Những chứng cứ tưởng tượng

FB Luân Lê

1-2-2018

Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Phiên toà ngày hôm qua, có nhiều vấn đề về luật pháp bộc lộ và cả những yếu kém của nền tư pháp cũng như tư duy pháp lý của những người tiến hành tố tụng vốn vẫn được vận hành theo một lề thói lạc hậu, bất khoa học và thường vi phạm ngay cả chính luật pháp mà họ đã đặt ra.

Cả ba người gồm Vũ Quang Thuận (chủ mưu), Nguyễn Văn Điển (trực tiếp giúp sức và ở cùng nhà với Thuận) và Trần Hoàng Phúc (giúp sức, về kỹ thuật quay videp, livestream, đi mua máy tính cho ông Thuận sử dụng vào mục đích cá nhân).

Họ bị buộc tội bởi việc làm ra, phát tán 17 video, clip được cho là có dấu hiệu xâm phạm vào tội Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009.

Với 17 video, clip được dùng để buộc tội, đã được dùng để giám định và được dịch ra bản chữ viết, trong đó bản dịch được dùng lại là bản dịch bị cắt đoạn (thể hiện bằng dấu “…”), đôi khi có lời chú thích của chính người thực hiện. Còn kết luận của các giám định viên thì chỉ trích một phần nội dung video, đôi khi chỉ trích tên (tiêu đề) của clip mà không có bất cứ nội dung nào, và sau khi liệt kê theo cách này, các giám định viên đã kết luận rằng các video này đã “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; phao tin bịa đặt làm mất niềm tin và gây hoang mang trong nhân dân”.

Riêng Trần Hoàng Phúc, bị cáo buộc vì đã chỉ cho ông Thuận và Điển cách quay 3 video, clip và có di cùng Điển mua một vài thiết bị, nhưng Phúc không tham gia vào bất kỳ việc tạo lập hoặc tán phát các clip đó lên mạng internet. Phúc còn bị cáo buộc thêm chỉ bởi trong điện thoại cá nhân có chứa một tấm ảnh chế không rõ nội dung cũng hình ảnh cá nhân của người đứng đầu đảng và hoàn toàn không thể xác định được ý định chủ quan để chống nhà nước. Đồng thời, Phúc cũng viết tay ba tài liệu chỉ khoảng 2 trang với vài dòng ngắn ngủi không liên quan đến bất cứ nôi dung nào của vụ án và với mục đích chống lại nhà nước. Tuy nhiên, tất cả những thứ đó đều được dùng làm căn cứ buộc tội Phúc một cách khiên cưỡng đến mức khó thể nào chấp nhận được.

Các luật sư đã yêu cầu Hội đồng xét xử, căn cứ theo các điều 15, điều 26, điều 108, điều 305, điều 313 và điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, để trực tiếp công khai, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ là 17 clip được dùng để làm căn cứ buộc tội đối với các bị cáo. Tuy nhiên, vị chủ toạ phiên toà nói, do thiếu cơ sở vật chất và do các clip khá dài nên sẽ không thể đủ để trình chiếu tại phiên toà được. Nên các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của Toà án, của luật pháp đã bị phá vỡ một cách công nhiên, số phận pháp lý một con người bị xem nhẹ đến mức lạ lùng và hết sức đáng kinh ngạc.

Tôi bào chữa cho bị cáo Thuận và Phúc. Tôi phân tích hai vấn đề lớn nhất của vụ án, về hai mặt:

1. Về phần luật nội dung: Dùng kết luận giám định về tư tưởng và kết luận về mặt khách quan của hành vi là hoàn toàn sai lầm và vi phạm nghiêm trọng về áp dụng pháp luật; nếu dùng kết luận giám định đó, mà không có bất cứ tiêu chuẩn hay căn cứ pháp lý để kết luận hành vi của một người đã đủ cấu thành về nội dung quy phạm của điều luật là một sự xâm phạm nghiêm trọng vào Hiến pháp cũng như mọi nguyên tắc về áp dụng pháp luật, bởi chính các cá nhân giám định đã kết tội các cá nhân thay cho toàn bộ các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này sẽ phá huỷ mọi học thuật pháp lý, phá bỏ Hiến pháp và cả nền luật pháp quốc gia;

2. Về mặt tố tụng: chứng cứ duy nhất để buộc tội các bị cáo là các kết luận giám định về 17 clip. Tuy nhiên, chứng cứ gốc lại không được xem xét, thẩm tra công khai, jhasch quan và toàn diện tại phiên toà, mà chỉ dùng bản chuyển và dịch nội dung các bản video sang bản chữ viết nhưng cắt đoạn, không đầy đủ. Vậy chúng ta đang phải tưởng tượng ra các chứng cứ này để dùng làm căn cứ mà lập luận tại phiên toà này. Vậy làm sao có thể chấp nhận một phiên toà mà ở đó xem thường chứng cứ và các căn cứ về luật pháp rõ ràng đến mức đó? Riêng đối với 3 clip cáo buộc bạn Phúc, có 02 clip mà đã được những người tham gia nhận dạng người quay các clip này là người khác. Còn Clip thứ 3, không có chứng cứ ngay trong kết luận giám định, cũng không có bản chuyển dịch sang chữ viết. Nhưng công tố viên vẫn nhất quyết cáo buộc Phúc vào tội danh này.

Tiếp nữa, về thẩm quyền giám định, Bộ Thông tin và truyền thông không có thẩm quyền giám định các nội dung liên quan đến an ninh thông tin, mà thẩm quyền thuộc về Bộ Công an. Nên không có thẩm quyền thì những gì được tạo lập bởi những cơ quan này sẽ trở nên vô giá trị pháp lý. Mặt khác, các giám định này hỉ dựa vào suy luận bởi ý chí các cá nhân giám định, tức chính họ tạo ra pháp luật và áp đặt mình trên luật pháp. Không thể có một điều lạ lùng như thế trong một nền tố tụng, trong một học thuật và trong một xã hội văn minh.

Riêng với các luận cứ biện hộ của tôi, kiểm sát viên không đối đáp, tranh luận bất kể nội dung nào.

Tôi biện hộ rằng, nếu với tư duy pháp lý và tư duy tố tụng cáo buộc con người một cách bất chấp như thế này thì mỗi chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào. Và nếu vận dụng và duy trì phiên toà theo cách chối bỏ các nghĩa vụ đảm bảo công lý và bảo đảm luật pháp như này thì mọi sự bất công sẽ được thoả mãn. Người dân sẽ mất đi vị thế làm chủ của một quốc gia, và là chủ của một nhà nước.

Bạn trẻ Trần Hoàng Phúc, đã nói rằng, ngày xưa bà Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã được chế độ VNCH xét xử bởi một phiên toà công khai và công bằng như thế nào. Vậy mà giờ đây chúng tôi lại không được nói, không được xét xử công bằng. Các ông cố cáo buộc tôi với những thứ hết sức phi lý? Ngày xưa ông nếu chúng tôi chống lại những tên tham nhũng như Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh thì chúng tôi cũng sẽ mắc tội chống lại nhà nước. Vậy bây giờ thì nhìn xem những gì chúng tôi lên tiếng và chống lại có đúng đắn hay không? Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng nó chứng tỏ rằng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không? Và tôi sẽ tiếp tục chống lại đến khi nào xã hội có dân chủ thì thôi. Bạn Phúc có khóc, vì cảm xúc quá lớn trong một trái tim đầy nhiệt huyết cũng như bị cầm tù trong sự phản kháng ôn hoà, mà theo họ đó là những quyền năng và mục đích hoàn toàn chính đáng của một công dân.

Tôi xin nhắc lại một câu nói mà tôi vẫn hay nói, rằng, nếu con người và luật pháp không được đảm bảo thì mọi sự an ninh đều trở nên vô nghĩa.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Khái niệm “giám định tư pháp tư tưởng của 3 bị cáo” là gì ? Tức là ‘mò kim trong trứng’, tức là công tác ‘chẻ sợi tóc ra làm tư” của ‘lực lượng bạo quyền’ thủ đắc ‘luật rừng man dại XHCN’. Các tù nhân Lương tâm, Nhân quyền ở VN XHCN , trong thực tế chỉ là nạn nhân của những vụ án ‘Văn tự ngục XHCN ” đời mới !

    Thời phong kiến bạo chúa, ‘Văn tự ngục’ là hình thức bị kết án chỉ vì kẻ ấy là tác giả của những dòng văn ,thơ mang ý ‘bất kính, phạm thượng’ hoặc mang tính ‘chế trách, đã kích’ nhà vua , triều đình thời phong kiến . – Nơi quan trường, ‘văn tự ngục’ thường là cái cớ để thanh toán ‘đối thủ chính trị’ hoặc để ‘hãm hai nhau ,tranh giành quyền lực , ân sủng của vua’ … do một lũ cáo chồn chuyện trị ‘chẻ sợi tóc làm tư’, suốt ngày ‘tìm xương trong trứng’ để lấy đó mà suy diễn ‘nâng quan điểm’ mượn gió bẻ măng gán tội chết, tru di…cho người khác. Nạn nhân thường là các quan thanh liêm, có học thức đức độ , không về bè phái với lũ nịnh…
    Còn ở chốn dân gian , “văn tự ngục’ thường là để triệt bỏ , khủng bố đè bẹp những tiếng nói phản biện , phê phán, trái ý triều đình ( vua & nịnh thần) . Nạn nhân tất nhiên là những các sĩ phu, những kẻ ‘học trò’, văn nhân thi sĩ tự do ….tức toàn nhắm vào những kẻ có học ! ( Họ bị tù ngục, sau đó thường là tử hình)

    ‘Văn tự ngục XHCN’ở VN , bắt đầu từ “Nhân Văn Giai Phẩm”…Và bọn ‘thạo nghề’ chẻ chữ làm tư, nâng quan điểm để buộc tội chết cho những ai khác mình …chính là bọn Tố Hữu ( Giai đoạn đầu của”xé rào”, “đổi mới” trong Nam, trên máy bay vào thanh tra theo lệnh Trung ương cục, Tố Hĩu- Con Linh Cẩu ấy đã từng mĩa mai, đe dọa Kiệt :” Chưa đến Tân sơn Nhất đã nghe có mùi Nam Tư”… “ Sáu Dân định làm vua Sài gòn”- Như linh cẩu đánh hơi thấy mùi xác thối, bọn Tố Hữu thâm hiểm độc địa rất đáng ghê rợn ! Đám đảng viên Việt cộng chưa chắc sẽ chết vì Mỹ-Ngụy, nhưng khi va chạm đến bầy linh cẩu như đám Tố Hữu ,cái chết có thể xem như cầm chắc …)

    Từ lâu, ‘độc tài’ tức sẽ gắn kết một cách nhất quán mối thù ‘tự do ngôn luận’. Nhìn vào thái độ ứng xử với ‘Tự do ngôn luận’, với ‘Nhân quyền‘ ở một cá nhân , một cộng đồng, một quốc gia…ta biết ngay ‘mức độ độc tài’ của nó – Và từ đó, có thể dự đoán tốt tình hình Phát triển Kinh tế- Chính trị cũng như An ninh trật tự tiếp đến của nó . Ở tầm quốc gia, đó là một điểm yếu dẫn đến những lợi thế cho các quốc gia khác !

    Việt cộng qua một vài con chữ, đã có thể gọi là ‘bằng chứng’ để hại cả một đời người tài như H. Phúc , tức vẫn phù hợp với chiến lược ‘ khủng bố’ và ‘triệt bỏ thẳng tay đối với, bất kỳ một sự bất mãn ,tiếng nói phản kháng nào,bất kể đúng hay sai ! (Càng nói đúng càng phải triệt hạ nhanh ) . Một một chính quyền lai tạp ‘thực dân & phong kiến’ rừng rú , có bản chất phi nhân như thế, nhà tù khắp nơi chứa đầy nghẹt tù nhân lương tâm như thế, vậy mà vẫn ‘mặt trơ trán bóng’ xuất bản sách về ‘Nhân quyền và Tự do Ngôn luận’ ?

    Nếu VN sau này có Tự do thì, bộ sách dối trá thối tha ấy , nên cùng bị đốt hủy ,cùng lúc với thứ ‘Hiến pháp cương lĩnh đảng’ !

Comments are closed.