiễm, giống nòi bị đe dọa, sự tử tế của người dân mất dần đi đều xuất phát từ yếu tố thể chế cùng năng lực điều hành của chính quyền. Tôi hy vọng những người đang đứng trên đỉnh cao quyền lực sớm có suy nghĩ giống mình, mong các vị thường xuyên nghĩ tới cái chết để hạn chế sự tham lam, ngộ nhận, độc tài, non nớt, để quay đầu vào bờ, làm một điều gì đó tử tế, giúp các thế hệ cháu con được sống, sống đúng nghĩa con người.

Mời xem clip:

Tại sao tôi hay nói đến cái chết?Trong một lần xây mộ cho người bà của mình, tôi có hỏi nhỏ cậu em rể đang làm việc ở tỉnh Quảng Ninh là mấy nhà máy ở đó có ô nhiễm không? không chỉ cậu em đó, mà cả một cậu em rể khác đang là thư ký tòa án (có ông bố là chánh án tòa án tỉnh mới phát hiện bị ung thư) nói với tôi rằng ở đâu chẳng ô nhiễm, anh nói ra được gì? Và tôi cũng chỉ biết thở dài rồi im lặng.Các bạn biết đấy, trong suốt chiều dài lịch sử, dựng và giữ nước, chưa bao giờ môi trường sống ở Việt Nam bị đe dọa như hiện nay, chưa bao giờ tính mạng con người rẻ rúm như thế này.Tôi nhớ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói “không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế”, nhưng là một người trẻ dấn thân, có thể đi vào các vùng ô nhiễm nhiều hơn bất kỳ giáo sư, tiến sĩ nào, tôi phải đau đớn mà nói rằng có lẽ không còn môi trường trong lành để đánh đổi, những lời tâm huyết của thủ tướng đang dừng ở chiếc bánh vẽ.Tôi cũng mới lang thang một mình tới rất nhiều nhà máy nhiệt điện, thật buồn vì bản thân trở về trong tình trạng đau ốm, tài liệu quan trọng bị lấy mất, thiết bị tác nghiệp hư hỏng…Nhưng những điều đó không buồn bằng việc người thân của các nạn nhân đang bị ung thư chờ ngày chôn cất… họ đã tránh mặt tôi.Trong khi mọi thứ tôi làm đều tự nguyện, tôi đang chịu nguy hiểm thay cho gia đình, quê hương, giống nòi của họ.Tôi cũng đã phải lựa chọn con đường tác nghiệp độc lập, vì không muốn các tòa soạn, trí thức hai mang lợi dụng mình, để tôi có dịp truyền tải thông điệp của người dân một cách trung thực, nhưng cũng đồng nghĩa mức độ an toàn của tôi bị đe dọa hơn bao giờ hết.Có người hỏi tôi rằng sao viết bài tôi hay nhắc tới từ chết thế, tôi cũng chỉ biết trả lời với họ là… nghĩ đến cái chết để giúp tôi sống tử tế hơn, và dân tộc này cũng vậy.Công cuộc đốt củi ở Việt Nam – Trung Quốc đang trong giai đoạn cháy hừng hực, mấy năm nữa, khi tổng bí thư kiêm chủ tịch nước chết đi thì những cánh rừng tham nhũng mọc nhiều hơn hiện nay, và khi đó tất cả đã quá muộn.Xét cho cùng, môi trường ô nhiễm, giống nòi bị đe dọa, sự tử tế của người dân mất dần đi đều xuất phát từ yếu tố thể chế cùng năng lực điều hành của chính quyền. Tôi hy vọng những người đang đứng trên đỉnh cao quyền lực sớm có suy nghĩ giống mình, mong các vị thường xuyên nghĩ tới cái chết để hạn chế sự tham lam, ngộ nhận, độc tài, non nớt, để quay đầu vào bờ, làm một điều gì đó tử tế giúp các thế hệ cháu con được sống, sống đúng nghĩa con người.

Publiée par Đỗ Cao Cường sur Jeudi 27 décembre 2018

Bình Luận từ Facebook