Vi Yên
1-2-2018
Không biết bao nhiêu máu đã đổ suốt lịch sử các cuộc nổi dậy khắp thế giới trên hành trình tìm tới một thể chế tốt đẹp hơn. Song dẫu tốt đến mấy, chắc chắn không một mạng người nào đáng bị đem ra đánh đổi.
Đau đáu trước những cuộc cách mạng đẫm máu, cũng như Gandhi hay Martin Luther King, Gene Sharp đã dành nhiệt tâm cả đời để tìm kiếm giải pháp đấu tranh thay thế. Tiếc thay, chặng đường nghiên cứu sôi nổi ấy đã ngừng lại, khi ông vừa qua đời ngày 28/1 vừa qua tại nhà riêng ở Boston.
Nếu không kể làng học thuật và giới hoạt động, có lẽ ít người từng nghe nhắc tới tên Sharp. Song tầm ảnh hưởng của ông đối với những cuộc cách mạng trên thế giới quả không hề nhỏ.
Ông chính là người đã lên giáo án và viết hàng chục cuốn sách về đấu tranh phi bạo lực. Những công trình nghiên cứu của ông không chỉ là nguồn tư liệu về chiến lược và thủ thuật đấu tranh cho các nhà hoạt động, mà còn truyền cảm hứng cho rất nhiều cuộc phản kháng như Cách mạng Cam ở Ukraine hay Mùa Xuân Ả Rập.
Sharp lấy bằng cử nhân và bằng thạc sỹ tại Đại học Bang Ohio, rồi theo học tiến sỹ tại Đại học Oxford. Vào năm 1965, ông trở thành viện sỹ nghiên cứu tại Trung tâm Các Vấn đề Quốc tế tại Đại học Harvard và tiếp tục làm việc ở đây trong suốt 30 năm. Ông cũng là giáo sư ngành khoa học chính trị và xã hội học tại Đại học Massachusetts Dartmouth.
Jamila Raqib, giám đốc điều hành của Viện Albert Einstein, một tổ chức chuyên nghiên cứu về hành động phi bạo lực do chính Sharp sáng lập, nói trên tờ The Guardian rằng niềm đam mê của Sharp đối với việc trao trả quyền lực cho người dân – với niềm tin rằng con người có thể phản kháng thành công bằng các phương tiện phi bạo lực – đã làm nổi giận những nhà độc tài từ Hugo Chaves tới Slobodan Milosevic, từ các chế độ chuyên quyền ở Nga cho tới Angola.
Người mà Sharp chịu ảnh hưởng từ buổi đầu đi vào nghiên cứu chính là Mahatma Gandhi. Thời mới tới New York sau khi tốt nghiệp đại học, Sharp vừa làm bồi bàn vừa dành thời gian rảnh để soạn cuốn sách đầu tay mang tên “Gandhi trang bị vũ khí quyền lực đạo đức: ba trường hợp lịch sử”.
Thông qua những nghiên cứu của mình, Sharp đã truyền bá tư tưởng về triết lý đấu tranh phi bạo lực trên khắp thế giới. Cuốn sách nổi tiếng nhất của Sharp có lẽ là “Từ độc tài tới dân chủ” xuất bản hồi đầu những năm 1990. Sau khi mới ra mắt, cuốn sách đã nổi tiếng ngay tắp lự và lan rộng thành một làn sóng trong giới đấu tranh, nhất là ở Burma. Người ta in trộm nó rồi lén chuyền tay nhau đọc. Có những người bị kết án bảy năm tù khi chính quyền quân sự nước này phát hiện thấy họ lưu giữ sách của Sharp.
Từ Burma, cuốn sách được lan truyền tới Indonesia rồi Serbia, và trở thành nguồn cảm hứng cho Mùa Xuân Ả Rập. Giờ đây, khi bàn tới năm chữ “đấu tranh phi bạo lực”, người ta luôn nghĩ tới cuốn cẩm nang này của Sharp. Nó đã được dịch sang hàng chục thứ tiếng và được dùng làm tư liệu trực tiếp trong rất nhiều cuộc phản kháng.
Cốt lõi tư tưởng của Sharp về đấu tranh phi bạo lực là, ông luôn tin rằng quyền lực của người dân có thể đánh bại những kẻ độc tài, thúc đẩy những người lãnh đạo cuộc phản kháng đối mặt với nỗi sợ và bạo lực, bởi những kẻ áp bức sẽ chẳng thể nào cai trị nếu không được người dân ủng hộ.
Theo Sharp, các hành động đấu tranh phi bạo lực có thể lấy đi những cột trụ của chế độ, như thể loài mối gặm nhấm thân cây. Dần dà, mọi thứ sẽ sụp đổ.
Sharp đã cụ thể hóa tư tưởng của mình bằng cách liệt kê ra một danh sách 198 phương pháp hành động phi bạo lực, phân loại theo mức rủi ro, sự chuẩn bị, và cường độ của hành động. Có thể kể ra vài phương pháp nổi bật như “sơn vẽ để phản đối”, “biến lễ an táng thành biểu tình”, hay “tẩy chay các cuộc bầu cử”.
Song Sharp không chỉ đơn thuần là một nhà tư tưởng tháp ngà.
Chính ông còn từng bị bắt khi từ chối tuân theo chế độ cưỡng bách quân sự trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Hàn Quốc, khi còn là một anh chàng 25 tuổi. “Tôi chọn bất tuân dân sự”, Sharp nói. Kết quả là ông bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt và giam giữ tại một nhà tù liên bang, bị kết án hai năm tù, song được thả sau 9 tháng 10 ngày giam giữ.
Trong những ngày bị cầm tù, Sharp thường thư từ qua lại với nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein. Chính Einstein là người đã viết lời bạt cho cuốn sách đầu tay về Gandhi của Sharp, mô tả nó như “tác phẩm nghệ thuật của một sử gia bẩm sinh”, và rằng “làm thế nào mà một chàng trai trẻ tuổi lại có thể viết nên một tác phẩm chín chắn đến vậy?”
Sau khi ra tù, Sharp thực sự bắt tay vào công việc nghiên cứu chuyên nghiệp, và tham gia tổ chức các buổi tập huấn về phản kháng phi bạo lực suốt nhiều năm ở khắp các quốc gia.
Có lẽ chính vì vậy Sharp luôn bị coi là “kẻ thù” của nhiều chính quyền độc tài.
Chẳng hạn như chính quyền Iran năm 2009 nói rằng Sharp nằm trong số những người Mỹ lên kế hoạch tiến hành một cuộc “cách mạng nhung” tại nước này. Sharp không thừa nhận bất kỳ vai trò nào trong cơn náo động ở Iran, nhưng ông cho rằng bản thân sẽ rất hài lòng nếu các nghiên cứu của ông giúp ích được cho người dân Iran phát động được các cuộc phản kháng một cách hòa bình.
Còn ở Burma năm 1996, chính quyền độc tài buộc tội bốn công dân Mỹ, trong đó có Sharp, theo tội danh móc nối với quân phiến loạn và liên kết với nhà hoạt động dân chủ Aung San Suu Kyi nhằm lật đổ chính quyền.
Song tất cả những gai góc ấy như củng cố thêm cho con đường đấu tranh của Sharp, dù là án tù khi trẻ và những lời buộc tội lúc về già. Cho đến tận những năm cuối đời, Sharp vẫn miệt mài với lý tưởng đấu tranh phi bạo lực. Nói như Noam Chomsky và Howard Zinn trong một lá thư năm 2008, thì “những nghiên cứu của Sharp là thứ đã truyền cảm hứng cho những thế hệ nhà hoạt động thúc đẩy hòa bình, lao động, bình quyền, nhân quyền, môi trường, và công lý xã hội, ở nước Mỹ lẫn ở khắp nơi trên thế giới.”
Tài liệu tham khảo:
- Joanna Walters, Gene Sharp, US scholar whose writing helped inspire Arab Spring, dies at 90, The Guardian, 31/1/2018.
- Mairi Mackay, Gene Sharp: A dictator’s worst nightmare, CNN, 25/6/2012.
- Mark Engler, The Machiavelli of Nonviolence: Gene Sharp and the Battle Against Corporate Rule, Dissent Magazine, 2013.
- Gene Sharp, global advocate for nonviolent resistance and founder of Albert Einstein Institution, dies at 90, Japan Times, 31/1/2018.
Mỹ bỏ cấm vận, thế giới tự do ký các hiệp định hợp tác với Việt cộng . Khi ấy, tuy không hẳn họ tin vào Việt cộng, nhưng vì những thế chiến lược đan xen và cũng vì Việt cộng đã khéo ‘che nanh , giấu vuốt’ lúc cần thiết !
Cũng có thể vì các đối tác ‘hy vọng’ , một mội trường ‘dễ thở hơn’ về Kinh tế, sẽ dần dần làm biến đổi bản chất môi rợ của chính quyền độc tài …?
( Để chỉ hiện tượng ấy, họ dùng chữ ‘tạo thay đổi tiến bộ tích cực trong hòa bình’- Trong khi bọn Trong dùng cụm từ’tự chuyển biến, tự chuyển hóa’ mang ý tiêu cực, xem đó là nguy cơ đối với ‘nên độc tài đảng trị’ . Dân càng có lợi thì ‘đảng ta’ càng bị thiệt- Lợi ích đối kháng với nhau mà , cũng bình thường thôi ! )
Các tù nhân lương tâm là những người phế phán, chống đối, chứ không ai cố tình ‘phá’ hay ‘gây thiệt hại nhiều mặt đáng kinh hoàng’ như bọn thực quan Việt cộng, Tuy vậy , Việt cộng vẫn gom chung vào một rọ “thù nghịch, phản động, chống phá đảng ta “
OK ! Xưa nay, dân đen VN chỉ ‘chống’ chứ chưa ‘phá’- nhưng vì Việt cộng đã gộp thành ‘chống & phá’, thì nay ta làm theo lời họ vậy – Sẽ bắt đầu ‘phá’ bằng con đướng BBĐ của Gene Sharp- thông qua thực hiện ‘Tổng bất tuân Dân sự toàn quốc ’ ! – Dân đen VN còn gì để mất ? “Nếu có mất chỉ mất đời nô lệ…” .He he !
(1) Việt cộng đang cực túng quẫn, phản bán lúa non trả nợ …cụ thế , vừa tạo ‘cơ hội’ và ‘vừa ép buộc thật gắt chặt’ việc tuân thủ cam kết. Trước mắt , cần chung tay tranh đấu nhằm theo dỏi & giám sát để gắn chặc ‘Nhân quyền,Tự do ngôn luận, Tự do lập hội, Mội trường…vv” vào mọi Hiệp định ‘VN XHCN-châu Âu’; ‘VN XHCN-Khu vực’ hoặc TPP 11…vv. Đó là cơ sở pháp lý để tiến đến các phản ứng trừng phạt .
(2) Khi Việt cộng đã ký, cân dịch tât cả các khoản cam kết ra tiến Việt , phổ biến rộng và lập đi lặp lại …không ngừng cập nhật, sao cho toàn quốc ai nấy đều nắm rõ mọi chi tiết để theo đó thực hiện sự giám sát toàn dân- Không cho Việt cộng tiếp tục cắt bỏ, che dấu như lâu nay
(3) Chính người Việt Nam phải tự ý thức, mình là kẻ canh giữ các cam kết Nhân quyền dành cho dân tộc mình ,chứ không một ai khác ! Các cơ quan liên quan của Âu-Mỹ chỉ có thể Giám sát từ xa , Khuyến cáo , cảnh báo hoặc tỏ ra …’quan ngại’ mà thôi . Nhưng để đưa ra Biện pháp trừng phạt, các cơ quan ấy , luôn rất cần toàn dân VN chúng ta hỗ trợ, tổ chức giám sát liên tục cung cấp thông tin, chứng cứ…vv !
(4) Và nếu Việt cộng vẫn cứ ‘Nói mà không Làm’ , thì không phải chỉ tố cáo , cung cấp bằng chứng chi tiết lật mặt từng cá nhân liên quan, mà từ đó toàn dân VN hoàn toàn có lý do để tiến hành Tổng Bất tuân Dân sự – Khi đã có thể chủ động gây ra thiệt hại có thời hạn đối với chính các Hiệp định Âu, Mỹ – toàn dân VN sẽ lập tức khiến Việt cộng trở nên biết lắng nghe & tôn trọng ‘dư luận toan dân’.
Chẳng hạn, nếu ‘cùng đình công tập thể ‘ trong các ngành xuất khẩu với thời hạn nhất định –khoảng một tuần, sẽ dẫn đến giao hàng trễ – bị hủy hợp đồng, bị trả phạt …vv , thiệt hại kinh tế ấy tất sẽ sức mạnh để khẳng định tiếng nói của công nhân VN.
Hoặc nếu ‘Vận tải’ đình công một tuần , thì giao thông tê liệt …thiệt hại ! Nếu’cùng bãi thị’, ‘ cùng bãi khóa’…một tuần, cũng đủ khiến ‘độc tài’ phải nới lỏng ‘ách cai trị’ của chúng . Từng bước, hiệu quả ấy sẽ khiến toàn dân ngày càng thức tỉnh nhanh chóng…
Tranh đấu ngày nay, chủ yếu nằm ở bước thứ (4), Việt cộng không bao giờ ‘tự giác’ nếu chỉ thực hiện ba bước đầu ! Mấy mươi năm rồi, thực tế đã chứng minh như thế .