Cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân (phần 3)

FB Dương Quốc Chính

14-2-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Người dân chạy trốn CS đợt tấn công Tết Mậu Thân. Ảnh: Daryl Tucker

Cả tháng nay, báo đài tiếng Việt, các lề, đã viết nhiều về sự kiện này, nên những kiến thức cơ bản thì ai muốn biết đều dễ dàng biết được. Vì thế, mình chỉ viết về những vấn đề mà ít người biết, kèm theo 1 số nhận định mang tính cá nhân, để tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức lịch sử giúp 1 số bạn trẻ hoặc bạn già nhưng chỉ biết kiến thức lề phải.

Quân nào tham chiến?

Cuộc TTC này thực tế bao gồm 3 giai đoạn, nhưng chỉ giai đoạn 1 hay được nhắc đến nhiều nhất, vì nó rơi vào thời điểm nhạy cảm và gây được tiếng vang quốc tế lớn nhất. Ba đợt tấn công: Đợt 1: từ 30/1 đến 28/3; Đợt 2: từ 5/5 đến 15/6; Đợt 3: từ 17/8 đến 30/9/1968. Số thương vong của phía CS là khoảng 111ng người.

Stt trước mình đã trích dẫn quân sử VNCH chi tiết về đợt 1. Đáng lưu ý nhất trong đợt 1 là các trận chiến ở SG và Huế. Các trận đánh ở SG chủ yếu do biệt động SG là lực lượng tham chiến. Chỉ có trận đánh ở sân bay TSN là có tham gia của quân chủ lực, bao gồm quân bộ và pháo binh. Tuy nhiên, theo cả tài liệu từ VNCH lẫn CS thì đa phần bộ đội tham chiến là dân gốc miền Nam, rất hiếm có quân Bắc Việt tham chiến. Số lượng tử vong của quân VC ở TSN là cỡ 600 người, có lẽ lớn hơn lượng thương vong của toàn bộ biệt động SG ở tất cả 8 điểm tấn công còn lại (mỗi điểm chỉ khoảng 20 người tham chiến).

Theo kế hoạch chiến đấu thì biệt động chỉ đánh trước, sau đó đại quân sẽ vào sau, dự kiến là 7h sáng. Nhưng thực tế là không có đại quân xuất hiện. Lý do tại sao thì vẫn chưa được giải mật. Mình cũng chưa tìm ra tài liệu nào lý giải chuyện này.

Chỉ có ở Khe Sanh và Huế thì có quân Bắc Việt tham chiến, đặc biệt là ở Khe Sanh. Có lẽ vì 2 nơi này khá gần rừng núi và biên giới nên quân Bắc dễ dàng xâm nhập. Tuy nhiên, biến cố đau thương nhất ở Huế lại chủ yếu do VC (CS miền Nam tức MTDTGPMN) gây ra.

Thảm sát Mậu Thân

Đây là vấn đề gây tranh cãi mấy chục năm nay, bị phe CS che dấu tuyệt đối và phủ nhận sự tồn tại của nó.

Trận Mậu Thân ở Huế là kéo dài nhất, khoảng 25 ngày. Ở Huế, phía CS đã cướp được chính quyền, cái gọi là Liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình đứng ra thành lập chính quyền mới. Khi mới tấn công, quân CS dễ dàng tràn ngập thành phố và rạng sáng mồng 2 tết. Đó là do quân VNCH còn nghỉ tết và quân đội Mỹ lại không đồn trú cố định ở Huế, ngoài lượng quân ít ỏi tại trụ sở MACV. Chỉ có sư đoàn 1 quân lực VNCH đóng ở đồn Mang Cá.

Chính vì duy nhất Huế có chính quyền mới nên việc trả thù, đấu tố những người thân với chế độ VNCH là chắc chắn. Theo hồi ký của nhiều người thì khu vực bị VC chiếm đóng lâu là khu Gia Hội, ở đó cũng có vụ thảm sát nặng, có thể chỉ là tư thù cá nhân, không khác cải cách ruộng đất là mấy.

Trong các nấm mộ tập thể được chính quyền VNCH khai quật còn thấy cả dây thép trói tay nạn nhân. Nhưng phe CS thì cho là các hố chôn đó chôn cả nạn nhân của bom Mỹ. Mình cho là dân chết do bom Mỹ và CS pháo kích thì cũng không ít nhưng sẽ ít phải chôn ở các hố chôn tập thể. Chôn tập thể thì thường phải là xác vô thời nhận hoặc do bị thủ tiêu lén lút (như vụ Katyn LX thủ tiêu người Ba Lan).

Vai trò của nhóm CS miền Nam trong vụ này rất lớn, vì họ mới có khả năng chỉ điểm nhưng thành phần cần thanh trừng. Có mấy nhân vật hay được nhắc đến là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân.

Muốn thấy được không khí căng thẳng, khốc liệt của sự kiện Mậu Thân ở Huế thì các bạn nên đọc cuốn Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca và bộ phim phóng tác từ truyện đó là phim Đất Khổ, có nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đóng.

Vài nhận định

Cuộc TTC tết Mậu Thân là 1 trận thua to của phía CS, nếu chỉ xét về mặt quân sự và sự thiệt hại nhân mạng. Nhưng đây là tác nhân tạo nên thắng lợi ngoại giao và tuyên truyền, dư luận. Người Mỹ bị sốc khi lần đầu tiên được xem cảnh bắn nhau thật trên TV hàng ngày. Ngay các cơ quan đầu não của Mỹ ở SG cũng bị tấn công, như tòa đại sứ, cơ quan MACV, nơi tướng Westmoreland đóng đại bản doanh. Trong đó bức ảnh và clip tướng Loan (Sáu Lèo) bắn biệt động được cho là Bảy Lốp chết tại chỗ giữa đường phố SG là 1 trong những tác nhân gây sốc nhất với người Mỹ và dư luận quốc tế.

Tại sao đại quân không xuất hiện như đã hứa là 1 câu hỏi lớn đến tận bây giờ. Nếu không có lời hứa đó thì liệu biệt động SG có sẵn sàng chết như vậy không? Họ đã cố cầm cự đến 7h sáng để chờ đại quân, nhưng không có, không hiểu lúc đó những người còn sống (chỉ khoảng 10-20%) nghĩ gì?

Thực tế yếu tố bất ngờ chỉ phát huy hiệu quả trong 3 ngày tết và tuyệt đối bất ngờ chỉ có ở ngày tấn công đầu tiên ở Vùng 2. SG bị tấn công trễ 1 ngày, nên phía Mỹ và VNCH đã có sự báo động tương đối. Huế bị tấn công sau 2 ngày. Trước đây nhiều người cho là vì sự thiếu đồng bộ đó nên VC mới thua. Thực ra không phải như vậy. Với lực lượng rất mỏng, tấn công kiểu khủng bố như vậy thì chắc chắn thua, do quân Mỹ quá mạnh. Có vẻ như Lê Duẩn cố tình muốn như vậy để gây tiếng vang quốc tế.

Tại sao tấn công đợt 1 đã tổn thất nặng nề rồi mà VC vẫn phát động 2 đợt tiếp theo? Do phe chủ chiến muốn ép phê hơn, kích động dân Mỹ hơn, hay do duy ý chí?

Coi như không có vụ nổi dậy nào diễn ra. Ngay cả ở Huế, cũng không phải là nhân dân nổi dậy, mà chỉ là 1 nhóm thân cộng cướp chính quyền. Dân thì chạy hết ra khỏi vùng chiến sự. Không hiểu sao Tuyên giáo nhất định không chịu xóa cái từ Nổi dậy đi? Thực tế sau đó rút kinh nghiệm nên phe CS không dùng đến từ nổi dậy cho chiến dịch Xuân Hè (Mùa hè đỏ lửa 1972) và chiến dịch HCM 1975. Chắc tại thấy dân “hèn” quá?!

Bình Luận từ Facebook