Quan hệ Việt-Trung và Vấn đề Biển Đông

Thái Văn Cầu

5-7-2017

CTN Trần Đại Quang (phải) tiếp Phạm Trường Long, Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ. Ảnh: internet

Là Uỷ viên Bộ Chính trị, đồng thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Phạm Truờng Long (PTL) chỉ đứng sau Tập Cận Bình trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự TQ. Do đó, sự kiện PTL bất ngờ “rút ngắn” chuyến thăm chính thức VN chưa từng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung.

Ba điểm quan trọng:

1. Ngay trước chuyến thăm của PTL (diễn ra trong hai ngày 18-19/6/17), TQ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đang đàm phán ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

2. Ngay trong cuộc họp với lãnh đạo VN ở Hà Nội, lãnh đạo TQ lần đầu tiên khẳng định các đảo ở Biển Đông là thuộc TQ từ ngàn xưa.

3. TQ quyết định hủy bỏ giao lưu quốc phòng biên giới lần thứ 4 dù đã lên chương trình làm việc với VN. Ngay sau khi PTL rời VN, TQ di chuyển 40 tàu hải giám đến gần lô dầu khí mà VN đã ký kết với công ty Repsol của Spain.

Sau sự kiện PLT, BBC tổ chức một bàn tròn trực tuyến giữa GS Ngô Vĩnh Long, GS Nguyễn Mạnh Hùng, TS Hà Hoàng Hợp và NNC Bill Hayton, với nhận định trước đấy của TS Lê Hồng Hiệp:

Ngày 30/4/16, qua Thư gửi Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, 54 nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước chính thức lên tiếng, trong có đoạn (xem bản đính kèm hay từ đường dẫn):

“… chúng tôi, những người ký tên dưới đây, mạnh mẽ và nghiêm túc yêu cầu lãnh đạo Nhà nước Việt Nam công khai kêu gọi Trung Quốc tiến hành đàm phán hoà bình với các nước có tranh chấp trên Biển Đông, hay đồng ý cùng Việt Nam đưa tranh chấp ở Hoàng Sa – Trường Sa ra hệ thống toà án quốc tế để giải quyết. Nếu kêu gọi này không được Trung Quốc đáp ứng, Việt Nam sẽ tích cực sử dụng các biện pháp hoà bình, theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả chính thức khởi kiện Trung Quốc, trong thời gian sớm nhất.”

Dựa trên nghiên cứu cá nhân về chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, về luật pháp quốc tế và về quan hệ Việt-Trung, quan điểm của chúng tôi về vấn đề Biển Đông trong nhiều năm qua, nhất là sau sự kiện cảnh sát biển TQ bắn chết 9 ngư dân VN rồi vu cáo nạn nhân là “cướp biển” đầu năm 2005, không thay đổi: để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền và quyền lợi đất nước, VN cần hoàn chỉnh chứng cứ lịch sử và hồ sơ pháp lý để khởi kiện TQ ra Toà án Quốc tế.

Một số NNC độc lập trong và ngoài nước đóng góp vào quá trình hoàn chỉnh chứng cứ lịch sử và hồ sơ pháp lý.

Ba điểm then chốt rút ra từ sự kiện PTL:

1. Phản ứng của lãnh đạo VN trước áp lực và khiêu khích của TQ là cần thiết. Nó đáp ứng đòi hỏi của nguời dân ở lãnh đạo trước đe dọa của ngoại bang và đáp ứng đòi hỏi mang tính pháp lý trong tranh chấp chủ quyền.

2. Truyền thông báo chí trong nước phải được tự do đưa tin về các hoạt động sai trái của TQ ở Biển Đông như TQ liên tục vi phạm chủ quyền và quyền lợi của VN, lãnh đạo TQ ngang ngược tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa ngay trong cuộc họp với lãnh đạo VN ở Hà Nội. Trong thời đại tin học, hành động ngăn chặn người dân tiếp thu thông tin đi ngược với trào lưu thế giới và nó không giúp VN tạo được niềm tin với đối tác quốc tế.

3. Như trong nhận định về chiến lược lâu dài của TQ, nhằm làm VN suy yếu, lệ thuộc vào TQ, của Tổng bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong thế kỷ trước, và như trong Thư gửi Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam tháng 4 năm 2016, lãnh đạo VN nên tận dụng thời cơ, quyết tâm đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Toà án Quốc tế.

Phụ chú:

1. Tin TQ tấn công tàu ngư dân VN ngay trong khi phái đoàn PTL thăm VN (TT).

2. Tin về di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đang đàm phán ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đăng trên một số báo trước khi bị gỡ xuống (xem đính kèm).

3. Một trong các nghiên cứu nhằm giúp hoàn chỉnh chứng cứ lịch sử và hồ sơ pháp lý về chủ quyền biển đảo của VN: Theo luật pháp quốc tế: VN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa (TVN).

Bình Luận từ Facebook