Lò Văn Củi
19-2-2018
Tôbalây, chàng ta muốn cảm nhận thực tế thiệt là “đậm đà mắm muối” nên ở lại ăn Tết Ta. Và một điểm không quên là đến quán cô Tư Sồn cùng chàng Sinh viên. Đi đâu thì đi, phải mần một ly cà phê trước cái đã, đó là cách của những người quen nơi này.
Ông Hai Xích lô hỏi (chính ông đặt tên cho chàng… Tây ba lô này):
– Ê, Tôbalây, dzui hôn, hay hôn?
– Dạ, dzui dzui, dzui quá xá, hay quá xá! Tết Việt Nam còn giữ nhiều phong tục lắm. À, Việt Nam có tới 12 linh vật hen, mỗi năm một linh vật lãnh xướng trách nhiệm cả năm.
Ông Thầy nói vui:
– Không hẳn là linh vật, linh vật người ta thờ thiêng, hổng ăn thịt, các con giáp Việt Nam bị mần thịt luôn, nhưng tạm coi là linh vật cũng được đi.
– Dạ, năm nay là năm linh vật gì vậy?
– À, năm con chó.
– Con chó có phải con… nhảy nhót, hay làm trò…
Anh Năm ba gác ngạc nhiên:
– Cái anh chàng này, biết nhiều thứ ở Việt Nam nhưng nhiều thứ đơn giản như đang giỡn cũng chẳng biết, thiệt tình. Con chó là con “gâu gâu” á.
– Dạ, thì ra là vậy, tưởng là mấy con kêu khọt khẹt, khọt khẹt.
Anh Bảy Thọt cười haha:
– Hổng trách được chàng ta. Năm chó mà ló mấy… con khỉ, mấy con linh vật là linh… tinh thánh vật. Chàng ta thấy hình tượng nên tưởng lầm là phải.
Anh Sáu Nhặt… thắc mắc:
– Mấy con linh tinh thánh vật nào nói cho rõ coi.
Anh Bảy nhún vai:
– Cần gì nói rõ anh, những con khỉ mất na mất nết, sẵn sàng quẩy đít quẩy mông, phá rối để tìm kiếm bổng lộc ngay trước tượng Thánh thần, năm nay là trước tượng Lý Thái Tổ, ngay ngày 17/02, ngày đau thương mà dân chúng tưởng niệm các chiến sĩ hy sanh bảo vệ Đất nước á. Chỉ cần nói vậy là có kẻ nhảy đông đổng tự nhận là mình thôi.
Như hồi trước, cha nội giám đốc bịnh viện đa khoa Bình Thuận tự nhận là mình, trong khi ông bác sĩ Nguyễn Văn Tường, cũng ở bịnh viện này viết câu đối khơi khơi trên Fb: “Chiều ba mươi, thằng mặt heo đến cơ quan cúng cái đầu heo, xin cô bác phù hộ để tiếp tục được ngồi lại ăn như heo/ Sáng mùng một, con mặt khỉ đến chùa bà, nhe hàm răng khỉ, xin thánh thần làm phước ban ơn lơ cho qua mấy trò khỉ”. (Giám đốc bệnh viện tố bị bác sĩ xúc phạm trên Facebook – Tuổi Trẻ Online, ngày 16/02/2016).
Anh Sáu gục gật:
– Ờ hén.
Ông Thầy giáo bồi tiếp:
– Không chỉ mấy con khỉ cóc ké này đâu, mấy con khỉ đầu đàn, mấy con khỉ mặt heo vì húp máng toàn cao lương mỹ vị cũng nhột, cũng sẽ nhận và tìm cách khóa miệng, như cơ quan chức năng yêu cầu ông bác sĩ Tường rút kinh nghiệm. Những con khỉ này núp lùm chỉ đạo trò khỉ, những con khỉ này mới là những con khỉ đê hèn, nhưng tham tàn nhứt.
Ông Thầy nói quả là quá là đúng, Tôbalây lầm quả cũng chẳng sai, bà con cô bác hén.
© Copyright Tiếng Dân
Marx ghẻ không biết (và /nên) rất ghét khiêu vũ, nói trước thế cho nó lành !
Vì thế hiểu biết về thứ ấy rất chi hạn chế, nhưng dù đốt cũng cứ viết ra chia xẻ ngày đầu Xuân cho vui.
Khiêu vũ là một hoạt động mà loài người mô phỏng lại những nhịp điệu mang tính bản năng từ thiên nhiên, nhất là ‘nhịp điệu sinh sản’ của mùa Xuân. Loài vật thay lông sau mùa Đông, khoát lớp lông mùa Xuân và dùng chính âm điệu hót hú gào rống…của mình làm nền nhạc…Các loài chim trong mùa giao phối là thấy rõ nhất , loài chim thiên đường nhảy không đẹp nhưng ‘y phục’ thì rất tuyệt, loài Hồng hạt có vũ điệu ‘đám cưới tập thể’ nhịp nhàng uyển chuyển…
Động vật có vú tất nhiên cũng có những vũ điệu mùa xuân, mùa giao phối của chúng …nhưng hầu hết ít vẻ tao nhã mà giàu thô bạo. Trong đó, chỉ riêng loài người- động vật có vú (tự nhận) bật cao –là có chút khác biệt. Tùy theo khu vực và địa phương , loài người thường phối chế các hoạt động rậm rực ấy với loại âm nhạc và điệu trống đặc thù của mình để hình thành những vụ điệu riêng biệt.
Chẳng hạn ,châu Âu mô phỏng sự tao nhã của loài hạt, loài thiên nga …vv, để sản sinh ra một loại hình Nghệ thuật, nơi đó, sự phối chế giữa vũ điệu và trang phục, âm nhạc … từng được xem như một đặc thù của văn minh. Một thời, đó là chuẩn mực giao tiếp trong xã hội thanh lịch, cao nhã và nét đẹp trong sánh giữa các đôi nam nữ. Môn nghệ thuật ấy ảnh hưởng phần nào đến văn hóa các xứ thuộc địa. Các văn hóa khác ở xa hơn thì ít chịu ảnh hu73ng hơn, như các chiến binh da đỏ vẫn thích ‘khiêu vũ’ quanh đống lửa với nhịp trống trận ! (có lẽ vì là chiến binh nên người da đỏ thích “khiêu vũ với bầy sói’ hơn là từng cặp Nam- Nữ ?).
Hay như người Tây ban Nha với những nét nhảy nhanh gọn ,dứt khoát của Nam và rung động, uyển chuyển của Nữ , cùng nhịp điệu dồn dập của các nhạc khúc…luôn làm người xem, dù đang uể oải bất giác cũng đâm ra…rậm rực tay chân.
Nói chúng, các điệu nhảy vùng nam Mỹ luôn mang theo ngọn lửa cuồng nhiệt, gần như thiêu đốt mọi giác quan của người xem…. Nó sôi động ,nhưng cái sôi động nhiệt đới khác với cái sôi động ,với cái nét ‘khiêu vũ’ cực nhọc của các giống dân xứ lạnh…như vùng Kazakhstan chẳng hạn. Nơi ấy, mùa Đông dài đăng đẳng, mùa Xuân thì rất ngắn…vì thế, có lẽ chính thời tiết đã giúp hình thành nên thứ ‘truyền thống’ đốt lửa nhảy nhót cho… đỡ lạnh! ( Không tin, bạn hãy nhìn một người cố gắng cử động co duỗi cơ thể để chống lạnh ,thì sẽ thấy họ giống như đã học cách nhảy vùng Kazakhstan…)
Châu Á mang bản chất và phong cách khác hẳn…Á với ảnh hưởng Ấn thường là các vũ điệu ‘hành hạ, tra tấn tất cả các khớp xương’ trên cơ thể, các vũ điệu Ấn độ thường là như thế, họ nhúc nhích tất cả mọi đốt sông có thể nhúc nhích…cứ như tập yoga có nhạc đệm , hết sức khổ sở đau đớn…
Nhưng dù thế nào, tất cả những vũ điệu gọi là đẹp và có phong cách đều xuất phát từ tâm thức tự nhiên, từ những con tim chân thành…và giàu cảm xúc vui tươi an lạc. Nó khác với những \vũ điệu còn lại mang âm hưởng “Tàu Chệt’ là thứ vũ điệu gọi là “Nghê Thường’ gì đó…dùng xiêm y, vải lụa bù đắp thêm , che dấu sự thô cứng của cơ thể. …( Các vị vua ngày xưa, thấy được gì khi ngắm nhìn đoàn ‘nữ nhạc’ như thế nhỉ ? Tội nghiệp, họ có thấy buồn chán không nhỉ ?). Thực chất, trò múa may uốn éo ở châu Á …kéo lê từ một quá khứ phong kiến vương quyền , thể hiện rõ sự coi thường phẩm giá phụ nữ, xem nữ giới như ‘dồ chơi’ chốn cung đình, như ‘chiến lợi phẩm’ như ‘quà tặng’ trong giao tiếp …Vì thế , sự tha thước, yểu điệu lắm khi mang tính …’kích dục’ nhiều hơn là tính ‘nghệ thuật’ !
Việt Nam, chiến tranh liên miên, nên còn sót lại chút múa nón, múa quạt …giàu nét lại tạp với ‘đại ca Tàu”! Đi lòng vòng, một bầy đàn chăm chú xếp nón, xòe quạt vô cùng đơn điệu ngây ngô…Hịc! Không biết mọi người thế nào, riêng Marx ghẻ này, lúc nào xem đến là lập tức …ngáp dài, rồi đến khi những ‘phóng tác, biên đạo’ tào lao thấp kém của giới “nghệ sĩ nhân rân’ do Việt cộng phong chức dù chẳng có mấy chút tâm hồn, …là Marx ghẻ mỗ lập tức ngả vật ra ngáy rõ to ! Việt Nam không có ‘một lịch sử của các vũ điệu’ ! Những gì Việt Nam ‘có’ chỉ là những ‘phiên bản nhặc mót’ gượng gạo ,lai tạp.
Đôi tai người Việt chỉ quen thuộc với âm thanh gà gáy, dế kêu, cốc nhái ểnh ương…hoặc sự ồn ào bổ bã nơi chợ búa, những thứ ấy có sự trầm lắng sâu sắt mộc mạc rất riêng, song nó không phải nghệ thuật , lại càng không liên quan gì đến “khiêu vũ’ . Tâm hồn ‘thực dụng bần nông’ không phải là một mảnh đất màu mỡ để cấy gieo ‘nghệ thuật’ các loại. Sự rên rỉ ,uất ức, trọ trẹ của món ‘ca trù’ không thể nhận biết nội dung , hoặc nét tỉ tê, thãm thiết thê lương của món đờn cò…là thứ nghệ thuật phù hợp nhất trước những chiếc mồm bình thản nhai trầu!
Hơn nữa, một đám đông thường thích reo hò trong các trận chém giết, tranh đấu thắng thua…thì rất xa lạ với mọi sự thanh cao, tinh tế, lịch lãm của nghệ thuật khiêu vũ…. Rời khỏi cày cuốc,một bộ óc chỉ bận lo lắng mùa màng và ‘cái ăn’ sắp tới…thật rất bất tiện khi ‘phải’ ngồi vào chiếc piano ! Bàn tay sử dụng mã tấu, dao, rựa …sẽ rất ngượng ngập khi cầm đến chiết vĩ cầm…Cặp mắt láo liên giàu nét ganh ghét, khôn vặt…thật khó mà lim dim chìm đắm trong cái đẹp của âm nhạc thanh thoát…
Người Việt nên bắt đầu ‘sống thực với chính mình’ đi thôi . Vũ điệu Tây hóa mà các cặp ‘nhảy nô’ sồn sồn đô sồn ‘ ấy đòi hỏi một tâm hồn thanh cao, một tri thức dồi dào tự do khoáng đãng …thứ mà các ‘bộ não nô lệ’ không có khả năng nắm bắt ( dù năm nào đến ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong củng ra ôm nhau xà nẹo !) Không phải cứ thả thiên nga xuống hồ Gươm thì sẽ bớt đi các câu “địt mẹ chúng mày…”, hay sẽ làm giãm ‘khoái cảm’ của thứ văn hóa ‘bún mắng, cháo chửi “ … ? Không phải cứ khoát áo quần ‘Tây hóa’ lên người, thì tâm hồn bần nông cộc cằn, nhỏ mọn kia bỗng nhiên biến mất…?
Với môi trường “đảng bác mác lê’ tanh hôi, mọi cảm nhận tinh tế, những xúc cảm chân thành cao quý đều phải nhanh chân …đào tẩu, trước bọn ‘nặc nô Văn hóa’ của ‘đảng ta”.
Do đó, nếu ‘phá thối’ sự thật và tính thiêng liêng của dân tộc VN bằng ‘khiêu vũ XHCN ’ không còn phù hợp, thì nên dùng ‘chiêu’ khác để thay vào .
Chiêu gì ? – Xét đến phẩm cách của bọn ‘đảng ta’ và mục tiêu phá thối khốn nạn không cần che đậy của họ , xin góp ý : Các lần ‘phá thối’ khác , các vị nên chọn từng cặp Đực-Cái , bày ra các cái giường đôi ở giữa quảng trường , rồi …’đóng phim cấp ba’ ngay nơi công cộng , như thế sẽ có tác dụng hơn ?!
Ban tuyên huấn nên nghiêm túc xem xét góp ý này !